Rất nhiều bệnh nhân mắc các vấn đề về gan đã tìm tới thuốc bổ gan Livcaring. Vậy đây là loại thuốc gì, thành phần của thuốc và cách sử dụng ra sao, thuốc có tác dụng phụ không. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này thì hãy theo dõi ngay những thông tin bên dưới nhé!
Nội dung chính trong bài
Thuốc bổ gan Livcaring là thuốc gì?
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh về gan. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể điều trị cũng như phục hồi chức năng gan. Và thuốc Livcaring là sản phẩm được đông đảo người bệnh lựa chọn.
Loại thuốc này được phân phối chính hãng bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Nhất Long. Bao bì thuốc là hộp giấy với hai mặt chính vuông, kích thước lớn, các mặt bên là dạng hình chữ nhật. Ở giữa mặt trước của thuốc là tên LIVCARING viết chữ in hoa to. Đây là đặc điểm nhận diện thuốc, người dùng nên lưu ý.
Sản phẩm được đánh giá rất thích hợp sử dụng cho những người men gan tăng cao, gan bị suy giảm chức năng hoặc bị tổn thương do virus gây hại. Đồng thời, thuốc cũng được khuyên dùng cho những trường hợp rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi.
Công dụng chính của thuốc bổ gan Livcaring bao gồm:
- Giúp loại bỏ độc tố trong gan, bảo vệ cơ quan này trước sự tấn công của các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus. Thuốc có thể sử dụng để hỗ trợ các loại thuốc chữa bệnh viêm gan B.
- Ngăn ngừa tổn thương ở gan do các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá và làm giảm quá trình xơ gan.
- Hỗ trợ làm giảm men gan, điều trị bệnh ăn uống kém, suy nhược cơ thể, mẩn ngứa do hoạt động của gan bị rối loạn.
- Giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng lão hóa, nám da, vàng da do gan bị tổn thương.
Thành phần thuốc bổ gan Livcaring
Bảng thành phần đầy đủ của loại thuốc này được nhà sản xuất công khai trên bao bì sản phẩm. Trong đó phải kể tới các vị thuốc quý với hàm lượng tương ứng và công dụng hỗ trợ chữa bệnh như sau:
- Cao Atiso (500mg): Trong Atiso có chứa những hoạt chất có khả năng bảo vệ cũng như phục hồi hoạt động của gan. Trong đó phải kể tới lượng silymarin và cynarin dồi dào. Hai thành phần này sẽ giúp gan giải độc, thanh lọc cơ thể.
- Cao Biển Súc (500mg) một trong những thành phần của thuốc bổ gan livcaring: Thành phần hóa học của Biển súc gồm có vitamin C, chất tanin, caroten và cả flavonozit avicularin. Đây là những hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong gan. Từ đây hoạt động của cơ quan này sẽ ổn định hơn.
- Cao Bồ Công Anh (500mg): Trong lá Bồ Công Anh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, phốt pho, kali và vitamin. Nhờ vậy, vị thuốc này có khả năng giải độc gan, tiêu diệt vi khuẩn mà không gây phản ứng phụ.
- Cao Diệp Hạ Châu (500mg): Diệp Hạ Châu là thảo mộc có trong thuốc bổ gan Livcaring có tính mát và thành phần cấu tạo chứa nhiều acid gallic cùng các dưỡng chất có ích cho gan. Do đó nguyên liệu này sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm gan B và chức năng gan suy giảm.
- Nhân Trần (200mg): Thảo mộc này sẽ giúp bảo vệ gan, làm giảm đi quá trình phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời nhân trần cũng có tác dụng kháng viêm, thanh lọc cơ thể.
- Rau Má (200mg): Dược liệu này được sử dụng phổ biến trong việc chữa trị các bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan do virus.
Cách dùng thuốc bổ gan Livcaring
Sản phẩm có quy cách đóng gói thành từng hộp, mỗi hộp thuốc gồm có 12 vỉ x 5 viên nang. Thuốc được sử dụng theo đường uống theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Hoặc bạn có thể tham khảo các dùng thuốc trên bao bì sản phẩm.
Trong hướng dẫn sử dụng thuốc, nhà sản xuất đã nêu rõ thuốc dùng với liều lượng tuần đầu là 3 lần/ 1 ngày, mỗi lần 1 viên. Kể từ tuần thứ 2 trở đi, khi thuốc bổ gan Livcaring bắt đầu ngấm dần vào cơ thể thì người bệnh chỉ nên dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên.
Để thuốc phát huy được hiệu quả chữa bệnh cũng như tránh được những tác dụng phụ không mong muốn, bạn hãy dùng thuốc sau bữa ăn. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn và không được phép thay đổi số lần uống và số lượng thuốc.
Nếu không may người bệnh dùng thuốc bổ gan Livcaring quá liều hoặc quên không sử dụng thì nên thông báo ngay cho các bác sĩ để có được lời khuyên hữu ích. Ngoài ra, bạn nên biết Livcaring không phải là thuốc, là sản phẩm hỗ trợ. Do đó người bệnh không thể sử dụng sản phẩm này để thay thế thuốc chữa bệnh.
Về đối tượng sử dụng, loại thuốc được khuyến khích dùng cho những người bệnh men gan cao, mẩn ngứa, vàng da do gan bị tổn thương. Đồng thời, những trường hợp kém ăn, tiêu hóa rối loạn và mệt mỏi do gan yếu cũng nên dùng sản phẩm này. Ngoài ra, thuốc cũng phù hợp với người nghiện rượu, bia, thuốc lá để bảo vệ gan.
Tác dụng phụ thuốc bổ gan Livcaring
Để phân phối ra thị trường, các loại thuốc như Livcaring đều phải trải qua quá trình kiểm nghiệm nghiêm ngặt bởi các tổ chức y tế hợp pháp. Bên cạnh đó, chúng đều được bào chế từ những vị thuốc dân gian lành tính, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp khi dùng thuốc vẫn gặp phải những phản ứng phụ không mong muốn.
Một số bệnh nhân khi gặp những vấn đề về sức khỏe như nội tiết tố thay đổi mà chưa tìm được nguyên nhân đã nhầm lẫn cho rằng gan có vấn đề. Từ đây những trường hợp này đã tự ý sử dụng thuốc khiến bệnh nghiêm trọng hơn, đồng thời làm hoạt động của gan bị rối loạn.
Thuốc Livcaring khi dùng không đúng liều lượng hoặc lạm dụng sẽ gây ra các biểu hiện như:
- Cơ thể yếu sức, mệt mỏi, chán ăn và da xanh xao.
- Buồn nôn, nôn mửa, bao tử bị co thắt.
- Người bệnh sử dụng thuốc bổ gan Livcaring có thể xuất hiện dấu hiệu đau hoặc khó chịu ở khoang bụng. Hiện tượng này đôi khi khiến người bệnh lầm tưởng bệnh về dạ dày.
Ngoài ra, khi dùng loại thuốc này, người bệnh cần kiêng kị những thực phẩm như đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích. Những tác nhân trên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của gan và có thể gây tình trạng kháng thuốc.
Như vậy có thể thấy rằng việc dùng thuốc không đúng cách sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần thực hiện đúng theo khuyến cáo để phục hồi tổn thương, giúp gan hoạt động trở lại như ban đầu.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thuốc bổ gan Livcaring bạn nên biết. Nếu muốn sử dụng sản phẩm này, bạn cần hỏi ý kiến của các bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng, cách dùng để bệnh mau khỏi.