Viêm gan cấp là gì, có nguy hiểm không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Để điều trị căn bệnh này, người bệnh cần phải làm các xét nghiệm để biết kết quả chính xác rồi mới có phác đồ điều trị hiệu quả.
Nội dung chính trong bài
Viêm gan cấp tính là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là giai đoạn đầu khởi phát của bệnh do virus dưới 6 tháng. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mãn tính, cũng có nghĩa là người bệnh phải chung sống với căn bệnh này đến suốt đời.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh: Do virus siêu vi A, B, C, D hoặc do tiếp xúc với hóa chất hoặc hút thuốc lá nhiều,… Trong đó, virus siêu vi B là tác nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh gan cấp tính và người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các dấu hiệu của bệnh viêm gan cấp như sau:
- Mệt mỏi, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa.
- Vàng da, sốt nhẹ, buồn nôn.
- Đau ở vùng ngực.
Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh cấp tính ban đầu khá mờ nhạt, không rõ ràng nên người bệnh rất khó để nhận biết. Đến khi bệnh tình nặng hơn, có thể dẫn đến hôn mê, thở yếu, rối loạn nhịp tim, co giật, nôn ra máu và xuất huyết,…
Xét nghiệm viêm gan cấp bằng cách nào?
Xét nghiệm rất quan trọng giúp chẩn đoán để có phương pháp điều trị phù hợp.
Xét nghiệm HbeAg
Người bệnh sẽ được tiến hành xét nghiệm bằng kỹ thuật kiểm tra nồng độ HbeAg – đây là một kháng nguyên được tìm thấy ở vỏ capsid virus. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì thì virus đang phát triển và dễ lây nhiễm cho người khác. Lúc này, người bệnh sẽ có phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau 4 tháng, kết quả vẫn dương tính thì cấp tính chuyển sang mãn tính.
Xét nghiệm HBsAg
Đây là phương pháp xét nghiệm phổ biến được dùng nhiều ở các bệnh viện uy tín. Xét nghiệm HbsAg gồm có: Xét nghiệm định tính và định lượng. Đối với xét nghiệm định tính giúp chẩn đoán người bệnh có bị bệnh hay không, còn với xét nghiệm định lượng sẽ cho biết nồng độ kháng nguyên ít hay nhiều. Nếu làm xét nghiệm này cho kết quả dương tính có nghĩa là bạn mắc phải virus HBV, còn âm tính là bạn không mắc viêm gan cấp. Dựa vào kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.
Xét nghiệm Anti-HBs
Đây là kỹ thuật xét nghiệm giúp nhận biết khả năng miễn dịch cơ thể đối với virus. Với những người tiêm phòng vắc xin virus siêu vi B, Anti-HBs là kháng thể giúp chống lại virus gây bệnh. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính thì cơ thể đã có thể chống lại virus gây bệnh.
Xét nghiệm Anti-HBe
Xét nghiệm này đối với người bệnh viêm gan cấp tính cũng tương tự với Anti-HBs nhưng nó chỉ là một phần kháng thể nhỏ để chống lại virus. Nếu bạn nghi ngờ mình có mắc bệnh hay không, khi tiến hành xét nghiệm này cho kết quả dương tính thì cơ thể đã có khả năng chống lại virus siêu vi B.
Ngoài ra, còn có một số phương pháp xét nghiệm khác như ĐMCB, CTM, sinh thiết gan, siêu âm gan 3 tháng 1 lần,….
Phác đồ điều trị viêm gan cấp tính
Điều trị bệnh sẽ dựa theo phác đồ được quy định của Bộ Y tế gồm: Chữa trị bằng thuốc kháng virus \ kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc kháng virus có khả năng tiêu diệt virus đang phát triển ở bên trong cơ thể. Còn thuốc ức chế miễn dịch sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thế chống lại tác nhân gây bệnh.
Trường hợp 1:
- HBsAg hoặc HBeAg dương tính, định lượng HBV-DNA vượt 10^5 copies/ml.
- Người bệnh viêm gan cấp sẽ xuất hiện tình trạng men gan cao, vàng da, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực.
Trường hợp 2:
- HBeAg âm tính và HBsAg dương tính, có định lượng HBV-DNA vượt 10^4 copies/ml.
Mục đích của phác đồ điều trị bệnh nhằm hạn chế sự lây lan của virus vào trong máu, làm giảm mức độ của bệnh. Việc này có ý nghĩa quan trọng giúp ngăn chặn khả năng gây xơ gan, ung thư gan. Đồng thời, loại bỏ hoàn toàn virus gây viêm gan cấp tính bên trong cơ thể.
Phương pháp tự thân: Với phương pháp này giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp tăng hoạt động của chức năng gan.
Phương pháp xung mạch với tần số thấp: Dựa vào xung mạch của tần số sẽ kết hợp với nồng độ thuốc giúp tiêu diệt virus nhanh chóng. Liệu pháp này dựa trên dòng điện từ có thể kiểm soát được kênh ion của các tế bào, giúp tăng trao đổi hạt, ổn định hoạt động của gan.
Xem thêm: Viêm gan virus lây lan không? Bài giảng và biến chứng của bệnh
Phương pháp truyền máu ozone: Đây là liệu pháp khá an toàn để điều trị bệnh. Bác sĩ tiến hành lấy 100ml máu bệnh nhân kết hợp với 100ml khí oxi theo tỉ lệ 1: 1 rồi truyền ngược vào bên trong cơ thể. Phương pháp này giúp ức chế virus gây hại cho gan đồng thời thúc đẩy các kháng thể sản sinh nhanh chóng nhằm cải thiện chức năng gan.
Cách chăm sóc bệnh nhân viêm gan cấp
Người bệnh cần phải biết cách chăm sóc để giúp hỗ trợ điều trị bệnh:
Chế độ ăn uống
Với người mắc bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vì khi mắc bệnh gan, virus có thể tàn phá tế bào ở bên trong, làm suy giảm chức năng gan. Do đó, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với đầy đủ chất. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh,… Hạn chế thực đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, không ăn nội tạng động vật, không ăn mặn.
Các chất béo cũng được hạn chế nhưng không kiêng hoàn toàn, bạn có thể ăn cá, dầu thực vật,… để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, hãy uống mỗi ngày 2 lít nước để đào thải các độc tố, giúp thanh lọc cơ thể. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh viêm gan cấp cũng cần phải được tuân thủ đặc biệt theo chỉ định.
Không dùng các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… sẽ làm độc tố tích tụ ở gan, lâu ngày dẫn đến suy giảm chức năng gan.
Chế độ nghỉ ngơi khoa học
Thói quen sinh hoạt cũng cần thay đổi để nâng cao sức đề kháng. Người bệnh cần kiên trì tập thể dục thường xuyên với các môn thể thao như chạy bộ, yoga, bơi lội,… để kiểm soát cân nặng, giúp phòng tránh các bệnh về gan. Ngoài ra, tránh thức khuya, ngủ sớm để cơ thể phục hồi.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp xét nghiệm viêm gan cấp. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phác đồ chữa trị phù hợp cho từng người. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời.