Hiện nay có rất nhiều người gặp phải tình trạng tiểu buốt có mủ nhưng lại không biết đó là bệnh lý gì có nguy hiểm không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Nội dung chính trong bài
Tiểu buốt ra dịch có mủ là bệnh gì?
Tình trạng này là hiện tượng khi tiểu tiện bệnh nhân sẽ có cảm giác đau châm chích, kèm theo tình trạng mủ màu trắng hoặc đục tùy vào lượng mủ. Nó có thể tiết ra theo nước tiểu nhưng cũng có thể sau khi đi xong.
Tiểu buốt và có mủ ở nam giới
Nước tiểu chính là chất phản ánh rõ tình trạng của cơ thể. Ở nam giới khỏe mạnh, nước tiểu thường không mùi hoặc hôi nhẹ, có màu vàng nhạt. Nhưng khi đi tiểu bị buốt và có mủ là triệu chứng bất thường, cần phải tìm hiểu nguyên nhân. Nếu hiện tượng trên chỉ xảy ra trong khoảng thời gian từ hai đến ba ngày thì đó chỉ là dấu hiệu của viêm nhiễm tạm thời. Tuy nhiên tình trạng trên kéo dài thì là hầu hết là tác nhân của bệnh lý: viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt, giang mai, lậu, viêm tinh nang…
Khi bị các bệnh lý trên, nam giới thấy vùng bụng dưới bị đau, có thể ở cả lưng và hông. Người choáng kèm theo sốt, nôn nao. Mỗi khi tiểu tiện sẽ khó khăn, đau buốt, nước tiểu có mùi hôi và mủ. Ở một số trường hợp có thể đi tiểu ra máu.
Tiểu buốt ra mủ trắng là bệnh gì?
Một số bệnh lý xuất hiện tình trạng tiểu bị buốt ra mủ trắng:
- Lậu: Là bệnh xã hội điển hình có tình trạng tiểu bị buốt rát ra mủ trắng. Khi bị bệnh sẽ có cảm giác tiểu tiện nóng rát, dương vật tiết ra dịch trắng xanh, tinh hoàn sưng hoặc đau. Đây là bệnh không thể chủ quan coi thường, vì nó không chỉ gây viêm nhiễm, nguy hiểm cho bản thân bệnh nhân mà còn lây lan qua đường sinh hoạt tình dục cho người khác.
- Viêm đường tiết niệu: Là biểu hiện viêm nhiễm do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Người bệnh sẽ luôn có cảm giác buồn tiểu, đi nhiều lần trong ngày. Nhưng mỗi lần đi lại rất ít hoặc không hết và có tình trạng bỏng rát. Nước tiểu có mùi hôi, kèm theo mủ trắng.
- Viêm bàng quang: Bàng quang là bộ phận chứa nước tiểu trong cơ thể con người. Khi mắc bệnh viêm bàng quang, bệnh nhân sẽ cảm thấy tiểu buốt có mủ, luôn cảm giác cần đi tiểu gấp nhưng lượng nước lại không nhiều, lưng bị đau ở hai bên hoặc đau lưng dưới.
- Viêm niệu đạo: Niệu đạo là cơ quan có chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Triệu chứng thường thấy của bệnh: xuất hiện dịch mủ trắng hoặc vàng ở lỗ niệu đạo, đầu dương vật bị ngứa, tiểu tiện khó khăn, vùng da xung quanh bìu đau nhức, sốt cao và buồn nôn.
- Viêm tuyến tiền liệt: Có thể xuất hiện tiểu buốt ra mủ, đây Là một dạng viêm nhiễm ở tiền liệt tuyến chỉ có ở nam giới với một số triệu chứng tiêu biểu: đi tiểu tiện nhiều lần, có mùi hôi kèm theo mủ trắng, đau vùng thắt lưng và tinh hoàn. Bệnh này thường xảy ra ở độ tuổi trung niên, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới hệ quả vô sinh.
