Sỏi niệu quản ⅓ trên, ⅓ giữa và ⅓ dưới. Đây là 3 vị trí thường hay xuất hiện sỏi. Khi mắc bệnh thông thường, sỏi sẽ chặn nước tiểu xuống bàng quang gây ứ đọng ở thận. Để tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Sỏi niệu quản 1/3 trên
Trình trạng bệnh trên được xác định là trường hợp sỏi nằm ở đoạn nối giữa bể thận và niệu quản. Tùy thuộc vào độ lớn của sỏi, những ảnh hưởng mà nó gây ra sẽ khác nhau. Nếu ở sỏi có kích thước lớn hoặc số lượng nhiều thì ⅓ trên của niệu quả có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn tiết niệu, tắc nghẽn đường tiết niệu, suy thận,…

Triệu chứng sỏi niệu quản 1/3 trên
Những triệu chứng thường gặp cho thấy bệnh nhân đã mắc sỏi 1/3 niệu quản trên là:
- Đau lưng, đau hông: Nhiều người bệnh chia sẻ dấu hiệu bệnh mà họ thường gặp nhất là những cơn đau từ thắt lưng kéo dài đến bụng dưới và thậm chí là cả khu vực bộ phận sinh dục. Đây là những vị trí chịu ảnh hưởng bởi cơn đau quặn thắt ở thận. Nước tiểu ứ đọng ở thận trong một thời gian dài gây suy giảm chức năng thận và tổn thương các tế bào thận, do đó gây nên những cơn đau này. Những cơn đau lưng và vùng hông có thể xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài nhiều giờ.
- Khó tiểu: Nếu bạn thường xuyên muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu không nhiều (tiểu rắt), rất có thể bạn đã mắc bệnh.
- Tiểu buốt: Sỏi cản trở dòng nước tiểu xuống bàng quang, do đó người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi tiểu. Thêm vào đó, khi viên sỏi gồ ghề tiếp xúc với niêm mạc niệu quản sẽ gây tổn thương và đôi khi dẫn đến chảy máu. Hệ quả là bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên sẽ tiểu buốt (đau rát khi đi tiểu).
- Nước tiểu bất thường: Bệnh có thể gây chảy máu khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng hoặc đỏ. Trong trường hợp sỏi gây nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu bệnh nhân sẽ bị đục, có váng và gây mùi hôi.
- Sốt cao: Ở một số bệnh nhân, sỏi gây nhiều tổn thương dẫn đến nhiễm trùng niêm mạc niệu quản và thận bị nhiễm trùng, điều này sẽ dẫn đến những cơn sốt cao kèm theo cảm giác ớn lạnh.
- Thường xuyên buồn nôn: Khi sỏi có kích thước lớn sẽ dẫn đến tình trạng chèn ép lên những dây thần kinh liên kết đến những cơ quan khác bao gồm hệ tiêu hóa, dẫn đến những triệu chứng như buồn nôn hoặc khó tiêu. Nếu không được kịp thời khắc phục, thận sẽ chịu ảnh hưởng và bị nhiễm trùng bởi tình trạng này.
Sỏi niệu quản 1/3 dưới
Nếu sỏi nằm trong đoạn nối từ niệu quản vào bàng quang, người bệnh sẽ được chẩn đoán sỏi mắc ở 1/3 dưới niệu quản.
Điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới
Tùy thuộc vào kích thước sỏi cũng như tình trạng bệnh, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như:
Điều trị nội khoa:
Đối với những bệnh nhân có sỏi nhỏ (dưới 5mm), các bác sĩ có thể xem xét sử dụng các loại thuốc để loại bỏ sỏi và ngăn ngừa nguy cơ gây biến chứng. Những loại thuốc thường được sử dụng chữa trị bệnh là:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm.
- Thuốc làm giãn tiết niệu.
- Điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới dùng thuốc lợi tiểu.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc điều chỉnh độ pH của nước tiểu.
- Thuốc giảm nồng độ acid uric/ cystine.
Điều trị ngoại khoa:
Khi những biện pháp can thiệp ít xâm lấn không còn mang lại hiệu quả điều trị đối với những bệnh nhân có sỏi lớn, cần thực hiện phẫu thuật loại bỏ sỏi để không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.
Một số hình thức phẫu thuật phổ biến hiện nay bao gồm:
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng ESWL: Sử dụng sóng âm với tần số lớn để tán nhỏ sỏi sau đó những vụn nhỏ này sẽ ra ngoài qua đường tiểu. Phẫu thuật không mang lại hiệu quả cao với những trường hợp sỏi quá lớn.
- Tán sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp nội soi: Sử dụng ống nội soi và tia laser để tán nhỏ và hút sỏi ra ngoài. Phẫu thuật không được khuyến khích với những trường hợp hẹp niệu quản.
- Tán sỏi qua da: Bác sĩ tạo một lỗ hổng nhỏ qua da rồi tiến hành đưa thiết bị vào cơ thể để hủy sỏi. Phẫu thuật này xâm lấn nhiều và có thể gây chảy máu.
- Mổ lấy sỏi: Khi không áp dụng được những biện pháp phẫu thuật ít xâm lấn do sỏi có kích thước quá lớn hoặc trường hợp hẹp niệu quản, bác sĩ buộc phải mổ hở lấy sỏi.
Bệnh án sỏi niệu quản 1/3 dưới
Tùy vào mỗi bệnh nhân và tình trạng bệnh lý của họ mà bệnh án sỏi ở ⅓ niệu quản dưới sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, các bệnh án thường bao gồm những yếu tố cơ bản sau:

