Trong các loại bệnh về sỏi trong hệ bài tiết, sỏi niệu quản chiếm đến 28% số ca mắc bệnh. Thêm vào đó, mức độ nguy hiểm và khả năng gây biến chứng không kém sỏi thận, đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ về loại bệnh này để có thể chọn được các chữa trị phù hợp.
Nội dung chính trong bài
Sỏi niệu quản là gì?
Trước tiên để hiểu sỏi niệu quản là gì, chúng ta phải hình dung được vị trí của bộ phận này nằm ở đâu. Trong cơ thể mỗi người sẽ có 1 túi bàng quang nằm ở trên khoang xương chậu, 2 cầu thận nằm ở 2 bên gần xương sườn. Thận sẽ lọc máu để thải nước và chất cặn bã vào bàng quang, giữa chúng có một ống truyền được gọi là niệu quản.
Chu vi của ống niệu quản khá nhỏ, chỉ dùng để chuyển chất lỏng từ thận truyền xuống. Vì thế khi xuất hiện sỏi niệu quản, chúng sẽ gây cản trở đường đi của nước tiểu, khiến nước tiểu ứ tắc lại. Có một số điểm trên ống niệu quản khá hẹp làm cho sỏi bị tắc, không thể trôi xuống bàng quang. Điều này sẽ ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe của thận.
Dựa vào các điểm hẹp sinh lý, nên tình trạng sỏi niệu quản sẽ được chia làm 3 đoạn là trên-giữa-cuối ống niệu quản. Mỗi một vị trí sỏi ở niệu quản sẽ có độ nguy hiểm và cách điều trị khác nhau.
Nguyên nhân sỏi niệu quản
Cấu trúc của niệu quản gần như thẳng đứng trong cơ thể, không có bể chứa như bàng quang. Vì vậy, bị sỏi niệu quản không phải do ứ hoặc đọng nước tiểu như thận và bàng quang. Qua thống kê, hầu hết các nguyên nhân đều do sỏi từ thận rớt xuống ống niệu quản. Sỏi từ thận rơi xuống có nhiều kích thước và số lượng không giới hạn.
Vì vị trí sỏi kết tinh thường nằm ở trong lòng thận, nơi tiếp giáp với ống niệu quản. Khi sỏi vừa mới hình thành, chúng có kích thước nhỏ như hạt cát. Vì thế các hạt sỏi niệu quản dễ theo nước tiểu từ thận trôi xuống dưới.
Nếu sỏi kết tinh trong thận nhưng có vị trí nằm cách xa đầu ống dẫn. Chúng không bị rớt xuống ngay mà sẽ tăng dần kích thước và từ từ trôi tới niệu quản, thời gian của quá trình này có thể kéo dài vài tháng. Nguyên nhân hình thành sỏi niệu quản do sỏi thận rớt xuống chiếm đến 80% số ca mắc bệnh. Ngoài ra, 20% các ca còn lại là do những yếu tố như sau:
- Dư thừa Canxi: Lượng canxi quá cao có thể gây sỏi ở rất nhiều vị trí, kể cả sỏi niệu quản.
- Ảnh hưởng của các loại bệnh lý nghiêm trọng: Bệnh phình tuyến giáp, lao, giang mai, gout, suy thận,…
- Biến chứng từ phẫu thuật: Một số loại phẫu thuật phức tạp sẽ làm sức khỏe người bệnh có sỏi niệu quản giảm đi trầm trọng. Các hệ tuần hoàn không thực hiện được hết chức năng và làm cho cơ thể dễ mắc bệnh.
- Dị dạng tại niệu quản: Niệu quản bị phình, có vách ngăn,…sẽ tạo điều kiện cho nước tiểu tồn đọng và gây nên bệnh.
Triệu chứng sỏi niệu quản
- Tiểu buốt: Người bệnh bị buốt nhức bộ phận sinh dục khi đi tiểu. Nhất là khi sắp tiểu hết, cơn buốt và đau rát sẽ dồn lên mạnh hơn.
