Viêm dạ dày cấp: hình ảnh, chế độ ăn và phác đồ điều trị của loại bệnh này như thế nào? Người bệnh sẽ không thể tìm được cách điều trị phù hợp nếu không hiểu rõ mình đang thuộc cấp độ bệnh nào. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả các thông tin cần biết về căn bệnh này.
Nội dung chính trong bài
Viêm dạ dày cấp bệnh học
Viêm dạ dày cấp là hiện tượng dạ dày bị mất đi lớp dịch nhầy bảo vệ, tạo điều kiện cho acid dịch vị tiếp xúc trực tiếp vào thành dạ dày. Điều này làm cho thành dạ dày bị bào mòn tạo nên các vết viêm. Đây là giai đoạn mới khởi phát bệnh, triệu chứng rất ít, khi nội soi sẽ thấy các chấm đỏ trong dạ dày.
Lâu ngày ổ viêm sẽ ăn mòn xuyên qua thành dạ dày, chạm đến lớp niêm mạc. Các vết viêm có thể xuất hiện ở phần hang vị, phình vị và thân dạ dày. Viêm dạ dày cấp nếu không được điều trị đúng các có thể dẫn đến loét dạ dày. Một số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cấp tính như sau:
- Dùng các loại thuốc giảm đau không chứa steroid thường xuyên hoặc do dùng quá liều.
- Dạ dày bị nhiễm vi rút HP, loại vi rút này gây nên các vết viêm loét trong dạ dày.
- Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh viêm dạ dày do dạ dày đã lão hoá. Khi đó thành dạ dày đã mỏng rất dễ bị bào mòn hoặc vi rút xâm nhập.
- Sử dụng nhiều thức uống có nồng độ cồn cao như rượu, bia,…
- Người bệnh bị stress liên tục trong thời gian dài.
- Người từng bị bệnh Crohn.
Đặc điểm của viêm dạ dày cấp là có triệu chứng nhanh đến và nhanh hết. Khi bị bệnh, cơ thể mọi người sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau quặn bụng, vị trí đau ở trên rốn.
- Buồn nôn, nôn.
- Ợ chua do axit dư thừa trào ngược.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Có thể đi phân lỏng hoặc phân khô màu đen do chảy máu trong dạ dày.
Hình ảnh viêm dạ dày cấp
Để xác định người bệnh đang bị viêm dạ dày cấp hay mạn tính, các bác sĩ sẽ xác định bằng cách nội soi chụp hình dạ dày. Thành dạ dày bị viêm cấp tính có thể xuất hiện một vài chấm đỏ, thành dạ dày bị khô do thiếu chất nhầy sinh học.
Khi đi khám dạ dày, bạn nên đi từ sáng sớm và không nên ăn bất cứ thứ gì ngoài uống nước lọc. Điều này để đảm bảo khi nội soi có thể quan sát được rõ thành dạ dày và xác định được chính xác vị trí viêm.
Viêm dạ dày cấp nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Bên cạnh các vấn đề cơ bản như nguyên nhân, triệu chứng bệnh thì câu hỏi viêm dạ dày cấp nên ăn gì và kiêng ăn gì để giúp bệnh mau chóng bình phục là nỗi băn khoăn được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này ngay sau đây:
Bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì?
- Cá: Cá chứa hàm lượng protein dễ hòa tan và omega 3 giúp giảm áp lực trong dạ dày, tạo điều kiện cho dạ dày được hồi phục.
- Sữa chua: Sữa chua giúp kích thích các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của phát triển.
- Cháo: Người bệnh nên sử dụng cháo dinh dưỡng vừa có tác dụng bồi bổ, vừa dễ tiêu hóa.
- Chất xơ: Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ sẽ giúp trung hòa axit, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Trái cây: Người bệnh nên lựa chọn những loại trái cây chứa nhiều vitamin B, E,…để kích thích vết thương được tái tạo.
Bị viêm dạ dày cấp kiêng ăn gì?
- Đồ ăn chiên, xào: Thức ăn chứa dầu mỡ sẽ gây áp lực cho dạ dày, kích thích dạ dày co bóp mạnh làm vết viêm lan rộng.
- Các chất có cồn: Người bệnh tránh uống thức uống như rượu, bia, cà phê,…làm tăng acid dạ dày, ảnh hưởng xấu đến vết viêm.
- Thức ăn quá cay, chua, mặn: Các loại thức ăn này sẽ làm vết viêm trở nên nặng hơn.
Viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn tính là cấp độ nặng của bệnh viêm dạ dày, khi người bệnh bị viêm dạ dày cấp trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng này. Dựa vào nguyên nhân, viêm dạ dày mạn tính được chia thành 4 loại:
- Loại A: Nguyên nhân bệnh do hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể, thiếu máu hoặc thiếu vitamin.
- Loại B: Nguyên nhân bệnh do nhiễm vi rút HP, lâu ngày bệnh có thể dẫn tới loét hoặc ung thư dạ dày.
- Loại C: Nguyên nhân bệnh do sử dụng quá liều thuốc giảm đau không chứa steroid, uống nhiều chất có cồn hoặc trào ngược dịch mật.
- Một số loại khác: Nguyên nhân có thể do stress, thiếu protein, người từng bị hen suyễn hoặc bị chàm.
Khác với viêm dạ dày cấp, viêm dạ dày mạn tính có triệu chứng kéo dài, khó hết. Triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính giống tình trạng cấp tính tuy nhiên với mức độ nặng hơn. Thêm vào đó, các triệu chứng xuất hiện ngay lập tức nếu người bệnh ăn uống không lành mạnh. Bệnh có thể để lại di chứng vô cùng nguy hiểm như ung thư, xuất huyết dạ dày.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp
Sau đây là một số cách chữa bệnh hiệu quả từ các chuyên gia mà mọi người có thể tham khảo để từ đó có phương án điều trị tối ưu:
Phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y có tác dụng tức thì, giảm ngay các triệu chứng sau 1-2 lần uống. Tuy nhiên, thuốc chứa nhiều thành phần gây tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn. Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ dưới 8 tuổi, người già, người mẫn cảm với thành phần của thuốc không nên dùng. Đơn thuốc dùng để điều trị viêm dạ dày bao gồm các nhóm thuốc dưới đây.
- Thuốc trung hòa acid trong dạ dày: Stomafar, Phosphalugel, Maalox, Yumangel,..
- Thuốc kiềm tiết acid: Famotidine, Nizatidine, Cimetidin,…
- Thuốc bảo vệ lớp niêm mạc: Gastropulgite, Trymo, Kukumin IP…
- Thuốc kháng sinh: Levofloxacin, Tinidazole, Tetracycline, Metronidazole,…
- Thuốc ức chế vi rút: Clarithromycin, Amoxicillin, Imidazole,…
- Một số loại thuốc khác: Domperidon, Simethicon, Drotaverin, Papaverin
Phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp bằng thuốc Đông y
Thuốc đông y đi vào tận gốc vấn đề và xử lí các tác nhân gây bệnh. Thêm vào đó, dùng thuốc kiên trì và đủ liều lượng giúp bệnh được chữa khỏi hoàn toàn và không bị tái lại.
Cao Bình Vị: Đây là một sản phẩm được điều chế 100% từ thảo dược thiên nhiên. Loại cao này rất thích hợp điều trị bệnh viêm dạ dày. Người bệnh chỉ cần pha 1 thìa cao cùng 300ml nước ấm để uống sau khi ăn 20 phút, ngày uống 3 lần.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày cấp tại nhà
Với trường hợp bệnh ở cấp độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị bằng các phương pháp đơn giản ở nhà. Dưới đây là phác đồ điều trị hữu hiệu nhất giúp bạn điều trị bệnh không cần dùng thuốc.
- Loại bỏ các tác nhân môi trường: Người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, tránh stress, ngủ đúng giờ, không ăn cay, không uống chất có cồn,…
- Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh: Bạn cần xây dựng chế độ ăn đúng chất dinh dưỡng, nhai kỹ, ăn đúng giờ, đủ bữa,…
- Sử dụng Nghệ: Người bệnh có thể dùng nước nghệ pha sữa tươi hoặc nghệ viên để uống trước các bữa ăn 30 phút.
- Sử dụng Mật Ong: Người bệnh có thể pha 15ml mật ong cùng 300ml nước uống mỗi buổi sáng trước khi ăn.
Trên đây là các thông tin để người bệnh tham khảo về bệnh viêm dạ dày cấp, hình ảnh, chế đồ ăn và phác đồ điều trị phù hợp. Khi phát hiện có triệu chứng bệnh, người bệnh cần nghiêm túc và kiên trì điều trị để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.