Sỏi thận là gì? Triệu chứng và dấu hiệu bệnh ở nam và nữ có gì khác nhau? Làm thế nào để chữa bệnh dứt điểm? Đây đều là những vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm hiện nay. Nhằm giúp người bệnh có hiểu rõ hơn về các nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách chữa trị,… chúng tôi xin chia sẻ bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Sỏi thận là gì?
Thận hoạt động theo cơ chế lọc và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể con người. Trong quá trình đó, một số khoáng chất và muối mặn không thể giải thoát được, lắng đọng lại bên trong thận. Từ đó, hình thành các tinh thể rắn, gọi là tinh thể Canxi. Khi nồng độ chất khoáng tăng cao và lượng nước tiểu suy giảm, nhưng tinh thể này tạo thành sỏi thận.
Những viên sỏi này có thể lớn hoặc nhỏ tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh sỏi thận nhẹ có thể loại bỏ chúng bằng cách đi tiểu. Tuy nhiên, khi các viên sỏi biến dạng thô to, chúng sẽ gây tổn thương đường tiết niệu qua quá trình di chuyển và va chạm. Điều này có thể dẫn đến sự tắc nghẽn đường tiểu, làm suy giảm chức năng thận.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sỏi thận đang dần trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi, ngành nghề. Tỷ lệ mắc bệnh này ở nam giới tương đối cao hơn so với nữ giới. Đặc biệt, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:
- Những người bị tăng cân, béo phì.
- Những người bị sỏi thận cao là người tiêu thụ nhiều muối, protein, đường.
- Những người bị ảnh hưởng bởi các ca phẫu thuật và tác dụng phụ của thuốc tây.
- Những người sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể thiếu nước.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Bệnh lý này ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình bài tiết, tại bất kỳ các bộ phận trải dài từ thận đến bàng quang. Từ đó, làm suy giảm tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bị sỏi thận. Để biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, các bạn nên dựa vào thời điểm phát hiện bệnh và kích thước viên sỏi.
Căn cứ vào các hình ảnh chẩn đoán từ bác sĩ, người bệnh có thể nhận biết được hình dáng và kích thước của viên sỏi. Khi bệnh vừa khởi phát, viên sỏi còn khá nhỏ không gây nguy hiểm lớn cho bệnh nhân. Nhưng khi sỏi thận diễn biến sang giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh có thể phát sinh nhiều biến chứng nặng nề. Cụ thể:
- Suy thận cấp, mạn tính: Khi nước tiểu bị ứ đọng bên trong thận, gây tổn thương các lớp mô thận, dẫn đến bệnh suy thận.
- Viêm đường tiết niệu: Sỏi thận có kích thước lớn sẽ ma sát vào thành đường tiết niệu, gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Tắc nghẽn đường dẫn tiểu: Trong quá trình bài tiết, sỏi thận sẽ xuôi theo dòng chảy của nước tiểu rồi đi qua niệu đạo, niệu quản, khiến đường tiết niệu bị tắc nghẽn.
- Sỏi thận có thể gây bể thận: Tình trạng này tương đối nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Khi triệu chứng ứ nước đi kèm nhiễm trùng sẽ khiến thận bị áp lực quá độ, gây vỡ thận.
Nguyên nhân sỏi thận
- Lạm dụng thuốc tây: Nhiều người nguy cơ bị sỏi thận cao do có thói quen tự ý mua thuốc bên ngoài về uống, không được sự đồng ý từ bác sĩ. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc kháng sinh như Penicillin, Cephalosporin,… có thể làm suy giảm chức năng thận, tăng khả năng mắc bệnh.
- Nguyên nhân bệnh sỏi thận do uống nước ít: Khi người bệnh không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ khiến thận không đủ điều kiện để thực hiện chức năng lọc và đào thải chất độc. Vì thế, khiến nồng độ nước tiểu trở nên đậm đặc, dễ bị bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Việc người bệnh bị sỏi thận có thể do ăn quá nhiều thức ăn mặn, nhiều dầu mỡ, khiến thận phải hoạt động quá sức. Trường hợp các chất khoáng còn lắng đọng là điều kiện thuận lợi để thận tạo sỏi.
- Nguyên nhân sỏi thận do nhịn tiểu: Nhịn tiểu sẽ khiến các nước tiểu bị ứ đọng trong thận, lưu lại nhiều chất khoáng không thể tiêu hủy được. Lâu ngày, lượng chất độc này tích tụ lại, hình thành các tinh thể rắn.
- Do các bệnh lý: Người bệnh bị u xơ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt,.. có khả năng mắc bệnh sỏi thận cao hơn người khác.
- Bị sỏi thận do thường xuyên mất ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo các tế bào cơ thể. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ tiến hành chức năng tự tạo mới tế bào, làm lành vết thương. Nếu bạn bị mất ngủ dài ngày.
- Sỏi thận do bỏ bữa sáng: Khi người bệnh nhịn ăn sáng, các dịch mật không có thức ăn để tiêu hóa, khiến chúng bị tích tụ trong đường ruột.
Triệu chứng và dấu hiệu sỏi thận
Dấu hiệu sỏi thận ở Nữ
- Đau buốt: Người bệnh rất khó chịu khi đi vệ sinh và có cảm giác đau buốt ở đầu ống dẫn nước tiểu. Lúc gần tiểu xong, cơn buốt sẽ càng xuất hiện nặng hơn.