- Sỏi niệu quản gây đau lưng: Tùy vào vị trí sỏi mắc trên đoạn nào của ống dẫn, người bệnh sẽ bị đau đớn tại nơi tương ứng. Triệu chứng này dần lan đến vùng lưng, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau âm ỉ cả ngày. Với những loại sỏi nhỏ, chúng có thể tuột từ từ trong ống niệu quản, người bệnh sỏi niệu quản bị đau lần lượt từ vùng giữa lưng cho đến thắt lưng.
- Đau quặn bụng: Cơn đau do sỏi niệu quản gây ra này xuất phát từ thận, khi các tế bào tại đây bị tổn thương do sỏi ảnh hưởng. Khi sỏi rơi từ thận xuống ống dẫn nước tiểu, chúng gây xước các mô mềm trong thận. Do đó người bệnh sẽ cảm thấy một cơn đau quặn ở bụng trong khoảng 2-3 ngày.
- Đi tiểu ra máu: Sỏi niệu quản làm xước các tế bào niêm mạc trên đường chúng di chuyển. Vì vậy nước tiểu dẫn xuống sẽ mang theo tia máu đỏ. Giai đoạn đầu, người bệnh không thể phát hiện được những tia máu vô cùng nhỏ. Ở trường hợp nặng, bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
- Nước tiểu đổi màu: Sỏi niệu quản gây viêm và nhiễm trùng các tế bào niêm mạc. Từ đó vết thương tiết ra dịch nhầy hoặc mủ làm nước tiểu bị đục bẩn và có màu vàng nâu.
- Sỏi niệu quản gây tiểu dắt: Bạn luôn có cảm giác buồn tiểu cả ngày, nhưng lại không tiểu được hoặc chỉ đi được rất ít. Triệu chứng này sẽ làm người bệnh khó ngủ, mất tập trung, giảm hiệu quả công việc,…
Biến chứng sỏi niệu quản
Trong các loại sỏi trong hệ bài tiết, bệnh sỏi ở niệu quản chiếm tỷ lệ khá cao, điều này cho thấy đây không phải loại bệnh hiếm gặp. Nếu người bệnh tiến hành điều trị sỏi niệu quản từ sớm, các viên sỏi sẽ rất dễ điều trị và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngoài ra, với các loại sỏi có kích thước nhỏ, chúng có thể tự trôi xuống dưới bàng quang.
Ngược lại, khi kích cỡ sỏi lớn sẽ làm ứ tắc nước tiểu và xước ống niệu quản. Nếu tình trạng này càng để lâu, sỏi càng tăng áp suất ứ nước lên cầu thận. Từ đó, người bệnh sỏi niệu quản có thể gặp một số biến chứng như sau:
- Giãn thận: Những viên sỏi niệu quản lớn làm cản trở quá trình bài tiết, trong khi đó cơ thể vẫn đều đặn sản xuất thêm nước tiểu. Điều này làm cho thận bị ứ đọng nặng. Càng ngày áp lực từ nước tồn càng tăng khiến cho đài thận bị giãn.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sỏi niệu quản di chuyển đến đâu sẽ cọ xát và làm xước các tế bào đến đấy. Các vết xước sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập. Từ đó hệ tiết niệu bị nhiễm trùng và dẫn tới viêm.
- Suy thận: Đây là một hệ luỵ của việc sỏi niệu quản phát triển quá lớn. Chúng gây ứ đọng, tăng áp suất do nước tiểu tác động lên thận trong thời gian dài. Ban đầu người bệnh sẽ bị suy thận cấp, sau mộ thời gian ngắn sẽ tiến triển thành suy thận mạn. Loại bệnh này sẽ gây mất chức năng của thận và giảm sức khỏe của người bệnh trầm trọng.
Tán sỏi niệu quản
Khi sỏi không tự rớt xuống bàng quang hoặc việc dùng thuốc để điều trị không hiệu quả, người bệnh sẽ cần dùng đến phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh. Trong đó, phương pháp tán sỏi niệu quản được các bác sĩ ưu tiên nhất để điều trị bệnh.
Tán sỏi sẽ sử dụng một loại máy chuyên dùng trong y khoa để tiếp cận sỏi và loại bỏ chúng. Với loại sỏi có kích thước lớn, các bác sĩ sẽ tán sỏi niệu quản thành từng mảnh nhỏ, sau đó hút hết ra ngoài. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành chụp chiếu thật kỹ để xác định được vị trí sỏi. Sau đó sẽ cho máy tiếp cận vùng điều trị bằng cách nội soi mà không cần phải mổ.
