Viêm da cơ địa ở tay là bệnh lý da liễu thường gặp. Để ngăn chặn những rủi ro từ bệnh, mỗi người cần chủ động tìm hiểu về bệnh, từ đó nắm rõ được các phương pháp điều trị hiệu quả. Từ đó, tránh được rủi ro biến chứng và nguy cơ bệnh tái phát.
Nội dung chính trong bài
Các giai đoạn viêm da cơ địa ở tay
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu và có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Theo thống kê, ở nước ta, có đến 20% dân số từng mắc căn bệnh này. Bệnh tiến triển theo từng giai đoạn và có dấu hiệu đặc trưng như mẩn ngứa, đỏ da…. Theo đó, vị trí trên cơ thể hay mắc bệnh nhất thường là vùng tay.
Viêm da cơ địa ở tay là hiện tượng trên cánh tay, bàn tay, ngón tay xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ, tróc da, nổi sần. Sở dĩ đây là vùng da dễ mắc bệnh nhất vì bàn tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây dị ứng như xà phòng, lông động vật, chất tẩy rửa, hóa chất….
Nội Dung Được Quan Tâm
- Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô an toàn và hiệu quả nhất
- Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa và cách dùng tốt nhất
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt với 3 bài thuốc cực hay không thể bỏ qua
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế có tốt không? Chi tiết cách thực hiện
- Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng Đông y được bác sĩ khuyên dùng
- Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi: Biết sớm bệnh mau lành
Bệnh thường tiến triển theo 3 giai đoạn cụ thể. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng khác nhau để người bệnh dễ nhận biết, cụ thể là:
Giai đoạn cấp tính
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh với những triệu chứng bắt đầu khởi phát nhanh chóng và rõ ràng. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể biến mất ngay sau đó.
Một số triệu chứng tay bị viêm da cơ địa đi kèm trong giai đoạn này có thể kể đến như: Xuất hiện nhiều nốt mụn nước li ti trên da, da sần, không xuất hiện vẩy da. Nếu người bệnh không điều trị ngay trong giai đoạn này thì bệnh sẽ tiến triển, cảm giác ngứa dai dẳng kéo dài kèm theo dịch mủ xuất hiện tại những vết sần ban đầu.
Bệnh sẽ kèm theo cảm giác ngứa khiến người bệnh nảy sinh phản xạ gãi nhiều, từ đó gây chảy máu, nhiễm khuẩn những vùng da xung quanh và bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.
Giai đoạn viêm da cơ địa ở tay bán cấp
Với giai đoạn này, những vết ban đỏ bắt đầu xuất hiện, có hình tròn nổi bật. Đồng thời, những ranh giới của các nốt đỏ này không rõ ràng khiến vùng da đỏ trải dài trên diện rộng. Ở giai đoạn bán cấp, những mụn nước li ti vẫn xuất hiện và cảm giác ngứa càng trở nên dữ dội. Bệnh viêm da cơ địa ở ngón tay, có thể lan ra cả lòng bàn tay
Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau nhức khó chịu, da dày hơn và nứt nẻ, khô da. Nếu không điều trị ngay lập tức, bệnh sẽ hình thành nên những vết sẹo và chảy máu trên da rất khó có thể lành lại.
Giai đoạn mạn tính
Đây là giai đoạn bệnh nặng nhất và có nhiều biểu hiện cực kỳ khó chịu. Đến giai đoạn này, da sẽ trở nên dày, cảm giác khó chịu trên da sẽ ngày càng rõ rệt. Bên cạnh đó, trên da cũng xuất hiện nhiều mảng sẫm màu và những vết nứt kéo dài do tình trạng khô da mang lại.
Nhiều người bệnh cũng mắc phải tình trạng da bong tróc, ngứa ngáy âm ỉ kéo dài. Khi mắc bệnh ở giai đoạn này, việc điều trị cần phải lâu dài hơn rất nhiều và nguy cơ biến chứng cũng cao, người bệnh cần phải đề phòng.
Cách xử lý viêm da cơ địa ở tay, ngón tay và bàn tay
Hiện nay, với sự phát triển của y học, có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, người bệnh cần đi khám bác sĩ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Để điều trị bệnh bệnh ở tay hiệu quả, bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phổ biến dưới đây.
Thuốc tây
Thông thường, với các bệnh viêm da cơ địa ở mông, tay, chân thì các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:
- Thuốc chống viêm: Đa phần là những loại thuốc chứa corticoid dành riêng cho tình trạng viêm da. Tác dụng của loại thuốc này là ngăn ngừa sự tiến triển của vi khuẩn gây bệnh, từ đó, giảm thiểu nguy cơ lây lan sang những vùng da không bị bệnh.
- Thuốc kháng sinh: Với bệnh lý da liễu, thuốc kháng sinh thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ và bôi trực tiếp lên da. Trước khi sử dụng, người bệnh lưu ý cần vệ sinh da sạch sẽ, để thuốc qua đêm để tăng hiệu quả.
