Nhiều người thắc mắc rằng không biết bệnh thủy đậu có lây không và nếu có thì bị lây qua đường nào? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này theo thông tin có trong bài viết sau đây.
Nội dung chính trong bài
Bệnh thủy đậu có lây không?
Bệnh thủy đậu là một căn bệnh da liễu gây ra bởi virus varicella zoster với triệu chứng đặc trưng là nổi các nốt phát ban sần, có bọng nước trong hoặc đục trên da, khi khô thì chúng đóng thành vảy.
Bệnh thường có biểu hiện dạng cấp tính với hiện tượng sốt nhẹ rồi mới mọc phát ban. Thời tiết khô hanh, lạnh là điều kiện lý tưởng bùng phát căn bệnh này. Thời gian ủ bệnh thường có tính chất chu kỳ từ khoảng 2-3 tuần (14-16 ngày).
Bệnh thủy đậu có lây không? Câu trả lời là bệnh hoàn toàn có khả năng lây lan sang người khác nếu tiếp xúc với vùng da bị bệnh hoặc vật trung gian nhiễm khuẩn. Khả năng truyền nhiễm từ người bệnh sang người lành thường diễn ra trong 1-2 ngày trước khi cơ thể người bệnh mọc các nốt ban.
Ngoài ra, sau khi cơ thể phát ban thì bệnh vẫn có thể lây nhiễm sang người khác đến khi nào các mụn nước cuối cùng trên da đã khô, đóng vảy và bong tróc.
Theo thống kê, có tới 90% người có cơ địa nhạy cảm có thể bị lây nhiễm căn bệnh này sau khi tiếp xúc với đối tượng mắc bệnh. Mặc dù đây là một chứng bệnh da liễu được đánh giá là có diễn biến khá lành tính nhưng nếu không điều trị hợp lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh có thể chuyển thành dịch bệnh tràn lan bởi tính chất lây lan nhanh chóng khi tiếp xúc trực tiếp.
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?
Sau đây là những con đường trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tính lan truyền của căn bệnh này sang người khác:
- Lây trực tiếp qua đường hô hấp: Virus gây bệnh tồn tại trong các giọt nước bọt rất nhỏ trong không khí, tỏa ra từ người nhiễm bệnh khi người này nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Phương thức lây truyền này có tên gọi là nhiễm trùng nhỏ giọt.
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật trung gian: Một trong những con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu nhanh nhất chính là tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị viêm nhiễm, mọc mụn nước của người bệnh. Ngoài ra, nếu tiếp xúc, chạm vào vật dụng cá nhân, sinh hoạt, giường chiếu của người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm cũng khá cao.
- Những người chưa từng bị bệnh cũng có thể mắc chứng bệnh da liễu này nếu tiếp xúc với người bị bệnh zona.
Một số biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải nếu không được điều trị đúng cách:
- Nhiễm trùng da: Người bệnh thủy đậu có thể bị nhiễm trùng da tại chính các mụn nước. Đây là biến chứng không quá nguy hiểm nhưng nó có thể để lại sẹo lồi, sẹo lõm lâu dài về sau.
- Nhiễm trùng huyết nếu vi trùng xâm nhập từ các nốt mụn nước vào trong máu.
- Viêm phổi, viêm tiểu não, viêm não: Đều là những biến chứng rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, nếu chữa khỏi cũng có thể để lại di chứng lâu dài về sau.
- Bệnh zona: Sau khi bệnh được chữa trị, virus, vi khuẩn vẫn sẽ còn khu trú tại các hạch thần kinh ở trạng thái ngủ đông. Khi có các điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể suy giảm, mắc một bệnh nào đó… thì loại virus này sẽ tái hoạt động và gây bệnh zona.
- Gây dị tật thai nhi: Phụ nữ mắc phải căn bệnh này ở 3 tháng đầu thai kỳ rất nguy hiểm vì virus, vi khuẩn nấm sẽ gây sảy thai hoặc trẻ sinh ra bị bệnh “thủy đậu bẩm sinh”, bị mắc dị tật như bại não, đầu nhỏ, sẹo bẩm sinh hoặc co gồng tay chân. Trường hợp người mẹ mắc bệnh này vào những ngày cuối thai kỳ hoặc sau khi sinh con thì sẽ lây sang em bé, khiến bé dễ mắc các bệnh lý khác nguy hiểm như viêm đường hô hấp hoặc viêm phổi.
Những lưu ý để tránh lây nhiễm thủy đậu
Theo các bác sĩ, hầu hết những người từng mắc bệnh thủy đậu thì trong cơ thể đã có sẵn miễn dịch và sẽ không bị mắc tái lại nữa. Ngoài ra, nếu người chưa từng mắc bệnh nhưng được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh này thì nguy cơ bị lây nhiễm cũng thấp hơn.
Vì vậy, biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin phòng bệnh. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thì tỷ lệ miễn dịch tuyệt đối với những người tiêm vắc xin có thể đến 90%. Tỷ lệ khoảng 10% còn lại vẫn có thể mắc bệnh nếu hệ miễn dịch quá yếu nhưng hầu hết các trường hợp này mắc với thể rất nhẹ, lên ít nốt hơn và không có biến chứng.
Hiện nay, đã có vắc xin tiêm chủng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi và từ 13 tuổi trở lên tại các cơ sở y tế.
Ngoài ra, nếu trong gia đình hoặc bạn bè có người mắc bệnh thì cần thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh bệnh lây lan:
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại chỗ từ 7-10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh, tránh tới chỗ đông người để lây nhiễm cho những người xung quanh.
- Người mắc thủy đậu nên được cách ly tạm thời, hạn chế sinh hoạt chung phòng với người khác.
- Vệ sinh, sát khuẩn đồ dùng sinh hoạt của người bệnh theo tiêu chuẩn. Thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa cho thông thoáng.
- Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý khi có tiếp xúc với người bệnh.
- Người bị bệnh không nên gãi, chà xát các nốt ban để tránh lây nhiễm cho người khác khi nốt ban bị vỡ.
- Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc bị bệnh thủy đậu có lây không, lây qua đường nào. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về bệnh này. Nếu thấy có bất cứ biểu hiện nào cho thấy là mắc chứng bệnh, bạn hãy đeo khẩu trang y tế đồng thời đến ngay bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Xin chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi. Em đã tiếp xúc với người bị thủy đậu nhưng em không bị lây. Vậy liệu có phải trong người em đã có kháng thể với virut thủy đậu rồi không ạ? Sau này e có bị mặc bệnh này không ạ?
Tính chất lây lan của bệnh khá đặc thù, không phải cứ tiếp xúc là có thể bị lây bạn nhé