Viêm gan B phải tiêm mấy mũi, tiêm khi nào và tiêm vào vị trí nào? Ắt hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh khá cao. Tiêm vắc – xin là phương pháp ngăn ngừa bệnh tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết để có câu trả lời
Nội dung chính trong bài
Viêm gan B phải tiêm mấy mũi?
Số mũi tiêm của vắc xin sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào độ tuổi. Bạn cần nắm được đúng lịch và thực hiện đủ số mũi tiêm theo khuyến cáo để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trẻ em phải tiêm mấy mũi vắc xin?
Trẻ em ngay sau sinh 24 giờ cần tiêm 1 mũi vắc xin phòng bệnh. Mũi tiêm này có thể tiêm cùng vắc xin phòng lao BCG. Lưu ý là 2 liều thuốc này sẽ tiêm ở 2 vị trí khác nhau.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị viêm gan B phổ biến nhất hiện nay
Đặc biệt với đối tượng trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh, bên cạnh 1 mũi tiêm phòng ngừa thông thường, bé cần tiêm thêm một mũi kháng thể. Mũi tiêm này còn có cách gọi khác là huyết thanh kháng virus siêu vi B. Thời gian lý tưởng cho mũi tiêm này là trong vòng 12-24h sau khi sinh. Các kháng thể sẽ tạo miễn dịch thụ động và tái tổ hợp miễn dịch chủ động cho trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh viêm gan B phải tiêm mấy mũi. Thường sẽ có 2 mũi tiêm cơ bản, khi được khoảng 15-18 tháng tuổi, trẻ cần được thực hiện các xét nghiệm HBsAg và anti HBs. Các kết quả này để kiểm tra chắc chắn trẻ đã được bảo vệ và không bị lây nhiễm bệnh từ mẹ hay chưa. Tổng kết lại, trẻ cần thực hiện 4 mũi khác nhau theo phác đồ cụ thể như sau:
- Mũi tiêm số 1: Mũi tiêm đầu tiên.
- Mũi tiêm số 2: Sau mũi 1 một tháng.
- Mũi tiêm số 3: Sau mũi 2 một tháng.
- Mũi tiêm số 4 (mũi nhắc lại) sau 1 năm.
Người lớn tiêm mấy mũi vắc xin để phòng ngừa viêm gan B?
Không phải ai cũng có thể tiêm vắc xin phòng bệnh. Bạn cần phải làm xét nghiệm máu để xác định xem cơ thể đã bị nhiễm virus hay có kháng thể hay chưa. Kết quả của xét nghiệm sẽ là cơ sở quyết định bạn có đủ điều kiện tiêm vắc xin hay không.
Nếu cơ thể chưa từng nhiễm virus và chưa có kháng thể, phác đồ cụ thể như sau:
- Mũi tiêm số 1: Thực hiện ngay sau khi có kết quả xét nghiệm máu.
- Mũi tiêm số 2: 1 tháng sau mũi thứ nhất.
- Mũi tiêm số 3: 6 tháng sau mũi thứ nhất.
Loại vắc xin phòng viêm gan B của người lớn có thể là loại vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp phòng virus siêu vi A và B.
Vắc xin phòng bệnh cho khả năng phòng bệnh lên đến 95%, tuy nhiên lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên tiêm nhắc một liều vắc xin sau mỗi 5 – 10 năm kể từ mũi tiêm trước đó, để đảm bảo lượng kháng thể đủ cao để chống lại sự xâm nhập của virus siêu vi B. Cần làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ kháng thể (anti-HBs) trước khi tiêm mũi nhắc, nếu anti-HBs dưới 10UI/l sẽ được chỉ định tiêm nhắc lại.
Viêm gan B tiêm khi nào?
Việt Nam là nước có tỷ lưu hành cao, do đó việc tiêm vắc xin sớm vừa giúp phòng lây truyền từ mẹ sang con, vừa tránh lây ngang từ môi trường xung quanh, người thân,…Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới và chỉ đạo của Bộ Y tế, mũi tiêm phòng bệnh cần được thực hiện trong vòng 24h sau sinh.
Trẻ sơ sinh sau khi tiêm có thể gặp các phản ứng như đau, sưng tấy tại vị trí tiêm, sốt, quấy khóc liên tục,… Sau khi thực hiện mũi tiêm, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và sau 24h tại nhà.
Xem thêm: Viêm gan b ở trẻ em và phụ nữ mang thai liệu có nguy hiểm không?
Các bà mẹ cần tích cực cho trẻ bú và theo dõi trẻ. Nếu các phản ứng kéo dài hoặc xuất hiện các phản ứng khác thường như quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bỏ bú,… hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Một vài trường hợp đặc biệt cần hoãn tiêm vắc xin viêm gan B đối với trẻ sơ sinh bao gồm:
- Trẻ có sức khỏe không ổn định: Ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính,..
- Trẻ đẻ non, thấp bé, nhẹ cân, trẻ bị ngạt, dị tật,…
- Mẹ đẻ bé khó, bị sốt trước và sau sinh, nước ối bẩn,..
Vắc xin quan trọng cho trẻ em nhưng cũng rất cần thiết với người lớn. Một số nhóm đối tượng cần được sử dụng loại vắc xin phòng ngừa bệnh bao gồm:
- Trẻ ở độ tuổi dưới 19 tuổi chưa được sử dụng vắc xin chống viêm gan B trước đó.
- Người trưởng thành có nguy cơ bị phơi nhiễm virus siêu vi B qua đường tình dục (quan hệ với nhiều người, quan hệ đồng giới,…).
- Người trưởng thành có nguy cơ phơi nhiễm máu qua niêm mạc hoặc da (tiêm chích ma túy, người chung sống gần người bệnh, người đái tháo đường từ 60 tuổi trở lên).
- Một vài trường hợp khác như: Du lịch tại các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, người bị nhiễm virus siêu vi C, người bị bệnh gan, người bị nhiễm HIV,…
Viêm gan B tiêm vị trí nào?
Xác định vị trí tiêm sẽ giúp phát huy tác dụng của thuốc và làm giảm đau cho cơ thể. Mũi tiêm vắc xin không được thực hiện ở đường tĩnh mạch hoặc trong da. Trẻ sơ sinh, nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ được chỉ định tiêm vào vùng trước bên đùi. Người lớn sẽ được tiêm vào vùng cơ delta. Với những bệnh nhân dễ bị chảy máu thì mũi tiêm vắc xin viêm gan B sẽ được tiêm theo đường dưới da.
Tại vị trí tiêm có thể xuất hiện cơn đau thoáng qua, chai cứng da hoặc đỏ phát ban. Bạn không cần quá lo lắng về hiện tượng này, thay vào đó hãy lưu ý các vấn đề sau để phòng ngừa bệnh tốt nhất:
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân với các đối tượng nhiễm hoặc nghi nhiễm bệnh.
- Cẩn trọng khi tiếp xúc với máu, dịch tiết của người khác.
- Ngoài việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B thì bạn cần xây dựng lối sống khoa học, tăng cường thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ chất để nâng cao đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các loại bia, rượu, thuốc lá, ăn uống đồ cay nóng làm phá hủy tế bào gan.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có phác đồ chăm sóc và điều trị tốt nhất.
Trên đây là các thông tin giúp người đọc giải quyết được các vấn đề về vắc xin phòng bệnh. Viêm gan B phải tiêm mấy mũi, tiêm khi nào và tiêm vào vị trí nào? Hãy đảm bảo bạn nắm được chính xác các thông tin trên để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.