Viêm họng là gì, hình ảnh, triệu chứng, nguyên nhân và thuốc chữa trị ra sao luôn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ cùng quý độc giả tìm lời giải cho câu hỏi này một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Nội dung chính trong bài
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng cổ họng hoặc lưỡi gà bị các tác động bên ngoài làm sưng tấy, đỏ lên, đôi khi xuất hiện những hạt màu trắng gây đau đớn dữ dội. Đây là một loại bệnh khá phổ biến ở nước ta vì khí hậu giao mùa liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho các khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển.
Theo các thống kê y tế thì khoảng 60% dân số mắc viêm họng mỗi năm trên thế giới. Đôi khi chỉ là những lần cổ họng bị viêm nhẹ gây đau rát cổ họng ở mức độ vừa phải nên người bệnh thường ít quan tâm. Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt thì sau một thời gian cơ thể sinh ra kháng thể và căn bệnh này sẽ tự khỏi.
Tuy nhiên nếu để lâu thì có thể dẫn tới viêm họng nặng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi và ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận.
Có nhiều loại viêm họng khác nhau tùy theo biểu hiện bệnh như viêm đỏ, viêm hạt, viêm do virus, viêm do liên cầu khuẩn, viêm loét, viêm do bạch cầu,… Mỗi loại đều có những triệu chứng bệnh gần giống nhau nên rất khó phân biệt. Tuy nhiên người bệnh cũng không cần quá lo lắng vì chỉ cần chữa đúng cách và kịp thời thì căn bệnh này sẽ khỏi nhanh chóng.
Viêm họng mãn tính
Bệnh viêm cổ họng là một loại bệnh thông thường, không nguy hiểm đến tính mạng như các loại bệnh lý nghiêm trọng khác. Loại bệnh này rất dễ mắc phải khi bị nhiễm vi khuẩn, thông thường ai cũng sẽ từng bị vài lần trong đời.
Tuy nhiên tình hình hiện nay mọi người khá lơ là với việc chữa trị bệnh dứt điểm. Một số người có thói quen dùng thuốc nửa chừng rồi bỏ hoặc không hề tiến hành chữa trị. Điều này làm cho bệnh ngày càng nặng, dẫn đến chứng bệnh viêm họng mãn tính.
Triệu chứng của loại bệnh này rất dai dẳng và gây nên nhiều phiền toái cho người bệnh. Những đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, người cao tuổi sẽ có khả năng cao gặp các biến chứng nguy hiểm. Vì những đối tượng này có sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
Hình ảnh viêm họng
Bệnh có thể dễ dàng nhận biết bằng cách rọi đèn vào phần họng và sẽ thấy vòng họng hoặc lưỡi gà (phần mô thịt treo ngay trên lưỡi) đỏ tấy lên, đôi khi xuất hiện những hạt màu trắng. Dưới đây là những hình ảnh viêm họng thường gặp.
Triệu chứng viêm họng
Triệu chứng của bệnh viêm họng thường thấy nhất là đau rát cổ họng khi nuốt. Đặc biệt khi ăn những thức ăn khô cứng, độ ma sát với cổ họng sẽ nhiều hơn và sẽ gây ra những cơn đau dữ dội hơn.
Ngoài ra từng loại viêm họng khác nhau sẽ có những triệu chứng riêng biệt như:
- Viêm họng hạt: Cảm giác vướng víu, có gì đó mắc ở họng, ngứa rát trong họng. Thêm vào đó vì có cảm giác có gì đó vẫn chưa ra được nên người bệnh thường hay ho, khạc ra những phần đờm màu trắng hoặc vàng nhạt, nhất là vào sáng sớm và buổi tối.
