Sỏi niệu quản 10mm có gây nguy hiểm không và cách chữa trị của nó là như thế nào? Là những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm Nếu các bạn muốn biết câu trả lời thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Nội dung chính trong bài
Sỏi niệu quản 5, 6mm
Sỏi 5, 6mm trong niệu quả là sỏi có kích thước 5, 6mm được hình thành ở thận, sau đó di chuyển xuống dưới niệu quản rồi dừng lại ở niệu quản. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chúng ta không điều trị kịp thời.
Một vài triệu chứng khi bị bệnh mà các bạn nên biết:
- Với kích thước sỏi nhỏ 5, 6mm thì bạn sẽ bị đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng rồi lan dần xuống bụng dưới. Đối với nam giới thì những cơn đau sẽ xuất hiện nhiều ở vùng tinh hoàn và có thể đau kéo dài hàng phút, hàng giờ.
- Đái máu: Khi sỏi nằm ở niệu quản sẽ gây ra những tổn thương ở niệu quản và dẫn đến bị chảy máu. Vì thế khi bạn đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu hồng. Tùy vào tình trạng tổn thương của niệu quản mà nước tiểu có màu hồng đậm hay là hồng nhạt.
- Đái buốt, đái rắt: Khi mà đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn thì mỗi lần người bệnh đi tiểu sẽ bị đau và buốt, không những thế nước tiểu còn có màu trắng đục.
- Buồn nôn, nôn mửa: Không những gây ra các cơn đau sỏi niệu quản 5mm, 6mm còn chèn ép lên một vài dây thần kinh liên kết với đường tiêu hóa khiến cho người bệnh nôn nao trong người và có biểu hiện nôn mửa, chướng bụng.
Nguyên nhân gây ra bệnh cần chú ý:
- Sỏi được hình thành khi nồng độ các khoáng chất như canxi, cystine, oxalat tăng cao.
- Bạn không có chế độ ăn khoa học và hợp lý, không có sự cân đối giữa những thực phẩm giàu canxi hay oxalat hoặc là thừa đạm động vật, lạm dụng quá nhiều chất kích thích…
- Uống quá nhiều trà đá cũng là nguyên nhân hình thành nên sỏi niệu quản 5mm, 6mm vì trong trà đá có chứa hàm lượng oxalate cao.
- Khi chúng ta uống quá ít nước sẽ khiến cho sỏi được hình thành và bị rơi xuống niệu quản, đồng thời khi đó nước tiểu sẽ bị cô đặc và tạo điều kiện cho khoáng chất lắng đọng.
Sỏi niệu quản 10, 12mm
Sỏi 10, 12mm trong niệu quản cũng có những triệu chứng bệnh như vậy. Thế nhưng sỏi 10, 12mm có kích thước sỏi to nên khiến cho người bệnh bị đau dữ dội hơn và còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng mà bệnh lý này gây ra:
Xem thêm: Sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 dưới, 1/3 giữa và cách xử lý theo bệnh án
- Viên sỏi có kích thước 10, 12mm là một viên sỏi lớn góc cạnh sắc nhọn nên sẽ gây rách xước đường niệu quản khiến cho các mô bị chảy máu.
- Với viên sỏi có kích thước lớn như vậy nếu nằm ở niệu quản quá lâu sẽ làm tắc đường dẫn nước tiểu sẽ dẫn đến tình trạng ứ nước ở niệu quản và thận phía trên viên sỏi. Nếu như niệu quản bị tắc nghẽn hoàn toàn thì bể thận sẽ bị giãn to ra và sau 6 tuần nhu mô của thận sẽ không có khả năng phục hồi nữa.
- Khi các viên sỏi làm tổn thương các niêm mạc của đường niệu quản sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển với những biểu hiện như sốt cao, rét… gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Nếu sỏi niệu quản 10mm không được phẫu thuật loại bỏ ra khỏi cơ thể sẽ dẫn tới để thận bị ứ nước quá lâu sẽ khiến cho các đài – bể thận sẽ bị giãn ra hết cỡ và không còn khả năng đàn hồi được. Tình trạng ứ nước ở viêm niệu quản và viêm niệu quản bị kéo dài cũng là cơ hội thuận lợi để dẫn vi khuẩn lên thận gây viêm bể thận cấp. Khi viêm bể thận cấp tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng viêm mạn. Nếu như những tình trạng này cứ kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của thận.
- Khi những viên sỏi gây tắc hoàn toàn đường dẫn tiểu của cả 2 bên niệu quản thì gây nên bệnh suy thận cấp. Đây là một trong những biến chứng cần có biện pháp phòng ngừa sớm nhất. Vì nếu bị suy thận nặng các bạn cần phải chạy thận nhân tạo hoặc là thay thận để duy trì được sự sống.
Cách xử lý với sỏi niệu quản 5, 6, 10, 12mm
Tùy vào kích thước của từng viên sỏi các bác sĩ sẽ đưa ra cho chúng ta những phương pháp chữa trị khác nhau. Dưới đây là một vài phương pháp xử lý sỏi trong niệu quản:
Sỏi niệu quản 5mm, 6mm
- Vì sỏi có nguy cơ gây phá hủy thận nhanh nên cần được loại bỏ ngay từ khi sỏi còn nhỏ. Với những loại sỏi có kích thước 5,6 mm là sỏi nhẵn, bờ rõ nét nên có khả năng theo dõi được. Sử dụng phương pháp điều trị nội khoa để xử lý.
- Phương pháp này được thực hiện bằng cách tạo điều kiện để sỏi di chuyển ra ngoài một cách tự nhiên bằng cách trong cơn đau cho người bệnh uống nhiều nước hoặc có thể truyền dịch mặn, ngọt đẳng trương.
- Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng chất ức chế thụ thể adrenergic giúp làm giãn cơ trơn niệu quản để sỏi thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Dùng cách này thì sỏi bị tống ra ngoài khoảng 65%.
Sỏi niệu quản 10mm, 12mm
Đối với sỏi có kích thước 10, 12mm có kích thước lớn nên không thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa được mà cần những phương pháp như sau:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phương pháp điều trị sỏi hiệu quả được nhiều người lựa chọn vì nó ít gây đau đớn và thời gian hồi phục nhanh. Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một dạng sóng xung kích để làm vỡ các sỏi to thành các viên sỏi nhỏ sau đó cho những mảnh sỏi nhỏ thoát ra bằng đường nước tiểu. Sỏi niệu quản 10mm cần phải được thực hiện điều trị ngay để tránh những biến chúng nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh.
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này khi thực hiện sẽ giúp người bệnh không để lại sẹo, thời gian phục hồi nhanh. Cách thức thực hiện như sau: Dùng một ống nội soi nhỏ đưa qua lỗ tiểu rồi đưa vào niệu quản để tiếp cận với viên sỏi. Sau đó dùng laser bắn vỡ những viên sỏi to, những mảnh vỡ sẽ được hút ra bằng ống nội soi
Bài viết này đã giúp cho các bạn trả lời được câu hỏi sỏi niệu quản 10mm có gây nguy hiểm không, và bổ sung cho các bạn những thông tin khác về bệnh lý. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.