Sử dụng cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Vậy bạn đã nằm lòng cách ứng dụng loại lá này hay chưa? Mời bạn đón đọc những thông tin hữu ích từ bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Thầu dầu tía có tác dụng gì?
Cây thầu dầu tía (tên gọi khác là cây đu đủ tía) là loại cây nhỏ, chiều cao tầm 4-5 mét. Loại cây này có màu tím tía khá lạ mắt. Các cành non của cây có phần trắng, vỏ có màu sắc khác nhau. Lá lớn tương tự lá cây đu đủ, mép lá có răng cưa, cuống khá dài. Loại quả của cây này có màu lục, gai mềm và bề mặt hạt khá nhẵn.
Hầu hết tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh nhất định. Một vài công dụng chính được liệt kê dưới đây:
- Hạt cây có vị ngọt, tính bình phù hợp chữa các bệnh cần bài độc khỏi cơ thể.
- Dầu của cây giúp tiêu hóa và nhuận tràng, chống táo bón rất hiệu quả.
- Lá thầu dầu tía có vị ngọt, giã nhuyễn dùng để đắp/xoa khi bị bệnh ngoài da, mụn nhọt, ghẻ lở. Bài thuốc này cũng có thể xua tan các cơn đau đầu do sốt, cảm nắng, cảm lạnh,…
- Rễ cây có tác dụng hoạt huyết nhờ tính bình, vị nhạt,…
Bên cạnh các tác dụng chữa bệnh như trên, lá thầu dầu chữa bệnh trĩ cũng rất hiệu nghiệm. Người mắc bệnh này thường có biểu hiện đau rát trong và sau khi đi vệ sinh. Về lâu về dài người bệnh bị ảnh hưởng tiêu hóa, chảy máu hậu môn, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống.
Cây còn có tính sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau và có khả năng chống ngứa rát. Nhờ những đặc tính nổi bật như vậy nên loại cây này rất phù hợp cho người bị trĩ.
Cách dùng lá thầu dầu chữa trĩ
Nhiều phương pháp dùng lá thầu dầu chữa trĩ mà người đọc có thể tham khảo như pha nước uống, bôi vào vùng hậu môn, đắp lá thầu dầu. Dưới đây là một số bài thuốc lá thầu dầu cơ bản được nhiều người sử dụng:
Dùng hạt thầu dầu chữa bệnh trĩ hiệu quả
Hạt thầu dầu rửa sạch, phơi khô và xay nhuyễn. Sau đó người bệnh pha bột thầu dầu với khoảng 250ml nước ấm. Duy trì uống bột này để giảm các cơn đau và điều trị bệnh lý này hiệu quả.
Rửa hậu môn bằng lá thầu dầu
Người bệnh mắc trĩ luôn cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm loét vùng trĩ.
Người bệnh có thể sử dụng lá thầu dầu chữa bệnh trĩ theo các bước sau:
- Sử dụng một nắm lá thầu dầu rửa sạch và đun sôi trong vòng 15 phút.
- Đổ nước thầu dầu nóng pha với nước lạnh, có thể thêm chút muối và rửa hậu môn mỗi ngày.
Để sử dụng lá cây thầu dầu hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc gồm:
- Luôn cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi áp dụng bài thuốc thầu dầu tía chữa bệnh trĩ để tránh viêm nhiễm.
- Rửa sạch các nguyên liệu để tránh nhiễm trùng hoặc làm giảm hiệu quả của bài thuốc.
- Các phương pháp xông, rửa, đắp lá nên được thực hiện trước khi ngủ để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Người bệnh cần kiên trì và đều đặn khi sử dụng cây thầu dầu tía.
- Phương pháp chỉ mang tính bổ trợ, người bệnh cần kết hợp thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Đắp lá thầu dầu chữa bệnh trĩ
Ngoài phương pháp xông rửa hậu môn, người mắc trĩ có thể đắp lá thầu dầu giúp điều trị bệnh hiệu quả. Phương pháp đắp lá làm tăng hiệu quả thẩm thấu các chất tự nhiên giúp điều trị trĩ tốt nhất.
Cách dùng lá thầu dầu tía chữa trĩ này cụ thể như sau:
- Chuẩn bị 5-7 lá thầu dầu đã rửa sạch, đem giã nát cùng chút muối tinh.
- Rửa sạch vùng bệnh bằng nước muối loãng và lau khô.
- Sử dụng hỗn hợp lá thầu dầu đã giã nát đắp trực tiếp lên vùng búi trĩ.
- Cố định vùng đắp thuốc bằng gạc y tế hoặc khăn bông sạch để qua đêm.
- Rửa lại bằng nước ấm sạch vùng hậu môn vào sáng hôm sau.
Đắp lá cây thầu dầu mỗi ngày là phương pháp giúp giảm đau, sát trùng và điều trị trĩ hiệu quả.
Đội lá thầu dầu chữa dứt bệnh trĩ không?
Ngoài các phương pháp quen thuộc như uống, đắp lá thầu dầu, dân gian còn lưu truyền cách đội lá thầu dầu giúp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Việc này được đánh giá là một thủ thuật cốt lõi đẩy lùi bệnh.
Lá thầu dầu là vị thuốc có tính “đi lên” (thăng đề) theo quan niệm Đông Y. Do đó, khi người bệnh đội lá thầu dầu lên đầu, tính thăng đề phát huy công dụng. Búi trĩ được đưa về vị trí ban đầu.
Phương pháp đội là thầu dầu tía chữa bệnh trĩ này được thực hiện đơn giản như sau: Lá thầu dầu sau khi được hái xuống sẽ được đặt lên đầu. Người bệnh có thể đội mũ để giữ cố định lá. Mỗi lá đội cách nhau 12 tiếng đồng hồ. Vào buổi tối, khi người bệnh nằm nghỉ ngơi có thể đặt lá thầu dầu úp lên vùng rốn. Cách này sẽ hỗ trợ bệnh tốt hơn.
Phương pháp đội lá cây thầu dầu là mẹo dân gian nên hiệu quả chữa bệnh chưa được kiểm chứng. Do đó, khi người bệnh cảm thấy áp dụng không có hiệu quả, hãy thử các phương pháp khác, ví dụ như cỏ mần trầu chữa bệnh trĩ.
Bên cạnh sử dụng cách chữa trĩ bằng lá thầu dầu, người bệnh cần áp dụng song song các nguyên tắc sau:
- Chế độ ăn uống phù hợp: Bổ sung chất xơ và magie từ rau củ quả, uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, hạn chế ăn các đồ cay nóng,…
- Đi vệ sinh đều đặn, không rặn quá mạnh, hạn chế ngồi quá lâu,…
- Tăng cường các hoạt động thể chất, nên đi lại nhẹ nhàng, không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
Trên đây là một vài thông tin dùng cây thầu dầu tía chữa bệnh trĩ được áp dụng trong dân gian. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.