Viêm dạ dày K29 là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như một số bệnh liên quan tới nó thì mời các bạn đọc bài sau.
Nội dung chính trong bài
Viêm dạ dày HP K29
K29 là mã số chuyên môn được các bác sĩ dùng để nói về bệnh viêm bao tử. Đây là bệnh do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (HP) gây ra.
Bệnh HP K29 tồn tại dưới 3 cấp độ gồm nhẹ, vừa và nghiêm trọng. Người bị nhẹ thì thường là bị đau dạ dày và khi ăn uống sẽ khó tiêu. Người bị viêm dạ dày HP K29 mức độ vừa thì sẽ gặp phải các triệu chứng viêm, loét, thậm chí là xuất huyết. Còn trường hợp nặng là ở dạ dày sẽ có những khối u có thể gây ra ung thư.
Theo thống kê, trên thế giới có tới hơn 60% số người bị nhiễm loại vi khuẩn HP, tỷ lệ trẻ em mắc cao hơn so với người lớn. Đặc biệt, những người thường sống trong các môi trường đông đúc, ô nhiễm nguồn nước, ở chung nhà với người bị HP thì càng dễ bị nhiễm HP K29.
Biểu hiện của người bệnh là ợ nóng, hay bị buồn nôn, khó tiêu, bị đau rát bộ phận dạ dày, chán ăn, giảm cân, nặng hơn là đi ngoài phân dính máu.
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng K29 bao gồm các vấn đề sau:
- Do người bệnh bị nhiễm HP, vi khuẩn này thường trú ngụ ở đường tiêu hóa và xâm nhập vào niêm mạc dạ dày.
- Do người bệnh sống chung với người bình thường trong môi trường ô nhiễm nước, đồ ăn thức uống nên xảy ra tình trạng lây vi khuẩn HP từ miệng hoặc từ phân mà người bệnh thải ra.
- Do vi khuẩn HP khi vào trong dạ dày, chúng sẽ làm biến đổi môi trường dạ dày để dễ phát triển bằng cách làm giảm axit. Từ đó, những vi khuẩn viêm dạ dày HP (+) K29 này dễ dàng tấn công niêm mạc của dạ dày. Khi ở vị trí này thì chúng sẽ được an toàn bởi có chất nhầy bảo vệ và tế bào miễn dịch không thể tấn công chúng. Đó là lý do vì sao dạ dày dễ bị viêm.
- Do người bệnh uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, hay sử dụng thuốc giảm đau…cũng làm cho bệnh viêm bao tử tiến triển nhanh.
Để biết được bạn có bị viêm bao tử K29 hay không thì tốt nhất là bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cũng như nội soi dạ dày.
Viêm dạ dày K29.6 là gì?
Viêm bao tử cũng có nhiều loại viêm khác nhau và viêm bao tử K29.6 là một trong số mã bệnh thuộc mã k29.
Viêm bao tử K29.6 được hiểu là các bệnh mãn tính khác của bệnh viêm ở dạ dày – danh mục ICD 10, mã bệnh này chỉ các bệnh viêm bao tử hạt, viêm bao tử khổng lồ phì đại và bệnh menetrier.
Thông tin chẩn đoán về mã K29.6
- Mã nhóm báo cáo của Bộ y tế: 184
- Mã nhóm thể hiện chi tiết hơn: K29.6
Tham chiếu mở rộng mà viêm dạ dày K29.6
Mã k29.6 mở rộng ra sẽ liên quan tới các mã nhóm chính, mã nhóm phụ, mã chương, cụ thể:
- K29.6 là mã bệnh có trong danh mục ICD 10 để chỉ bệnh viêm bao tử khác.
- Mã bệnh K29.6 thuộc mã loại K29 để chỉ bệnh viêm bao tử và tá tràng.
- Mã bệnh K29.6 thuộc mã nhóm chính là K20-K31 để chỉ bệnh của thực quản, dạ dày và tá tràng.
- K29.6 thuộc Chương XI nói về bệnh hệ tiêu hóa.