- Thận và bàng quang có sỏi: Do thói quen sinh hoạt hàng ngày, nhiều người hay nhịn tiểu, làm lắng đọng các chất cặn bã trong nước tiểu tại bàng quang. Lâu ngày sẽ kết tinh rồi chuyển hóa thành sỏi ở thận và bàng quang. Khi đó hai cơ quan thận, bàng quang bị sỏi chèn ép, cản trở sự lưu thông dòng tiểu gây ra tình trạng tiểu bị buốt, khó khăn, viêm nhiễm ra mủ.
Tiểu buốt có mủ nguy hiểm không?
Vậy câu hỏi được đặt ra là tình trạng này có nguy hiểm không? Theo hầu hết các báo cáo y khoa, đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Dù người bệnh là nam giới, hay nữ giới đều không nên chủ quan mà hãy tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh.
Nếu người bệnh để dài sẽ dẫn đến các biến chứng sau:
Ở nam giới:
- Hẹp niệu đạo, một số người sẽ hẹp ống tinh, gây tắc nghẽn, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn.
- Tình trạng tiểu bị buốt có mủ kéo dài dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu, thậm chí viêm ngược dòng lên niệu quản, đài bể thận.
- Khi sinh hoạt tình dục, người bệnh cảm thấy nóng rát, đau, không còn hứng thú.
Tiểu buốt có mủ ở nữ giới:
- Viêm nhiễm phụ khoa, khi quan hệ tình dục sẽ cảm thấy đau tức phần bụng dưới, ảnh hưởng đến buồng trứng, tử cung gây ra tình trạng vô sinh.
- Còn khi đã mang thai có thể dẫn tới nguy cơ vỡ ối, sảy thải, sinh non và ảnh hưởng đến em bé.
- Ống niệu đạo sẽ bị tổn thương do viêm nhiễm lâu ngày, tạo thành các sẹo, gây hẹp dẫn đến việc đi tiểu tiện khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Tiểu buốt ra dịch mủ phải làm sao?
Đi tiểu bị buốt ra dịch mủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, để có phương pháp điều trị hợp lý, dứt điểm, người bệnh nên xác định chính xác đây là triệu chứng của bệnh gì. Đầu tiên, hãy đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa, làm xét nghiệm cần thiết, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của chuyên gia y tế.
Xem thêm: Tiểu buốt ra máu là bệnh gì, nên uống thuốc gì và cách xử lý
Sau khi tìm ra nguyên nhân mà tùy từng bệnh lý sẽ có phương pháp điều trị khác nhau như:
- Bệnh viêm tuyến tiền liệt gây tiểu buốt ra mủ ở nam: Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh là mãn tính hay cấp tính mà sẽ sử dụng thuốc, phác đồ điều trị thích hợp.
- Bệnh lậu sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giảm đau và cải thiện triệu chứng. Nếu bệnh nặng phải kết hợp điều trị vật lý trị liệu.
- Bệnh viêm bàng quang: Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng khuẩn do nấm hoặc vi khuẩn để giảm biểu hiện đau buốt, mủ trắng. Một số bài thuốc đông y kết hợp cũng sẽ giúp đi tiểu được thuận lợi hơn.
Song song với việc sử dụng thuốc của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần lưu ý những điểm sau:
- Người bệnh tiểu buốt chảy mủ không sử dụng rượu bia, chất kích thích vì sẽ làm công dụng của thuốc, khiến thời gian chữa trị kéo dài. Tăng cường bổ sung chất xơ, hàm lượng vitamin, khoáng chất cho bữa ăn hàng ngày.
- Hạn chế các loại đồ ăn mặn, dầu mỡ vì thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng nhiễm trùng, kích ứng nặng hơn. Uống từ hai đến ba lít nước mỗi ngày.
- Tắm rửa hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ đặc biệt cơ quan sinh dục để ngăn ngừa vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, gây bệnh.
- Luyện tập thể dục tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Sinh hoạt đời sống tình dục lành mạnh, an toàn. Không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su khi quan hệ với người lạ.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tiểu buốt có mủ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu nó được phát hiện và chữa trị đúng lúc. Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều thông tin cần thiết, hữu ích đối với việc bảo vệ sức khỏe của bạn.