- Thuốc làm ẩm da: Triệu chứng nổi bật của bệnh là da khô, nứt nẻ. Vì thế, những loại thuốc bôi dạng kem hoặc dung dịch này sẽ cấp ẩm cho da, ngăn chặn tình trạng nứt nẻ và chảy máu da.
Trong bất kì trường hợp nào, việc sử dụng thuốc tân dược cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà khi không có đơn thuốc của chuyên gia.
Cách chữa viêm da cơ địa ở tay bằng thuốc Nam
Một số loại thảo dược vườn nhà có tác dụng như một số loại thuốc tây. Nếu người bệnh biết cách sử dụng, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện qua từng ngày.
- Lá lốt: Người bệnh lấy 1 nắm lá lốt tươi rửa sạch, giã nát cùng 1 chút muối. Sau đó, bạn bôi lên da và giữ nguyên trong 20 phút để triệu chứng bệnh cải thiện.
- Cây vòi voi: Bạn sử dụng phần lá và thân của cây vòi voi, bỏ hết phần sâu bệnh, héo rồi giã dập. Sau đó, bạn đắp lên vùng da tổn thương trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phải tránh các tác nhân gây bệnh như thực phẩm gây dị ứng, hóa chất, không nên gãi,…
Tay bị ngứa, viêm da có nên dùng xà phòng không?
Việc da tay bị tiếp xúc với hóa chất, xà phòng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Vậy khi da tay bị viêm thì có được sử dụng xà phòng không?
Theo bác sĩ da liễu, khi bị viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay thì bạn vẫn có thể sử dụng xà phòng để vệ sinh. Tuy nhiên, bạn không nên dùng hóa chất và nước quá nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lựa chọn những loại xà phòng dịu nhẹ, ít kích ứng để không khiến triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.
Một số loại xà phòng điển hình mà người bệnh có thể dùng được như:
- Dove Sensitive Skin: Là loại xà phòng dành riêng cho làn da nhạy cảm được bác sĩ da liễu đề nghị bệnh nhân có thể sử dụng.
- Cetaphil Gentle: Là loại xà phòng chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh về da, được bác sĩ da liễu đánh giá cao vì hiệu quả làm sạch và dưỡng ẩm.
Nếu phải tiếp xúc với các loại xà phòng có tính kiềm gây kích ứng da thì người bệnh nên sử dụng găng tay. Tốt nhất là hạn chế để vùng da bị viêm nhiễm tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, nhờ đó đẩy nhanh quá trình điều trị.
Bài thuốc đông y trị viêm da cơ địa ở tay
Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng tinh hoa YHCT vào điều trị các bệnh lý, trong đó có viêm da cơ địa. Đi sâu vào nghiên cứu hơn 1000 bài thuốc cổ phương, sau nhiều năm Ngưu Bì Giải Độc Ẩm đã được đưa vào ứng dụng và kiểm nghiệm thành công. Hơn 90% bệnh nhân viêm da cơ địa ở tay có kết quả điều trị khả quan, kiểm soát bệnh ít nhất trong 3 năm chỉ sau 2-3 liệu trình.
Đúc kết tinh hoa của YHCT, Ngưu Bì Giải Độc Ẩm được bào chế từ 12 loại thảo mộc quý hiếm, với định lượng cụ thể mỗi thang như sau: Hoàng cầm (Tẩm rượu sao) 10g, Ngưu bàng tử 8g, Kim ngân hoa 12g, Hoàng liên 12g, Ké đầu ngựa 20g, Kinh giới 12g, liên kiều 15g, Sinh hoàng kỳ 15g, Xích Thược 8g, Bạch hoa xà thiệt thảo 8g, Cam thảo 6g.
Đây đều là những dược liệu quý hiếm, nổi tiếng trong đông y bởi đặc tính giải độc, thanh nhiệt, khu phong trừ thấp. Đặc biệt, nguồn dược liệu quý hiếm này đều được các lương y Tâm Minh Đường thu hái từ Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người sử dụng.
Cơ chế điều trị của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm:
- Giải độc, tiêu viêm từ sâu bên trong theo cơ chế tự nhiên.
- Tăng cường chức năng đào thải của gan, thận.
- Cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát.
- Tái tạo lớp biểu bì mới, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương trên da.
Một thang của Ngưu Bì Giải Độc Ẩm tương ứng với 1 liệu trình sử dụng trong 10 ngày. Tùy thuộc vào tình trạng cơ địa và mức độ biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ gia giảm thành phần của bài thuốc sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian điều trị người bệnh khi sử dụng Ngưu Bì Giải Độc Ẩm sẽ được cung cấp thêm thuốc ngâm và kem bôi ngoài da, mang tới tác động kép giúp đẩy lùi tận tốc căn nguyên gây bệnh.
Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định về liều lượng, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh. Đặc biệt, với những người bệnh ở xa không có điều kiện thăm khám trực tiếp, bạn hoàn toàn có thể gửi hình ảnh qua zalo để bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc giao về tận nhà.
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh viêm da cơ địa ở tay. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn bệnh lý này, đồng thời chủ động phòng ngừa và điều trị tích cực. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Hotline: 0908.84.9669