Thông tin lập hóa đơn K29.6 viêm dạ dày và tá tràng
Mã bệnh K29.6 danh mục ICD 10 là mã không thể lập hóa đơn hay không xác định (Non-Billable/Non-Specific): mã này không thể sử dụng để xác định tên chẩn đoán cho mục đích hoàn trả (bảo hiểm…).
Mã K29.6 thuộc bộ mã danh mục y tế dùng chung (Phiên bản thứ 6) 2019 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 năm 2018 đến nay không thay đổi gì và vẫn đang được sử dụng.
Mã bệnh K29.6 theo danh mục ICD 10 là phiên bản của Việt Nam. Phiên bản này được Bộ Y tế ban hành theo quyết định 7603/QĐ-BYT đến nay vẫn đang được sử dụng. Những phiên bản quốc tế khác về mã bệnh ICD-10 K29.6 (Viêm dạ dày và tá tràng K29 khác) có thể khác nhau.
Xem thêm >> Viêm dạ dày clotest âm tính là gì khác kết quả dương tính thế nào?
Như vậy là đối với mã bệnh K29.6 thì sẽ được hiểu là có liên quan tới các bệnh về dạ dày khác. Bác sĩ sẽ căn cứ theo mã bệnh này mà có liệu pháp điều trị tương ứng.
Do đó, khi được hỏi về tình trạng bệnh bạn có thể dựa theo danh mục ICD 10 nói luôn tới mã bệnh K29.6 là bác sĩ sẽ hiểu ngay.
Quy tắc hiểu về định danh viêm dạ dày tá tràng K29
Viêm bao tử tá tràng K29 nằm trong chương XI của danh mục ICD-10, thuộc mã nhóm chính K20-K31 – Bệnh của thực quản, dạ dày và tá tràng.
Trong mục này thì định danh K29 nêu rõ các mã bệnh từ K29.0 đến K29.9, cụ thể như sau:
- K29.0 Bệnh viêm bao tử ăn mòn hay còn gọi là xuất huyết cấp bao gồm: Viêm trợt dạ dày cấp có xuất huyết loại trừloét dạ dày (K25.-).
- K29.1 Viêm dạ dày K29 cấp.
- K29.2 Viêm bao tử do rượu.
- K29.3 Viêm nông niêm mạc dạ dày mãn tính.
- K29.4 Viêm teo niêm mạc dạ dày mãn tính bao gồm teo niêm mạc dạ dày.
- K29.5 Viêm bao tử mạn, không đặc hiệu.
- K29.6 Viêm bao tử khác bao gồm: Bệnh Menetrier, viêm dạng hạt, viêm thể phì đại.
- K29.7 Viêm bao tử K29, không đặc hiệu.
- K29.8 Viêm tá tràng.
- K29.9 Viêm bao tử tá tràng, không đặc hiệu.
Có thể thấy, bệnh viêm dạ dày á tràng K29 được chia ra làm nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy là liên quan tới dạ dày tá tràng nhưng còn tùy vào mức độ nặng nhẹ, ảnh hưởng tới phần nào của dạ dày tá tràng mà được định danh khác nhau. Do đó, cũng tùy vào từng bệnh bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
Nhưng về cơ bản thì người bị viêm bao tử tá tràng K29 cần phải điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày.
Đặc biệt, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn hàng ngày phải đảm bảo khoa học. Những đồ ăn có vị chua, cay hay chứa nhiều dầu mỡ thì bệnh nhân dạ dày cần tránh. Bạn không nên ăn quá no mà chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần trong ngày. Bạn không nên uống rượu, cà phê, bia hay hút thuốc lá.
Bên cạnh chế độ ăn thì người bệnh cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress, không thức khuya.
Người bệnh có thể uống kết hợp thuốc đặc trị bác sĩ kê và thuốc dân gian hỗ trợ bệnh từ gừng, mật ong…cũng giúp cải thiện bệnh khá tốt.
Như vậy là qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ về viêm dạ dày K29. Để được tư vấn cũng như thăm khám, điều trị bệnh sớm thì bạn hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất nhé!