Người bệnh sỏi bàng quang nên ăn gì và kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bệnh có thể gây ra là do sự rối loạn trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tình trạng nhanh thuyên giảm hơn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
Tại Việt Nam hiện chiếm một tỷ lệ lớn những người thuộc nhóm bệnh đường tiết niệu. Bệnh sỏi trong bàng quang là tình trạng những mảnh khoáng chất cứng hình thành trong bàng quang. Nguyên nhân gây ra sự hình thành này là do nước tiểu không đào thải khi đi tiểu; lâu dần các nước tiểu cụm lại với nhau, lắng cặn và hình thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.
Vì vậy, một chế độ ăn uống phù hợp, ít các khoáng chất có thể gây lắng cặn và dễ đào thải là một yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh.
Nội dung chính trong bài
Người bị sỏi bàng quang nên ăn gì

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bệnh sẽ được quyết định dựa trên các khuyến cáo mang tính nguyên tắc sau:
- Uống nhiều nước: Khi bị bệnh, bệnh nhân cần tiêu thụ khoảng 3 lít nước hằng ngày để hỗ trợ cơ thể dễ dàng đào thải các độc tố, chất cặn còn trong thận và bàng quang. Quá trình này giúp hạn chế tình trạng các chất cặn kết tủa và hình thành sỏi.
- Dùng chất béo không bão hòa: Chất béo là một chất rất cần thiết cho cơ thể người nhưng cần hạn chế tối đa và nên dùng các chất béo không bão hòa. Những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa có thể kể đến như cá, sữa tách béo, trái cây, rau củ, ngũ cốc, thịt nạc. Người bệnh sỏi bàng quang nên sử dụng những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa rất tốt cho quá trình chữa trị.
- Dùng cá nhiều hơn thịt: Một chế độ ăn giàu đạm hay gọi là protein có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy hạn chế các món ăn giàu protein và tăng các món cá là điều phù hợp nhất với người bệnh.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Nên tăng cường dùng các món rau, trái cây hay ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày. Chất xơ có trong thực vật có rất nhiều tác dụng hữu ích với cơ thể trong đó có làm giảm tính acid trong nước tiểu (acid là điều kiện giúp hình thành sỏi).
Bị sỏi bàng quang kiêng ăn gì
Sau đây là một số nhóm thực phẩm mà người bệnh được khuyến nghị không nên ăn hay ăn quá nhiều, vì nó làm gia tăng nguy cơ bệnh tình tiến triển nặng hơn.

