Bị thủy đậu ăn trứng được không là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và kiêng khem hợp lý sẽ là một trong những vấn đề quyết định đến khả năng chữa khỏi bệnh nhanh hay chậm. Vậy các chuyên gia nhận định như thế nào về vấn đề này? Mọi người hãy cùng theo dõi thông tin ngay sau đây.
Nội dung chính trong bài
Thành phần dinh dưỡng của trứng
Trứng là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao với hàng loạt các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như đạm, vitamin, chất béo, chất khoáng…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thành phần có trong trứng có tỷ lệ khá cân đối với nhau, có đều trong cả lòng trắng và lòng đỏ trứng. Một số thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong trứng và đặc điểm, vai trò của các chất dinh dưỡng đó đối với sức khỏe như sau:
- Chất đạm (Protein): Tập trung trong lòng đỏ trứng, chiếm khoảng 13,6% với rất nhiều acid amin rất cần thiết đối với sự phát triển về cân nặng và chiều cao của cơ thể. Protein cũng có trong lòng trắng trứng nhưng ít hơn, với khoảng 10,3%. Người ta đã chỉ ra rằng đặc điểm của chất đạm ở lòng trắng và lòng đỏ trứng không giống nhau. Trong khi trong lòng đỏ, chất đạm ở thể đơn giản, có thể hòa tan thì ở lòng trắng chất này lại chủ yếu là Albumin. Đây chính là lý do bạn nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng để có thể tận dụng được hết dinh dưỡng có trong trứng.
- Chất béo: Chất béo trong trứng tồn tại ở dạng Lecithin. Điều đặc biệt là chất này có ý nghĩa rất lớn trong thành phần của các tế bào, dịch thể của tổ chức não bộ. Ngoài ra, Lecithin còn có khả năng cân bằng cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy quá trình phân tách và đào thải bớt chất này trong cơ thể. Mặc dù trong trứng cũng có cholesterol nhưng vì có Lecithin nên điều này không đáng ngại.
- Vitamin và chất khoáng: Trứng cung cấp cho cơ thể một lượng kẽm, sắt, mangan… có trong lòng đỏ. Ngoài ra, thành phần vitamin B1, B2, B6, B8, vitamin A, K, D… cũng rất dồi dào. Không cần nói nhiều thì ai cũng biết các khoáng chất này quan trọng thế nào với cơ thể con người.
Bị thủy đậu ăn trứng được không?
Như đã nói ở trên, trứng quả thực là một thực phẩm quan trọng trong cuộc sống. Với việc cung cấp ít nhất là 13 loại vitamin, các chất chống oxi hóa, canxi, protein, các khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm… ta không thể phủ nhận đây là một thực phẩm nên được bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
Xem thêm bài viết: Bị thủy đậu nên ăn gì cho nhanh khỏi?
Tuy nhiên rất nhiều người cho rằng bị bệnh da liễu không nên ăn trứng bởi chất histamine có trong thực phẩm này có thể gây dị ứng và viêm nhiễm cao. Vậy bị thủy đậu ăn trứng được không? Câu trả lời sẽ được các chuyên gia đưa ra như sau:
Hiện nay chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào cho rằng mắc phải căn bệnh nhiễm khuẩn này thì phải kiêng ăn trứng. Trong thực tiễn, việc điều trị căn bệnh này cả trăm năm nay cũng không có bất cứ trường hợp nào được ghi nhận ăn trứng gây ra các tác dụng không mong muốn trên các đối tượng người bệnh này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn khuyến cáo người bệnh thủy đậu nên ăn trứng trong giai đoạn này bởi cơ thể bệnh nhân đang bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng vì vậy cần phải bổ sung chất dinh dưỡng để bù đắp và hồi phục.
Để sử dụng hiệu quả loại thực phẩm này, mọi người hãy tham khảo một số thông tin lưu ý dưới đây:
- Không ăn quá thường xuyên và ăn quá nhiều một lúc. Đặc biệt với những người có tiền sử bị mỡ máu, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.
- Không nên ăn trứng sống hoặc ăn quá nhiều trứng lòng đào vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
- Cân nhắc về số lượng trứng ăn đối với từng lứa tuổi: Cụ thể, trẻ em bị thủy đậu dưới 6 tháng tuổi thì một tuần không ăn quá 3 ngày, mỗi ngày không quá ½ lòng đỏ trứng gà. Trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên có thể dùng mỗi ngày 1 quả trứng gà hoặc ½ quả trứng vịt. Người lớn có bệnh lý về huyết áp cao hoặc bị mỡ máu thì chỉ ăn 2-3 quả trứng trong một tuần.
Một số loại trứng người bệnh thủy đậu không nên ăn
Bên cạnh việc đi tìm câu trả lời cho vấn đề người bị thủy đậu ăn trứng được không thì danh sách những loại trứng mà người bệnh không nên ăn cũng là câu hỏi hàng đầu mà mọi người quan tâm.
Đối với người bệnh bị viêm nhiễm da do virus thì không cần kiêng khem bất cứ loại trứng nào cả và có thể sử dụng trứng gà hay trứng vịt trong thực đơn hàng ngày…Tuy nhiên, điều quan trọng mà mọi người cần chú ý đó chính là cần chế biến trứng nấu chín rồi mới được sử dụng. Tránh tình trạng ăn trứng sống, chưa chín sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu…
Ngoài ra, người bệnh thủy đậu cần kiêng ăn một số thực phẩm sau để bệnh mau khỏi:
- Không ăn hải sản: Các thực phẩm này có khả năng gây dị ứng cao. Vì vậy, nếu người bệnh không nên ăn nhiều nhằm hạn chế tình trạng kích ứng da, ngứa ngáy khó chịu…
- Hạn chế sữa và thực phẩm từ sữa: Là những thực phẩm gây tăng tiết nhờn trên da, khiến mụn nước dễ viêm, ngứa nhiều hơn.
- Không ăn rau muống: Là thực phẩm cần kiêng để tránh để lại các vết sẹo thâm xấu, sẹo lồi trên da sau khi mụn nước khỏi.
- Tránh xa đồ nếp: Các món ăn như xôi, bánh trưng, bánh dầy… chế biến từ gạo nếp là thực phẩm người bệnh thủy đậu nên kiêng tuyệt đối để tránh làm tăng tình trạng sưng và tạo mủ, nhiễm trùng lên các nốt thủy đậu, để lại sẹo xấu về sau.
- Nói không với chất kích thích: Rượu, bia, cà phê không nên được dùng khi đang bị bệnh vì có thể gây kích ứng lên các nốt mụn nước, kích thích sự tăng tiết của tuyến mồ hôi.
- Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ: Có thể gây khó tiêu đồng thời khiến nốt mụn nước chậm lành miệng hơn.
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp từ phía chuyên gia cho thắc mắc bị thủy đậu ăn trứng được không của người bệnh. Hy vọng mọi người đã có câu trả lời cho vấn đề mà mình đang tìm hiểu từ đó có phương án sử dụng, khắc phục bệnh tốt nhất.