Viêm gan b hbeag dương tính và âm tính là gì? Chỉ số hbeag bao nhiêu là cao? Là những câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để theo dõi và đánh giá chính xác tình trạng bệnh, người bệnh được chỉ định xét nghiệm HbeAg, Anti-HBs,…
Nội dung chính trong bài
Viêm gan B HbeAg dương tính là gì?
HbeAg là tên viết tắt của cụm từ Hepatitis B envelope Antigen (kháng nguyên e của virus siêu vi B). Đây là một chỉ số xét nghiệm bệnh gan quan trọng đối với những người mắc bệnh.
Để đánh giá được khả năng lây lan của virus siêu vi B, người ta sẽ xét nghiệm HbeAg. Sau khi xét nghiệm nhận thấy có sự xuất hiện của HbeAg trong cơ thể đồng nghĩa với việc bạn đã mắc bệnh. Nếu không có biện pháp phòng và điều trị kịp thời, virus sẽ có khả năng lây lan từ người sang người.
Có hai trường hợp xảy ra khi xét nghiệm chỉ số HbeAg: âm tính và dương tính. Dựa vào các kết quả này, các bác sĩ có thể cân nhắc, đánh giá và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.
Bệnh viêm gan B khi xét nghiêm HbeAg dương tính, kèm theo men gan tăng cao hoặc gan có dấu hiệu viêm có nghĩa là virus đang hoạt động, gây ra một số tổn thương cho gan và có nguy cơ lây nhiễm cao. Khi gặp phải tình trạng này, virus đã gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan.
Xét nghiệm HbeAg là một việc làm cần thiết bởi nó là chỉ số đánh giá quá trình điều trị bệnh có thực sự đạt được hiệu quả không. Đặc biệt, đối với những bà bầu có chỉ số HbeAg dương tính, khả năng lây bệnh sang thai nhi rất cao, nhất là vào khoảng 3 tháng cuối thai kỳ.
Chỉ số HbeAg bao nhiêu là cao?
Để đánh giá được tình hình phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số viêm gan B HbeAg dương tinh để đánh giá và biết virus có nhân lên trong cơ thể người bệnh hay không. Vì vậy, không có con số cụ thể đánh giá cao hay thấp, chỉ có sự tách biệt cơ bản giữa hai tình trạng: âm tính và dương tính. Cụ thể:
- Chỉ số lớn hơn 1 thì có nghĩa là Hbeag dương tính (tồn tại kháng nguyên HbeAg trong máu)
- Chỉ số nhỏ hơn 1 có nghĩa là HbeAg âm tính (không tồn tại kháng nguyên HbeAg trong máu.
Theo các nghiên cứu gần đây, sự gia tăng virus trong cơ thể tỉ lệ thuận với chỉ số viêm gan B HbeAg, sự nhân bản của virus càng tăng thì chỉ số này càng cao hơn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khi bệnh nhân sử dụng chế độ điều trị và việc kìm hãm sự nhân lên của virus hiệu quả, lượng virus vẫn ở mức cao nhưng nồng độ HbeAg lại có xu hướng giảm xuống.
Vì vậy, tỉ lệ này chỉ mang tính tương đối và không thể đánh giá chắc chắn về tình trạng bệnh trong mỗi trường hợp. Người bệnh cần được theo dõi và thực hiện một số xét nghiệm khác để đánh giá một cách chính xác và khách quan nhất.
HbeAg và Anti-HBs khác nhau không?
Xét nghiệm viêm gan B Anti-HBs được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus siêu vi B. Kết quả Anti-HBs dương tính trong trường hợp người bệnh đã được tiêm vắc-xin hoặc không còn xuất hiện virus. Chỉ số Anti-HBs được đánh giá như sau:
- Chỉ số dao động từ 0-10 IU/ml: khả năng miễn dịch virus siêu vi B của cơ thể đang ở mức thấp, cần điều trị hoặc tiêm vắc-xin để tạo nên kháng thể mạnh, chống lại virus hiệu quả.
- Chỉ số Anti-HBs dao động từ 10-100 IU/ml: đã có kháng thể chống lại virus viêm gan B nhưng chưa đáng kể, cần phải bổ sung kháng thể bằng một mũi vắc-xin.
- Chỉ số dao động từ 100-100 IU/ml: kháng thể chống virus rất lớn, bạn có thể yên tâm vì mức độ kháng thể này có thể ngăn bạn chống lại virus.
Vì vậy có thể khẳng định rằng chỉ số HbeAg và chỉ số Anti-HBs là hoàn toàn khác nhau, có ý nghĩa trái ngược nhau. HbeAg càng cao thì tình trạng bệnh càng nguy hiểm và ngược lại, chỉ số Anti-HBs càng lớn thì cơ thể càng có sức đề kháng chống lại virus.
HbeAg âm tính có cần điều trị không?
Xét nghiệm nhận được kết quả viêm gan B HbeAg âm tính cho thấy rằng virus đang tạm thời nằm ở trạng thái không hoạt động và khả năng gây tổn thương gan, khả năng lây nhiễm không cao. Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị virus trong thời điểm này chưa cần thiết.
Đối với những người mắc bệnh mạn tính và chỉ số HbsAg âm tính cho thấy quá trình điều trị đã có diễn biến tốt, bệnh đang được phục hồi hiệu quả. Mặc dù vậy, trong trường hợp người bệnh có chỉ số Anti-HBs chưa đủ mạnh, virus vẫn chưa hết toàn toàn, có thể thức dậy, hoạt động và phát triển bất cứ lúc nào có điều kiện.
Vì vậy, các chuyên gia y tế vẫn khuyên các bệnh nhân có kết quả viêm gan B HbeAg âm tính sau khi đã khỏi bệnh nên thực hiện đi khám đều đặn 3 tháng/ lần để có thể theo dõi, kiểm soát tối đa diễn tiến của bệnh, đảm bảo sức khỏe ổn định và ngăn chặn sự phát triển của virus.
Xem thêm: Viêm gan b uống gì hết, có nên uống sữa và uống được tam thất không?
Thực tế cho thấy bệnh có thể diễn biến rất phức tạp, khi gan tổn thương có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Dưới đây là một số lưu ý để phòng tránh bệnh, ngăn chặn sự phát triển trở lại của virus:
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, không dùng chất kích thích, không uống rượu bia, hạn chế ăn mỡ động vật.
- Để phòng tránh bệnh viêm gan B hiệu quả bạn cần tích cực tập thể dục, thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, tái tạo năng lượng và đào thải chất độc khỏi cơ thể. Một số môn thể thao mang lại hiệu quả cao như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội, tập yoga,…
- Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Đối với những người mắc bệnh mạn tính hoặc sức đề kháng kém, được chẩn đoán mắc bệnh ở thể ngủ nên khám định kỳ 3 tháng/ lần để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Các chỉ số HbeAg và Anti-HBs rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan B. Người bệnh nên được xét nghiệm và thực hiện nghiêm túc các chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa các trường hợp xấu có thể xảy ra.