- Không dùng chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa là kẻ thù cơ thể, khi dùng quá nhiều chất béo bão hòa thì các bạn đang để cơ thể mình đối diện với nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch và sỏi ở bàng quang. Các món ăn chứa chất béo bão hòa không nên dùng như món rán, món xào, dầu ăn động vật và những chế phẩm từ sữa.
- Nội tạng động vật: Cần hạn chế và loại bỏ trong thực đơn những món ăn là nội tạng động vật. Vì nội tạng động vật có một lượng lớn chất purin, từ đó làm tăng acid uric trong nước tiểu và dẫn đến hình thành sỏi.
- Các món ăn chứa nhiều đạm: Người bệnh sỏi bàng quang nên kiêng các món ăn chứa nhiều protein vì chúng làm giảm pH và tăng bài tiết canxi trong nước tiểu. Và kết quả của quá trình này là tạo môi trường để hình thành sỏi.
- Thực phẩm giàu vitamin C và acid: Thực phẩm giàu vitamin C khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành oxalate. Khi oxalat và canxi cùng có trong thận quá nhiều sẽ kết hợp lại và hình thành sỏi hoặc tăng sự phát triển của sỏi
- Muối và canxi: Sử dụng muối quá nhiều trong món ăn hàng ngày sẽ làm gia tăng các ion canxi trong cơ thể. Nồng độ canxi cao là điều kiện lý tưởng cho hình thành các loại sỏi tiết niệu.
Chế độ ăn cho người sỏi bàng quang trong 1 tuần
Nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn cho người bị bệnh là hạn chế protein, giảm muối, tăng chất xơ và nhiều nước. Nhóm thức ăn chính trong thực đơn sẽ là các loại rau xanh, củ quả và tinh bột để đảm bảo đủ năng lượng.
- Giảm muối và đạm: lượng muối không quá 6g/ngày, tương đương khoảng 1 thìa cà phê, không dùng các thực phẩm giàu đạm quá nhiều như thịt và nội tạng.
- Cung cấp đủ canxi: canxi cần cho xương nên cần cung được cung cấp đủ nhưng sẽ không quá nhiều, mức canxi phù hợp là khoảng 1000 – 1200 mg/ngày
- Uống đủ nước: Lượng nước cho vào cơ thể phải từ 2 – 3 lít một ngày, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Sỏi bàng quang nên ăn gì và kiêng ăn gì? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp,Dưới đây là thực đơn mẫu có thể áp dụng cho người bệnh trong 7 ngày, tùy từng cá nhân và điều kiện cụ thể mà người bệnh chủ động thay đổi sang các món ăn tương ứng là được.
- Bữa sáng:
Thứ 2 + thứ 5: 1 Cốc sữa đậu/ 1 Cốc sữa không béo, 1 Bát cháo đậu xanh
Thức 3 + thứ 6 + Chủ nhật: 1 Chiếc bánh ngọt 50g + 1 Cốc sữa không béo.
Thứ 4 + thứ 7: Bún riêu/ Phở gà + 1 Cốc sữa đậu

- Bữa trưa cho người bệnh sỏi bàng quang:
Thứ 2 + thứ 5: 2 Bát cơm, 50g thịt nạc, Rau cải luộc, 1 Bát canh.
Thức 3 + thứ 6 + Chủ nhật: 2 Bát cơm, 1 Trứng gà ốp la, Rau salad chấm nước cà chua.
Thứ 4 + thứ 7: 2 Bát cơm, Tôm rang, 1 Bát rau xào, Đậu luộc.
- Bữa chiều:
Thứ 2 + thứ 5: 1 Cốc nước ép trái cây
Thức 3 + thứ 6 + Chủ nhật: 1 Cốc sữa người bệnh sỏi bàng quang nên ăn.
Thứ 4 + thứ 7: 1 hộp sữa chua.
Bữa tối:
Thứ 2 + thứ 5: 2 Bát cơm, 1 Bát rau luộc, 80g Thịt gà rang, 1 Bát canh
Thức 3 + thứ 6 + Chủ nhật: 2 Bát cơm, 70g Cá kho nhạt, 1 Bát rau xào ít mỡ
Thứ 4 + thứ 7: 2 Bát cơm, 50g Thịt nạc, 1 Bát rau luộc.
Một số thực phẩm người bệnh sỏi bàng quang nên ăn có thể sử dụng thường xuyên
- Ngũ cốc: Gạo lứt, hạt lạc, hạt kê, ngô, khoai môn, khoai sọ, củ từ, củ dong…
- Đậu: Đậu xanh, đậu đen, đậu nành.
- Rau: tất cả các loại rau đều có thể dùng
- Trái cây: táo, lê, nho và dưa hấu,
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa tách kem, sữa chua, sữa tươi không đường.
- Thịt, cá và trứng: Thịt nạc, thịt gà, cá ngừ, cá hồi.
Khi điều trị bệnh, dù là với bệnh lý gì thì chế độ ăn vẫn luôn đóng một vai trò không thể thiếu đến hiệu quả điều trị. Với những người bị sỏi bàng quang nên ăn gì và kiêng gì còn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng khi có thể kiểm soát và đẩy lùi bệnh. Vì vậy, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ các khuyến cáo trên để điều trị dứt điểm và tránh tái phát gây suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc thường ngày.