- Hành chính
- Lý do nhập viện
- Bệnh sử (tình trạng lúc nhập viện (huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở) và diễn tiến lâm sàng)
- Tiền căn (bản thân và gia đình)
- Lược qua các cơ quan (thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu-sinh dục, cơ xương khớp)
- Khám (tổng trạng và các cơ quan cụ thể)
- Tóm tắt bệnh án sỏi niệu quản 1/3 dưới
- Chẩn đoán sơ bộ
- Chẩn đoán phân biệt
- Biện luận
- Đề nghị cận lâm sàng
- Chẩn đoán xác định
- Hướng điều trị
- Tiên lượng
Sỏi niệu quản 1/3 giữa
Tình trạng sỏi nằm giữa niệu quản ở đoạn bắt chéo qua động mạch chậu. Tỷ lệ sỏi ở vị trí này có thể thoát ra khỏi cơ thể là 46%. Tuy nhiên, đối với những sỏi có kích thước lớn, vẫn có nguy cơ gây biến chứng khôn lường.
Do đó, để giảm thiểu khả năng bị sỏi ở niệu quản, bạn đọc nên áp dụng những biện pháp phòng tránh sau:

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là không mắc các bệnh về thận, bạn cần uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Việc bổ sung lượng nước lọc cần thiết sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình đào thải và hệ thống tiết niệu. Một cách để nhận biết bạn đã uống đủ nước là chú ý đến màu của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt, bạn có thể yên tâm. Màu của nước tiểu càng đậm/ đục, bạn càng cần bổ sung nước cho cơ thể.
- Bổ sung chất xơ và vitamin: Hãy ăn nhiều trái cây và rau củ để bổ sung chất xơ, vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Giảm nguồn đạm động vật: Thay vì sử dụng những loại thịt đỏ và nội tạng động vật, hãy cung cấp protein cho cơ thể thông qua các loại hạt, trứng, sữa,…
- Không ăn mặn: Để phòng tránh sỏi niệu quản 1/3 giữa, bạn không ăn quá 2.3g muối mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho thận của bạn. Bên cạnh đó, hãy hạn chế những loại thực phẩm đóng hộp và những món ăn nêm nếm quá nhiều gia vị.
- Bổ sung lượng canxi vừa đủ: Trung bình mỗi ngày một người cần từ 800-1200mg canxi cho một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Tuy nhiên không nên vượt quá hàm lượng này để hạn chế khả năng tạo sỏi trong thận hoặc niệu quản. Ngoài ra, hãy hạn chế những thực phẩm chứa canxi oxalat như các loại đậu, cà chua, cà rốt, cà tím, khoai lang, quả bí,…
- Không sử dụng chất kích thích: Để bảo vệ cơ thể, hãy tránh xa những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… chúng cũng là những nguyên nhân gây rất nhiều vấn đề về sức khỏe chứ không chỉ sỏi ở niệu quản.
- Kiểm soát cân nặng: Một trong những nguyên nhân gây sỏi là thừa cân và các bệnh lý liên quan. Do đó, hãy đảm bảo duy trì cơ thể ở trạng thái linh hoạt, khỏe khoắn với chỉ số BMI ở mức cho phép.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc của độc giả về sỏi niệu quản ⅓ trên, ⅓ giữa và ⅓ dưới và những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!