- Viêm họng đỏ: Cảm giác khô và nóng trong vòng họng. Không cảm thấy vướng víu nhưng nuốt thức ăn sẽ rất đau. Người bệnh sẽ cố gắng khạc nhưng không ra đờm mà chỉ ra một ít chất nhầy loãng như nước miếng. Đôi khi viêm đỏ sẽ kèm với những triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, hắt hơi, nhức đầu,…
- Viêm họng do liên cầu khuẩn: Đây là dạng viêm khó phân biệt nhất do nó có các triệu chứng lâm sàng giống với các bệnh lý cổ họng thường gặp. Người bệnh sẽ kèm theo những cơn sốt cao (39-40 độ), sờ thấy hạch ở dưới hàm.
Cần lưu ý nhất là triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì lúc này trẻ chưa tự nói ra tình trạng bệnh của mình. Các bậc cha mẹ có thể để ý đến những dấu hiệu sau:
- Trẻ quấy khóc, không chịu bú, vì mỗi lần bú sẽ gây đau đớn cho trẻ.
- Trẻ bị viêm họng thường hay nôn khi ăn, cổ họng sờ vào thấy họng hơi nóng, miệng trẻ có mùi hôi.
- Đôi khi trẻ ho hoặc cố khạc thứ gì đó ra khỏi cổ họng. Có thể kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ.
Viêm họng gây sốt đau họng
Như đã đề cập ở trên, viêm cổ họng gây sốt là triệu chứng bệnh điển hình khi đường hô hấp bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cảm thấy đau, nóng rát ở cổ họng dẫn đến khó khăn lúc ăn uống, nói chuyện.
Cùng với sốt, người bệnh bị viêm họng còn có thêm một số triệu chứng như ho, hắt hơi, cổ họng sưng đau, đờm có chất dịch màu trắng, mất nước, buồn nôn muốn ói… Tai bệnh nhân còn có khả năng bị đau hoặc ù. Đầu thì bị đau nhức và choáng váng nhẹ. Giọng nói bản thân có thể bị khàn hoặc đổi khác đi.
Thông thường, các cơn sốt viêm họng rất dễ xảy ra vào những buổi chiều từ 4 đến 5g, tình trạng sốt thường khá nhẹ ở mức nhiệt độ tầm 38 độ C. Lúc này người nhà hoặc bệnh nhân có thể thực hiện một số liệu pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm sốt nhanh ngay tại nhà.
Tuy nhiên, trường hợp đã thực hiện liệu pháp giảm sốt nhưng cơn sốt đau họng vẫn kéo dài dai dẳng thì cần lập tức đi khám bác sĩ. Hoặc nếu xả ra hiện tượng sốt quá cao từ 39 đến 40 độ, người bệnh còn có biểu hiện co giật, sùi bọt mép, động kinh… phải gọi gấp cho cấp cứu hoặc đưa ngay bệnh nhân đến các bệnh viện, phòng khám gần nhất.
Nguyên nhân gây sốt khi bị viêm họng thường đến từ virus là phổ biến nhất. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như:
- Sốt do vi khuẩn, tiêu biểu là liên cầu khuẩn
- Sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi
- Các trường hợp bị viêm họng sốt, nhiễm trùng nấm men
- Liên quan đến các bệnh như cảm cúm, viêm xoang, viêm amidan
- Thói quen nói chuyện
- Tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, bụi, không khí ô nhiễm
- Người bị trào ngược dạ dày, ung thư…
Trong đó, bệnh nhân bị sốt do virus gây ra có khả năng tự khỏi mà không cần dùng đến các loại thuốc đặc trị như kháng sinh. Các trường hợp còn lại có thể phải có sự thăm khám và điều trị từ bác sĩ chuyên môn.
Nguyên nhân viêm họng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên viêm họng. Các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Do vi khuẩn, virus: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này. Theo thống kê của bộ Y tế thì có đến 80% những bệnh nhân mắc viêm họng đều do vi khuẩn và virus gây nên. Những vi khuẩn, virus này luôn tồn tại trong và ngoài cơ thể. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi và phát triển nhanh chóng, tác động xấu đến vòm họng người bệnh.