- Đau bụng: Người bệnh sỏi thận sẽ bị đau bụng dưới, cơn đau âm ỉ cả ngày, thỉnh thoảng cảm thấy có một cơn đau quặn bụng trong thời gian ngắn rồi thôi.
- Màu nước tiểu bất thường: Nước tiểu có màu đậm hơn bình thường, có thể xuất hiện vài tia máu tươi.
- Tiểu mót: Người bệnh sỏi thận đi vệ sinh vài chục lần 1 ngày, nhưng chỉ ra được ít nước tiểu hoặc không đi được gì.
- Buồn nôn: Cơ thể yếu đi, dễ choáng và buồn nôn nếu phải vận động mạnh.
Dấu hiệu sỏi thận ở Nam
- Đau lưng: Thận bị tổn thương gây nên cảm giác vô cùng đau buốt tại bộ phận này. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sỏi thận sẽ cảm thấy rõ những cơn đau ở lưng, có vị trí cao hơn thắt lưng khoảng 3cm. Thêm vào đó, cơn đau có thể lan ra xương sườn.
- Ớn lạnh: Sỏi thận làm cho đường tiết niệu tổn thương, vì vậy bạn sẽ luôn có cảm giác sợ lạnh, rùng mình.
- Tiểu dắt: Bạn sẽ buồn tiểu cả ngày, mặc dù mỗi lần đi vệ sinh chỉ đi được rất ít.
- Nước tiểu màu vàng nâu: Nguyên nhân gây ra dấu hiệu bệnh sỏi thận này là do các bộ phận trong hệ bài tiết nhiễm trùng, cộng thêm việc thận không thể lọc hết chất bã thừa.
- Dấu hiệu bệnh sỏi thận gây đau dương vật: Nam giới có đường ống dẫn tinh và ống nước tiểu nhập thành một. Vì vậy họ sẽ cảm thấy buốt toàn bộ đường ống dẫn nước tiểu theo chiều dài của dương vật.
Cách chữa trị sỏi thận
Điều trị bệnh sỏi thận bằng nội khoa
Trước tiên, người bệnh sẽ được các bác sĩ cho điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc uống. Sau một thời gian theo dõi, nếu tình hình không được cải thiện thì mới sử dụng đến các phương pháp điều trị sỏi thận ngoại khoa.
Việc dùng thuốc điều trị, bạn có thể lựa chọn dòng thuốc Tây y hoặc Đông y. Với dòng thuốc Tây y, người bệnh sẽ được sử dụng cùng lúc nhiều nhóm thuốc khác nhau. Các nhóm thuốc sử dụng cho người bệnh sỏi thận ấy bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc làm tiêu sỏi, thuốc lợi tiểu,…
Thuốc Tây có ưu điểm là giảm các triệu chứng rất nhanh chóng, giúp người bệnh được thoát khỏi tình trạng buốt, mót tiểu,… Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, chóng mặt, dị ứng,… Vì vậy, không phải đối tượng bị sỏi thận nào cũng có thể sử dụng dòng thuốc Tây y để điều trị.
Thuốc Đông y được làm từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, vì thế chúng sẽ giải quyết được các vấn đề trên. Các đối tượng nhạy cảm như người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ,… đều có thể sử dụng được. Ngoài ra, ưu điểm của thuốc là trị sỏi thận tận gốc vấn đề và ngăn không cho bệnh tái phát.
Nhược điểm duy nhất của các bài thuốc Đông y trong việc chữa bệnh sỏi thận là có tác dụng hơi chậm. Thuốc sẽ thích hợp điều trị với những người có mức độ bệnh vừa và nhẹ.
Điều trị sỏi thận ngoại khoa
Như đã nói ở trên, nếu dùng thuốc không hiệu quả người bệnh sẽ được tiến hành điều trị bằng ngoại khoa. Nếu kích thước sỏi lớn hơn 25mm hoặc đã gây ra nhiều biến chứng thì việc dùng thuốc không thể điều trị sỏi thận kịp thời. Hiện nay đang có 2 phương pháp điều trị ngoại khoa thường được sử dụng nhất là tán sỏi và phẫu thuật.
Nếu kích thước sỏi không quá to, các bác sĩ sẽ ưu tiên dùng cách tán tỏi thành nhiều mảnh vụ và hút ra bên ngoài bằng đường ống chuyên dụng. Một số trường hợp sỏi thận quá nhỏ, bác sĩ không cần phải tán mà sẽ hút nguyên hòn sỏi ra ngoài. Cách tán sỏi chỉ cần nội soi dưới da, không xâm lấn nhiều như phẫu thuật. Nhờ đó người bệnh sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe trong thời gian ngắn.
Phẫu thuật sẽ là phương pháp cuối cùng được bác sĩ cân nhắc lựa chọn khi chữa trị sỏi thận. Áp dụng với những trường hợp kích thước sỏi quá lớn hoặc số lượng quá nhiều, không thể dùng đến kỹ thuật tán sỏi. Phương pháp phẫu thuật sẽ cần tạo một vết thương hở để có thể tiếp cận vào bên trong thận. Vì vậy, thời gian để lành bệnh khá lâu, người bệnh cần phải nằm tại viện khoảng 1-2 tuần để theo dõi.
Sỏi thận không khó chữa nếu được điều trị từ sớm, vì vậy bạn cần xử lý ngay nếu phát hiện có triệu chứng trên cơ thể. Điều này giúp rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí và hạn chế gặp phải các biến chứng nguy hiểm.