Sỏi thận rơi xuống bàng quang là lý do chính khiến cho bàng quang bị tổn thương. Nếu không điều trị sớm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn hãy đọc ngay bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Sỏi thận rơi xuống bàng quang là như thế nào?
Tình trạng này được hiểu là các khối có chứa các chất khoáng tụ đọng lại trong nước tiểu được hình thành ở ngay bàng quang. Hoặc sỏi ở thận rơi xuống dưới bàng quang và bị kẹt lại ở đó, không đi ra ngoài được.
Khi bạn đi tiểu mà nước tiểu trong bàng quang không được cho hết ra ngoài thì số nước tiểu còn sót lại sẽ kết tụ tạo thành những tinh thể khoáng chất và đó chính là sỏi.
Sỏi ở bàng quang tồn tại dưới nhiều dạng, kích thước to nhỏ khác nhau, đôi khi chỉ là 1 viên sỏi nhưng đôi khi lại là nhiều viên sỏi. Kích thước của viên sỏi nhỏ thì bằng hạt ngô, to hơn chút thì bằng đốt ngón tay, to hơn nữa thì bằng quả trứng, thậm chí có trường hợp viên sỏi còn to hơn quả trứng. Sỏi tích tụ lâu ngày trong bàng quang sẽ gây ra các triệu chứng đau, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân.
Trường hợp sỏi ở thận rơi xuống bàng quang hay còn gọi là sỏi bàng quang xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau ở cả nam và nữ. Theo thống kê thì nam giới dễ mắc hơn nữ giới bởi đặc điểm niệu đạo nam giới, đặc biệt là nam giới trên 50 tuổi phổ biến hơn cả. Bệnh còn xảy ra ở những người bị sỏi niệu quản, những người có chế độ ăn uống thất thường, không khoa học.Sỏi thận rơi xuống bàng quang không dễ phát hiện bởi triệu chứng của nó thường mập mờ, khiến cho người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như u bàng quang, lao bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến…
Sỏi từ thận rơi xuống bàng quang từ khi còn nhỏ thì rất khó nhận biết, thậm chí là đến khi người bệnh đi kiểm tra sức khỏe, chụp X-quang mới phát hiện ra.Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm nhận được những bất thường của cơ thể. Vậy nên, nếu cảm thấy sức khỏe đang có vấn đề thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì, bệnh nếu phát hiện sớm từ khi mới hình thành thì sẽ dễ điều trị hơn là sỏi đã hình thành lâu.
Cách nhận biết sỏi thận rơi xuống bàng quang
Một số cách nhận biết sỏi ở thận rơi xuống bàng quang gồm:
- Bệnh nhân muốn đi tiểu nhưng đi nhiều lần trong ngày và mỗi lần đi lại rất ít (đây còn gọi là tình trạng đái rắt), đặc biệt là vào ban ngày khi người bệnh đi lại, vận động nhiều.
- Bệnh nhân đi tiểu ngắt quãng, không liên tục, đây là triệu chứng báo hiệu bệnh về thận.
- Nước tiểu thường có mùi hôi và màu đục lạ do tích mủ, có trường hợp còn có lẫn cả máu.
- Nhiều trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn kèm theo sốt nhẹ cũng là dấu hiệu chứng tỏ có sỏi thận rơi xuống bàng quang.
- Khi đi tiểu, người bệnh có cảm giác tiểu buốt kèm theo đau vùng bụng dưới.
Xem thêm: Người bị sỏi bàng quang nên ăn gì, kiêng ăn gì và thực đơn tốt nhất
Khi thấy một trong các hiện tượng trên thì bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh hiện tại một cách chính xác. Với những cách nhận biết trên, chúng tôi mong rằng bạn sẽ sớm phát hiện ra sự bất thường của cơ thể, tránh trường hợp phát hiện sỏi rơi xuống bàng quang muộn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Sỏi thận rơi xuống bàng quang có thể dẫn tới bệnh viêm thận và suy thận. Các độc tố tồn tại lâu trong bàng quang tác động ngược lên thận khiến chức năng của thận bị suy giảm và nhiễm khuẩn.
- Ảnh hưởng xấu tới bàng quang: khi các viên sỏi cọ xát liên tục vào niêm mạc sẽ gây ra viêm bàng quang, khiến cho bộ phận này bị nhiễm khuẩn hoặc chảy máu, để lâu sẽ dẫn tới bệnh viêm bàng quang mạn tính, nặng hơn là bị teo bàng quang.
- Rò bàng quang: khi bị rò bàng quang, nước tiểu sẽ chảy qua phần âm đạo rồi đi qua hậu môn gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiễm khuẩn bàng quang.
Sỏi thận rơi xuống bàng quang phải làm sao?
Những viên sỏi rơi xuống bàng quang phần lớn là sỏi nhỏ. Khi những viên sỏi này rơi xuống bàng quang sẽ bị ứ đọng lại và lâu dần trở thành sỏi bàng quang.
Khi sỏi thận rơi xuống bàng quang thì tùy trường hợp mà người bệnh có thể áp dụng biện pháp tương ứng:
- Nếu viên sỏi còn nhỏ và phát hiện được sớm thì cách điều trị rất đơn giản, chỉ cần tác động từ bên ngoài bằng cách uống các loại thuốc giảm đau, chống viêm và làm giãn các cơ để sỏi được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Nếu viên sỏi đã quá to thì người bệnh cần áp dụng phương pháp tán sỏi, tức là làm cho các viên sỏi to trở nên nhỏ hơn. Sau đó, bệnh nhân lại áp dụng biện pháp tác động từ bên ngoài để những sỏi nhỏ tự đào thải ra.
- Trường hợp mà không thể áp dụng 2 phương pháp trên thì người bị sỏi thận rơi xuống bàng quang cần phải phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài.
Ngoài những biện pháp trên thì người bệnh nên phòng ngừa và điều trị bệnh bằng cách:
- Uống nhiều nước: Như chúng ta đều biết, cơ thể mỗi người có tới 70-80% là nước, vì vậy, nước có vai trò rất quan trọng giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Nhất là với những người mắc bệnh về thận thì việc uống nước lại càng cần thiết. Khi uống nhiều nước thì cơ thể cần đi tiểu nhiều, từ đó các chất cặn bã tích tụ ở bàng quang sẽ được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất là 2 lít nước.
- Ăn nhiều rau củ, trái cây: Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi bởi vì đây đều là những thực phẩm chứa nhiều khoáng chất cần thiết giúp đẩy nhanh quá trình bài trừ sỏi tránh sỏi thận rơi xuống bàng quang cần bổ sung chế độ ăn đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý và có kế hoạch học tập cũng như làm việc khoa học.
- Người bệnh nên tập luyện thể dục, vận động hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Khi sức khỏe tốt thì tình trạng bệnh sẽ mau chóng được cải thiện hơn.
Đó là những chia sẻ về triệu chứng sỏi thận rơi xuống bàng quang. Mong rằng các bạn sẽ nắm được những dấu hiệu nhận biết bệnh sớm để có phương án xử lý kịp thời.