- Nguyên nhân bệnh viêm họng do môi trường ô nhiễm: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều khói, bụi bẩn,… rất dễ bị căn bệnh này. Tai – mũi – họng là ba cơ quan luôn thông với nhau. Khi bạn hít phải quá nhiều bụi bẩn sẽ gây ảnh hưởng tới họng và gây ra viêm.
- Bị viêm họng do chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên sẽ góp phần đốt cháy miếng lót ở niêm mạc họng. Lâu ngày những vi khuẩn, virus sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi. Sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc uống nước đá thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
- Nguyên nhân gây viêm họng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Mỗi ngày lượng vi khuẩn và virus trong vòm họng đều tăng lên sau mỗi lần bạn ăn uống. Nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc không đúng cách thì chúng sẽ sinh sôi nhiều hơn. Đến khi đạt đủ số lượng nhất định sẽ gây ra viêm.
Thuốc trị viêm họng
Dưới đây là 6 loại thuốc trị bệnh tốt nhất trên thị trường, quen thuộc, dễ mua nên bạn có thể an tâm tham khảo:
- Thuốc trị viêm họng mãn tính penicillin là loại thuốc kháng sinh được các bác sĩ chỉ định người bệnh nhiều nhất vì có khả năng diệt liên cầu khuẩn một cách an toàn, đem lại hiệu quả cao mà tiết kiệm kinh tế.
- Thuốc kháng sinh amoxicillin với thành phần và hiệu quả tương tự như penicillin nhưng dễ uống hơn rất nhiều. Thuốc sẽ phù hợp với cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em sẽ dùng thuốc ở dạng lỏng.
- Thuốc cephalexin dạng viên nang cứng là thuốc trị viêm họng mãn tính, nhiễm khuẩn phế quản, viêm xoang, viêm amidan,… Thuốc dùng cho trẻ em trên 15 tuổi và người lớn. Loại thuốc này phù hợp cả với người bệnh dị ứng penicillin, tuy nhiên, không giảm trừ khả năng có một số ít trường hợp bị dị ứng chéo.
- Thuốc chữa viêm họng Erythromycin 500mg có dạng viên nén, màu hồng được chỉ định chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, các cơ quan tiết niệu,…Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc này bạn cũng cần rất cẩn thận do thuốc sẽ có một số tác dụng phụ thông thường như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng… Mề đay là triệu chứng ít gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Những người có bệnh gan hay suy gan nên cẩn trọng khi dùng loại thuốc này.
- Thuốc Bromhexine có chứa 8mg hoạt chất bromhexin thuộc nhóm thuốc trị viêm họng mãn tính, ho và bệnh cảm. Sử dụng thuốc bromhexine để làm loãng đờm và chất nhầy trong đường hô hấp rồi cho chúng thoát ra ngoài, nhờ đó vi khuẩn sẽ không tích tụ trong họng để tránh gây làm tình trạng viêm trở nên tệ hơn. Bạn dùng thuốc ở trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
- Thuốc đặc trị viêm họng mucosolvan là loại thuốc long đờm và tiêu chất nhầy trong hệ hô hấp. Ngoài ra, loại thuốc này giúp làm giảm triệu chứng và giảm bớt sự cấp tính trong bệnh viêm phế quản. Thuốc phù hợp với bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi nhẹ hoặc trung bình, những người bệnh nặng sẽ không nhận thấy tác dụng rõ rệt. Sử dụng thuốc với nước sau bữa ăn, mỗi ngày dùng 2 lần, dùng cho trẻ em trên 10 tuổi và người lớn khoảng 30-60mg mỗi lần.
Cách chữa viêm họng dân gian
- Bài thuốc dân gian từ mật ong, chanh tươi
Trong đông y, mật ong được coi là hoạt chất kháng viêm tự nhiên, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn rất hiệu quả. Từ nhiều đời nay, mật ong đã là sự lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân bị viêm cổ họng mãn tính, ho khan, ho có đờm hay các vấn đề về hô hấp.