Ưu điểm của tán sỏi niệu quản là ít xâm lấn vào cơ thể, không tạo vết thương hở lớn, không cần phải cắt nhiều lớp thịt, hạn chế va chạm phải các bộ phận khác,…Nhờ đó, sức khoẻ và tuổi thọ của người bệnh sẽ ít bị ảnh hưởng, tránh được rất nhiều biến chứng không mong muốn.
Thêm vào đó, quá trình lành bệnh và lành vết nội soi của người bệnh sỏi niệu quản khá nhanh chóng. Bạn chỉ cần nằm tại viện theo dõi từ 1-2 tuần là có thể hồi phục hoàn toàn.
Tuy nhiên, không phải loại sỏi nào cũng đều dùng đến phương pháp tán sỏi để điều trị. Nếu kích thước sỏi niệu quản lớn, nước tiểu đọng nhiều trên thận hoặc niệu quản đã nhiễm trùng quá nặng thì người bệnh phải cần đến phẫu thuật. Vì vậy, bạn tiến hành điều trị từ sớm, việc chữa bệnh sẽ bớt phức tạp và khả năng sức khoẻ được bảo toàn cao hơn rất nhiều.
Phác đồ điều trị sỏi niệu quản
Phác đồ điều trị sỏi sẽ được chia thành 2 hướng là nội khoa và ngoại khoa. Với các trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, chưa gây biến chứng thì sẽ được điều trị nội khoa. Với trường hợp sỏi niệu quản có kích thước quá to, người bệnh đã bị nhiễm trùng, viêm, suy thận,…sẽ cần dùng ngoại khoa để điều trị. Người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra và tiến hành xét nghiệm thật kỹ để đưa ra hướng chữa trị sỏi ở niệu quản phù hợp.
Điều trị ngoại khoa có 4 phương pháp can thiệp vào sỏi. Bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí sỏi tắc tại đâu trên niệu quản để áp dụng phương pháp phù hợp. Nếu điều trị ngoại khoa, người có sỏi niệu quản phải nhập viện để được chữa trị. Còn lại với điều trị nội khoa, bạn sẽ cần tái khám 1-2 tuần 1 lần để theo dõi chuyển biến của sỏi có tích cực không.
Dù áp dụng theo hướng nào, mục đích của phác đồ điều trị là phải giải quyết dứt điểm tình trạng ứ tắc, lấy hết sỏi ra ngoài, tránh bị suy thận. Ngoài ra, các phương pháp điều trị sỏi niệu quản phải theo tiêu chí ít xâm lấn vào cơ thể người bệnh nhất và nhanh chóng phục hồi chức năng thận.
Điều trị nội khoa bệnh sỏi niệu quản
- Tiến hành xét nghiệm, phân tích thành phần của sỏi.
- Uống nhiều nước để làm mòn sỏi, loãng nước và lợi tiểu.
- Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt dành riêng cho những người bị sỏi. Không được ăn mặn, ăn nhiều chất xơ.
- Dùng thuốc để điều trị các triệu chứng bên ngoài do sỏi niệu quản gây ra như thuốc kháng sinh, thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc tránh phù,…
Điều trị sỏi niệu quản ngoại khoa
- Đầu tiên sẽ dùng thuốc để chữa khỏi các vùng bị nhiễm khuẩn, bị viêm trong niệu quản, sau đó mới lấy sỏi.
- Sỏi ở phần trên niệu quản có thể dùng tán sỏi nội soi, nội soi sau phúc mạc hoặc phẫu thuật để lấy sỏi.
- Sỏi niệu quản giữa sẽ dùng phương pháp nội soi sau phúc mạc hoặc phẫu thuật.
- Sỏi ở phần cuối niệu quản sẽ dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi hoặc phẫu thuật để điều trị.
Hy vọng rằng các thông tin hữu ích về sỏi niệu quản trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bệnh này. Khi phát hiện có triệu chứng bệnh, bạn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, tránh để xảy ra các biến chứng không mong muốn.