Viêm gan B cấp và mãn tính khác nhau thế nào? Đây là câu hỏi ắt hẳn có rất nhiều người thắc mắc. Đây được biết đến là 2 thể bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan. Cùng tham khảo những thông tin liên quan tới hai dạng bệnh này trong bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Viêm gan B cấp tính
Thể bệnh cấp tính là sự tổn thương tế bào trong gan khi bị virus siêu vi B tấn công trong vòng nửa năm. Và trong thời gian này, hầu hết cơ thể mỗi bệnh nhân sẽ tự kháng được virus và khỏi bệnh. Tuy nhiên nếu sức đề kháng yếu thì nguy cơ bệnh tiến triển nguy hiểm là rất cao.
Nguy hiểm hơn cả, căn bệnh này là một dạng bệnh có khả năng truyền nhiễm. Khi một người bị mắc bệnh cấp tính thì việc virus phát tán trong cộng đồng là khá cao. Và bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là trẻ em, người già và người sức đề kháng yếu.
Thường thì nếu gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì việc con cái cũng bị là điều dễ hiểu. Do đó, bạn cần quan tâm tới những biểu hiện của bệnh để phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan.
Khi bị bệnh viêm gan B cấp tính, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:
- Thường xuyên cảm thấy thiếu sức sống, mệt mỏi
Virus sẽ đi vào cơ thể người bệnh theo đường máu. Sau đó chúng chui vào từng tế bào gan và bắt đầu phá hủy bộ phận này. Vì thế hoạt động của gan sẽ bị rối loạn dẫn tới tình trạng người bệnh cảm thấy thiếu sức sống. Một số trường hợp còn ảnh hưởng tới công việc do cơ thể mệt mỏi, không đủ sức khỏe.
- Có sốt nhẹ
Biểu hiện sốt nhẹ vào các buổi xế chiều là một dấu hiệu để nhận biết bệnh lý này. Tuy nhiên người bệnh thường chủ quan và tưởng lầm là do cảm gió dẫn tới không đi khám bệnh sớm. Viêm gan B cấp tính có triệu chứng sốt nhẹ nên người bệnh cần hết sức chú ý.
- Dễ bị giảm cân
Do cơ thể luôn mệt mỏi, mất sức nên người nhiễm virus luôn cảm thấy miệng đắng, khó ăn. Từ đây cân nặng của người bệnh dễ giảm sút.
- Hệ tiêu hóa suy giảm chức năng
Ở giai đoạn bệnh viêm gan B cấp tính, virus gây bệnh sẽ là tổn thương gan và ảnh hưởng nặng nề tới hệ tiêu hóa. Lúc này, người bệnh sẽ thấy nước tiểu của mình có màu hơi vàng, dễ bị tiêu chảy, thường xuyên cảm thấy ăn không ngon miệng. Tuy nhiên do đây cũng là triệu chứng thường gặp hàng ngày nên người bệnh thường không để ý nhiều. Vì thế bệnh càng tiến triển nhanh hơn.
- Đau dạ dày, đau cơ bắp
Khi virus làm suy giảm đi hoạt động của gan sẽ dẫn tới tình trạng người bệnh hay bị đau dạ dày. Vì gan hoạt động không ổn định nên dạ dày sẽ phải tăng thêm thời gian làm việc với áp lực lớn. Một số người bệnh còn bị đau nhức ở cơ bắp. Tuy nhiên triệu chứng này không rõ nét và khá ít gặp.
Viêm gan B mạn tính
Tình trạng bệnh mạn tính là giai đoạn chuyển biến nghiêm trọng hơn của thể cấp tính. Khi virus gây bệnh tàn phá gan trong khoảng thời gian hơn nửa năm mà hệ miễn dịch không khống chế được chứng thì bệnh sẽ thành mãn tính. Và thường tình trạng bệnh này sẽ kéo dài rất lâu, từ 10 – 30 năm hoặc suốt đời người bệnh.
