Tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh là một chứng bệnh phổ biến xảy ra ở những năm tháng đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà coi thường bệnh từ đó để tình trạng này lâu dài gây nguy hiểm cho trẻ. Cùng bài viết tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này ngay sau đây.
Nội dung chính trong bài
Tìm hiểu về tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Bệnh này ở trẻ em và trẻ sơ sinh là hiện tượng trẻ bị đi vệ sinh ra phân lỏng từ 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì tỷ lệ trẻ em và trẻ sơ sinh mắc phải chứng bệnh này khoảng 3 lần trong năm.
Theo các chuyên gia của bộ y tế, nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do nhiễm khuẩn đường ruột bởi một số virus và vi khuẩn gây nên.
Những vi khuẩn này thường kí sinh trong những loại thực phẩm ôi thiu, không sạch sẽ hoặc môi trường sống không đảm bảo vệ sinh từ đó xâm nhập theo đường tiêu hóa vào cơ thể.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh dưới góc độ bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac hay bệnh Crohn…
Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp trẻ em, trẻ sơ sinh bị bệnh là do cha mẹ lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh khác hoặc chế độ ăn uống không phù hợp với độ tuổi khiến trẻ bị bệnh.
Tiêu chảy ở trẻ em sơ sinh có đáng lưu tâm?
Bệnh ở trẻ em và trẻ sơ sinh tuy là một căn bệnh phổ biến và dễ khắc phục nhưng nếu cha mẹ vô tâm không để ý và có phương án chữa trị hợp lý sẽ gây nguy hiểm cực kỳ đến tính mạng của trẻ.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có đến 3 triệu trẻ em, trẻ sơ sinh bị tử vong vì căn bệnh này. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ sơ sinh, đây là chứng bệnh gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu chất, sức đề kháng từ đó gây thiệt hại lớn đến sức khỏe và tài sản của nhiều gia đình.
Đặc biệt, bệnh tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh kéo dài còn gây ra biến chứng viêm đại tràng co thắt, đau dạ dày, loét dạ dày hay xuất huyết dạ dày…nguy hiểm hơn cả là bệnh có thể gây ung thư dạ dày nếu không chữa trị nhanh chóng.
Các bậc cha mẹ cần lưu ý quan tâm đến dấu hiệu bệnh cũng như để ý đến tình trạng con trẻ trong giai đoạn đầu để sớm phát hiện bệnh từ đó có cách khắc phục hợp lý nhất.
Cách thể hiện của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Đi vệ sinh ra phân lỏng nhiều lần và có mùi hôi là dấu hiệu bệnh đi ngoài ở trẻ em và trẻ sơ sinh đặc trưng nhất. Bên cạnh đó, còn có các biểu hiện khác sau đây:
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều.
- Xuất hiện biểu hiện buồn nôn và buồn nôn, ói thức ăn.
- Trẻ em bị đau thắt bụng, quặn ruột, khó ngủ.
- Khô miệng, tiểu ít, mắt khô…là dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ em, trẻ sơ sinh xuất hiện khi cơ thể mất nước nghiêm trọng
- Sốt cao kèm hiện tượng li bì, lờ đờ, nguy hiểm hơn là bất tỉnh, hôn mê.
- Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, ít nhất là 5 lần hoặc hơn.
- Da mất khả năng đàn hồi khi dùng ngón tay chạm vào da của trẻ không thể trở về hình dạng ban đầu.
- Mắt trũng và tình trạng mất nước nặng ở trẻ.
Khi cha mẹ nhận thấy các biểu hiện tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh bên trên đang xảy ra ở bé nhà mình thì cần phải nhanh chóng đưa con đi thăm khám ngay để các bác sĩ có phương án điều trị kịp thời.
Tránh để tình trạng bệnh để lâu không đi khám và khắc phục sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp chữa bệnh bằng dân gian tại nhà nếu không có kiến thức cũng như am hiểu về các loại thuốc cũng như sử dụng thuốc Tây y khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Cách chăm trẻ em khi bị tiêu chảy
Để xử lý tình trạng này ở trẻ em và trẻ sơ sinh hiệu quả, mọi người cần lưu ý thực hiện theo các khuyến cáo của các chuyên gia dưới đây:
- Đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để các chuyên gia chẩn đoán bệnh từ đó có cách chữa hợp lý nhất.
- Tuyệt đối không sử dụng các phương pháp chữa bệnh nếu không có sự chỉ định của các chuyên gia.
- Bù đắp nước cho trẻ bằng nước điện giải như oresol, nước dừa muối, cháo muối, muối đường…Đồng thời cho trẻ uống nước nhiều hơn mức bình thường để trẻ lấy lại sức.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, kẽm…
- Không cho trẻ sử dụng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa vì có thể khiến tình trạng bệnh tiêu chảy ở trẻ em, trẻ sơ sinh trở nên nặng thêm.
- Hạn chế ăn các loại rau có chứa nhiều chất xơ
- Thực phẩm nấu cho trẻ cần đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và nấu chín kỹ. Không dùng đồ ăn ôi thiu, tươi sống…
- Nếu trẻ bị sốt phải hạ sốt cho trẻ bằng cách bù nước và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt.
- Không bỏ bữa cho trẻ mặc dù khi bị đi ngoài trẻ sẽ chán ăn, đau bụng. Luôn phải đảm bảo đủ lượng thức ăn hàng ngày để bé khỏe mạnh, đủ chất.
Điều đặc biệt cha mẹ cần lưu ý chính là lựa chọn cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ chất. Từ đó tình trạng bệnh mới được cải thiện hiệu quả và nhanh chóng.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về căn bệnh tiêu chảy ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Hy vọng với kiến thức trong bài, mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này từ đó có phương án chữa trị phù hợp nhất.
>> Xem Thêm: Tiêu chảy khi mang thai nhiều lần ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?