Cách chữa viêm họng dân gian từ mật ong khá đơn giản: Pha nước cốt chanh và mật ong cùng với nước ấm. Sau đó, bạn uống từ từ để hỗn hợp lưu thông qua vòm họng sẽ làm giảm viêm và giảm sưng. Người bệnh dùng cách này vào mỗi buổi sáng đặc biệt tốt cho quá trình điều trị bệnh.
- Bài thuốc dân gian chữa viêm họng mãn tính từ lá tía tô
Tính ấm, vị cay của lá tía tô đem lại công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm ấm cơ thể, bổ họng một cách hữu hiệu. Hãy chuẩn bị để nấu một bát cháo tía tô chữa viêm cổ họng: Người bệnh viêm họng chuẩn bị một ít lá tía tô rửa sạch rồi thái nhỏ, một củ hành khô bóc vỏ, băm nhỏ và một nắm gạo vo sạch.
Đem gạo đi nấu cháo, cho thêm gia vị vừa ăn rồi cho thêm các nguy liệu còn lại vào. Người bệnh múc cháo ra và ăn khi còn nóng. Kiên trì dùng mỗi ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm đi nhiều.
- Chữa viêm họng mãn tính dân gian với tỏi và mật ong
Tỏi là một vị thuốc nam rất quen thuộc trong việc điều trị những vấn đề về đường hô hấp và hệ tiêu hoá. Tỏi dùng được cho nhiều đối tượng, bao gồm cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Với nhiều hoạt chất tốt cho việc điều trị viêm họng họng như Allicin, Ajoene,.. nên tỏi rất được ưa chuộng.
Chọn một vài tép tỏi tươi rồi đem bóc sạch và đập dập. Bạn cho tỏi vào một bát nhỏ rồi đổ ngập mật ong. Bạn bật bếp và hấp cách thuỷ trong vòng 20 phút rồi để nguội một chút là có thể ăn. Bạn ăn món này 3 lần mỗi ngày, trước mỗi bữa ăn khoảng 15 phút. Thực hiệu đều đặn cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong và tỏi này trong vòng nửa tháng sẽ thấy bệnh tiến triển tích cực.
Cách hỗ trợ điều trị viêm họng khác
Đây là một loại bệnh thường gặp nên bạn có thể dễ dàng chữa trị tại nhà mà không cần dùng thuốc. Khi bắt đầu có những triệu chứng viêm họng bạn hãy thực hiện những việc sau đây:
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có tác dụng sát trùng, tiêu diệt các khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời dùng nước ấm sẽ làm dịu cổ họng khiến bạn bớt đi những cơn đau.
- Hạn chế chất kích thích: Người bị viêm họng nên hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc hoặc đến những khu vực có nhiều khói thuốc trong thời gian bị bệnh. Điều này sẽ làm các tác nhân gây bệnh bị lược bớt và dần dần lấy lại tình trạng cân bằng trong cổ họng bệnh nhân.
- Giữ ấm cổ họng: Người bệnh viêm họng cần giữ ấm vùng đầu và cổ trong thời gian này. Đồng thời hạn chế các thức uống lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cứng, khó nuốt. Chỉ cần duy trì những việc trên từ 5-7 ngày thì những cơn đau rát vùng họng sẽ giảm đáng kể.
Ngoài những cách chữa viêm họng trên thì người bệnh có thể phối hợp dùng húng chanh, gừng, tỏi, tía tô trong các bữa ăn hàng ngày để vừa có hiệu quả trị bệnh vừa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết về vấn đề viêm họng tiếng Anh là gì, hình ảnh, triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa ra sao. Hy vọng rằng quý độc giả đã có đầy đủ cho mình những kiến thức về căn bệnh này.