Bệnh mãn tính sẽ không có dấu hiệu nào đặc biệt để nhận dạng. Lúc này, cơ thể người bệnh cũng không thể sản sinh kháng thể để tiêu diệt virus. Và sức khỏe người bệnh sẽ bị đe dọa, có thể dẫn tới ung thư gan hoặc xơ gan bất cứ lúc nào.
Xem thêm: Viêm gan b có lây không, lây qua đường nào và có di truyền không?
- Xơ gan: Khi virus xâm nhập với lượng lớn và phát triển trong gan, gan sẽ dễ bị xơ. Và nếu xơ gan không được chẩn đoán và điều trị thì khả năng cơ thể người bệnh sẽ yếu dần đi, dễ nhiễm khuẩn là khá cao. Nếu bệnh nặng còn có thể gây ra tình trạng phù nề toàn thân, bụng trương phình.
- Ung thư gan: Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm gan B mãn tính. Virus sẽ khiến gan bị xơ ở nhiều vị trí khác nhau, lâu ngày hình thành nên những khối tế bào ác tính. Và khi bị ung thư gan, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau bụng, sốt cao, nguy cơ tử vong cao.
Với những biến chứng khó lường bên trên, để ngăn ngừa bệnh chuyển sang mãn tính thì bạn cần hiểu rõ về các dấu hiệu nhận biết bệnh. Để phát hiện bệnh kịp thời, bạn có thể dựa vào một số thay đổi không rõ rệt như sau:
- Da khác thường
Với những người bị viêm gan B mãn tính, da và mắt của người bệnh thường chuyển thành màu vàng. Và đây là thời điểm cần phải điều trị bệnh ngay lập tức, nếu không sẽ khó lường trước được những rủi ro.
- Hệ tiêu hóa suy giảm trầm trọng
Khi virus tấn công gan trong thời gian dài sẽ khiến người rất hay bị tiêu chảy, đau bụng hoặc táo bón liên tục, dù dùng thuốc cũng không thuyên giảm. Có trường hợp thường xuyên bị nôn hoặc chán ăn mỗi khi tới bữa. Những tình trạng này khiến cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất. Và hệ miễn dịch và lợi khuẩn sẽ suy giảm.
Những biểu hiện trên thường xuất hiện rõ nét khi bệnh đã chuyển giai đoạn nguy hiểm. Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, bạn cần tới các cơ sở y tế để bác sĩ thực hiện các xét nghiệm chuyên môn cần thiết. Trong đó bao gồm các xét nghiệm về men gan, thử máu và xét nghiệm định lượng virus.
Cần làm gì khi bị viêm gan B cấp và mạn tính?
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị được tận gốc virus gây bệnh cấp và mãn tính. Thường thì người bệnh sẽ phải sống chung với loại virus này trong suốt cuộc đời. Người bệnh chỉ có thể dùng một số biện pháp để làm giảm đi hoạt động và sự phát triển của virus gây bệnh.
Ngoài ra, người bệnh viêm gan B cấp và mạn tính có thể được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng virus và tăng cường miễn dịch. Khi mắc bệnh, bạn cũng đừng quá lo lắng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu bạn có chế độ sinh hoạt, làm việc, rèn luyện thể thao và thư giãn khoa hợp, hợp lý sẽ giúp bệnh không tiến triển thêm.
Để bệnh không lây lan ra cộng đồng, người bệnh không nên dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…với người khác. Đặc biệt, khi quan hệ tình dục cần có biện pháp bảo vệ an toàn. Nếu cơ thể bị trầy xước dẫn tới chảy máu thì bạn cần lau sạch chúng đi, tránh để chúng dính trên bề mặt lâu.
Như vậy bài viết đã giải đáp giúp bạn câu hỏi viêm gan B cấp và mãn tính khác nhau như thế nào. Bạn có thể dựa vào tài liệu bên trên để phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời căn bệnh nguy hiểm này. Hãy thường xuyên ghé qua website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về nhiều bệnh lý khác nhé!