Suy thận giai đoạn cuối có chữa được không, liệu sống được bao lâu là những câu hỏi phổ biến nhất của các bệnh nhân ở trong giai đoạn này. Cùng bài viết tìm hiểu và giải đáp chi tiết về các câu hỏi này.
Nội dung chính trong bài
Suy thận giai đoạn cuối có chữa được không?
Bệnh nhân giai đoạn cuối sẽ phải thực hiện các phương pháp điều trị bệnh phù hợp để lọc máu và đào thải chất độc thay chức năng của cầu thận. Hiện nay, nền y học có những phương pháp điều trị để kéo dài tuổi thọ có thể kể đến dưới đây. Vì vậy có thể nói để chữa bệnh được khỏi hoàn toàn là điều rất khó, nhưng kéo dài sự sống thì có thể thực hiện được.
- Chạy thận nhân tạo
Đây là phương pháp chữa suy thận giai đoạn cuối phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh thường phải sử dụng máy chạy thận từ 2 – 3 lần để lọc máu và đào thải chất độc thay cho chức năng của thận.
Mỗi lần máy lọc máu sẽ mất khoảng 4 – 5 tiếng thì mới được đưa vào trong người bệnh. Nếu được duy trì đều đặn thì người bệnh sẽ có thể kéo dài thời gian sống từ 5 – 7 năm.
- Ghép thận
Khi biện pháp chạy thận nhân tạo không tương thích thì người bệnh suy thận giai đoạn cuối buộc phải được thay thế bằng một quả thận khác. Quả thận được ghép vào cơ thể người bệnh phải tương thích và có thể hoạt động được sau khi phẫu thuật. Đa phần, thận ghép cho bệnh nhân đều được lấy của người thân.
- Lọc màng bụng
Đây là một phương pháp khá đơn giản được được các bác sĩ áp dụng vào phần màng bụng có chức năng hòa tan các chất đi qua màng lọc. Bác sĩ sẽ đưa một phần dung dịch thẩm phân vào màng lọc bằng ống Tenckhoff. Khi tháo ống ra ngoài thì các chất độc trong máu sẽ ra theo.
Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ở giai đoạn này chức năng của thận suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy mà khả năng lọc máu của thận ở giai đoạn này chỉ còn 15ml/phút. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh phải đối chọi với các biến chứng như cơ thể bị phù nề, nhịp tim bị thay đổi và sức khỏe giảm đi rõ rệt. Vậy nên, muốn biết người bệnh giai đoạn cuối sống được bao lâu chúng ta dựa vào các chỉ số sau đây.
- Thể trạng của người bệnh
Sức đề kháng và thể trạng của người bệnh là yếu tố đầu tiên quyết định người suy thận giai đoạn cuối sẽ sống được bao lâu. Thông thường ở giai đoạn này, người bệnh sẽ bị mất cân bằng của các nguyên tố vi lượng như kali, magie…
Tình trạng dư thừa các chất này sẽ khiến giảm sức đề kháng, tim bị tổn thương, đập lệch nhịp, thậm chí là ngừng đập. Nếu tình trạng này kéo dài mà không khắc phục thì bệnh nhân chỉ sống thêm được khoảng 15 – 18 tháng.
- Phụ thuộc vào phương pháp điều trị
Những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thường không có sức khỏe tốt thì sẽ phải dùng biện pháp chạy thận nhân tạo hay ghép thận. Duy trì biện pháp này thì bệnh nhân có thể sống trong khoảng vài năm kể từ khi bệnh trở nặng.
Các yếu tố này sẽ là lá bài quyết định tuổi thọ của người bệnh được bao lâu? Điều quan trọng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân là tinh thần cần lạc quan. Bên cạnh đó thì việc nghiêm túc thực hiện theo pháp đồ điều trị bệnh thì sức khỏe của bệnh nhân cũng được nâng cao.
Đồ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối
Thận bị suy yếu ở giai đoạn cuối gần như không còn khả năng để lọc máu và đào thải chất độc. Trong thời điểm này, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe. Vậy suy thận nên ăn gì ở giai đoạn cuối? Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh cần chú ý.
- Súp lơ
Súp lơ là một loại rau xanh thuộc họ cải, bao gồm súp lơ xanh và súp lơ trắng. Trong cây súp lơ có rất nhiều các Vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin C, K và B folate.
Suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất? Trong thành phần của súp lơ cũng có chứa các thành phần indoles chống viêm, đây là nguồn chất xơ vô cùng tốt. Trong 130g súp lơ khi được nấu chín gồm:
– Natri: 20mg.
– Kali: 175mg.
– Phốt pho: 41mg.
- Dầu oliu
Đây là thực phẩm tốt cho người bệnh suy thận cấp độ 5 và hoàn toàn không chứa phốt pho. Ngoài ra, dầu ô liu rất giàu calo nhưng lại không có các cholesterol gây hại. Thành phần dinh dưỡng có trong 30g dầu oliu gồm:
– Natri: 0,7mg.
– Kali: 0,2mg.
– Phốt pho: 0mg.
- Ức gà bỏ hết da
Như chúng ta đã biết những bệnh nhân đang mắc bệnh giai đoạn cuối cần phải hạn chế tối đa lượng Protein được nạp vào cơ thể. Và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chất đạm. Lưu ý: Hạn chế các chất kali, natri, phốt pho.
Suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì? Ức gà là một thực phẩm không thể tốt hơn. Bởi trong ức gà có rất nhiều đạm nhưng lại rất ít kali, natri, phốt pho. Khi chọn ức gà cho bữa ăn, người bệnh cần bỏ hết da. Đồng thời cho gà tươi, không nên chọn gà chế biến sẵn hay gà đông lạnh vì loại này chứa nhiều muối và phốt pho. Thành phần dinh dưỡng 90g ức gà bỏ da gồm:
– Natri: 64 mg
– Kali: 217 mg
– Phốt pho: 193 mg
- Ớt chuông
Ớt chuông – Thực phẩm tốt cho người suy thận giai đoạn cuối. Có lẽ nhiều nhiều người nghĩ ớt chuông chỉ làm tăng tính thẩm mĩ cho món ăn. Nhưng theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng ớt chuông chứa 1 lượng lớn các chất dinh dưỡng nhưng lại khác ít kali so với nhiều loại rau xanh khác.
Ngoài ra, còn có rất nhiều Vitamin C giúp chống lại lão hóa. Ví dụ với 1 quả ớt chuông có trong lượng 80g sẽ cung cấp gấp rưỡi Vitamin C cần có cho 1 người bình thường. Ngoài ra còn có rất nhiều Vitamin A cho những bệnh nhân bệnh giai đoạn cuối. Thành phần dinh dưỡng của 80g ớt chuông gồm:
– Natri: 3 mg
– Kali: 156 mg
– Phốt pho: 19 mg
- Lòng trắng trứng
Những người bệnh suy thận độ 5 hay giai đoạn cuối nên ăn gì? Bạn có thể ăn lòng trắng trứng bởi lòng trắng trứng sẽ cung cấp một nguồn protein an toàn với thận.
Lòng trắng trứng là một lựa chọn an toàn và thích hợp cho những người phải trải qua quá trình chạy thận nhân tạo. Do có nhu cầu protein cao nhưng cần phải hạn chế phốt pho.
Hai lòng trắng trứng (66g) chứa:
– Natri: 110mg
– Kali: 108mg
– Phốt pho: 10mg
Bạn đọc vừa theo dõi bài viết suy thận giai đoạn cuối có chữa được không, sống được bao lâu và đồ ăn phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin cũng như biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.