Viêm họng có nên uống sữa đậu nành là một trong rất nhiều băn khoăn của người bệnh. Vậy câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này là gì? Hãy cùng với bài viết hôm nay tìm hiểu nhé!
Nội dung chính trong bài
Viêm họng có nên uống sữa không?
Họng bị viêm sưng khiến cho vùng cổ của người bệnh có cảm giác khô, ngứa và đau rát rất khó chịu. Thêm vào đó, người bệnh cũng thường kèm theo các triệu chứng khác như ho khan hoặc ho có đờm, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon.
Một vài người cho rằng nếu họng bị viêm mà uống sữa thì sẽ kích thích phổi tiết ra nhiều chất nhầy hơn, khiến người bệnh bị thở khò khè, khạc đờm nhiều hơn bình thường. Nhưng cũng có người lại tin rằng sữa không gây ảnh hưởng. Đâu mới là đáp án đúng nhất cho câu hỏi “Viêm họng có nên uống sữa?”
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Balfour-Lynn (Bệnh viện Hoàng gia Brompton, London, Anh), đây là một quan niệm không đúng và người bệnh hoàn toàn có thể uống sữa mà không cần lo lắng bất cứ vấn đề gì xảy ra cả.
Nghiên cứu về vấn đề này của Tiến sĩ Balfour-Lynn đã từng được đăng trên tạp chí Archives of Disease in Childhood (Anh). Theo đó, nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng sữa thực chất là một loại nhũ tương. Khi chúng ta uống sữa, nước bọt trong miệng tương tác với nhũ tương và khiến nó đặc hơn.
Vì thế, nhiều người viêm họng nghĩ rằng khi uống sữa thì chất nhầy sẽ được tiết ra nhiều hơn. Trong thực tế đó chỉ là sự kết hợp của nhũ tương sữa trong miệng và cổ họng, nó có thể cho cảm giác nhầy dính (như đờm) nhưng chỉ là cảm giác nhất thời.
Tiến sĩ Balfour-Lynn cũng chỉ ra rằng, mọi hoạt động tiêu hóa sữa đều diễn ra ở ruột và nó không ảnh hưởng đến đường hô hấp. Có chăng, nếu đường ruột của bạn có vấn đề khiến nó suy yếu hoắc nhiễm trùng thì protein trong sữa mới có cơ hội đi khắp nơi trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Tóm lại, khi bị viêm họng thì bạn hoàn toàn có thể uống sữa và bổ sung thực phẩm này là cực tốt để giúp cải thiện hệ miễn dịch, đẩy lùi các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, nhờ rất giàu vitamin D, protein, canxi và nhiều khoáng chất thiết yếu nữa nên nếu người bệnh bổ sung sữa vào thực đơn sẽ giúp các tổn thương ở hầu họng mau lành hơn, tình trạng họng sưng đau cũng nhanh chóng được cải thiện.
Viêm họng có nên uống sữa đậu nành không?
Sữa đậu nành là một nguồn dinh dưỡng cực lớn rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là với nữ giới. Trong sữa đậu nành có chứa nhiều protein, chất béo, đường, vitamin A, D, E, B1… cùng rất nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Vì thế, người ốm yếu, suy dinh dưỡng, lao động quá sức… đều được khuyên nên bổ sung sữa đậu nành vào thực đơn hàng ngày.
Nhiều người thắc mắc rằng khi bị viêm họng có nên uống sữa đậu nành? Cũng giống như hầu hết các loại sữa khác, hiện chưa có bất cứ bằng chứng nào chỉ ra rằng họng bị viêm sưng thì không dùng sữa đậu nành được.
Trên thực tế, sữa đậu nành còn được cho là rất tốt cho người bị ho, ho có đờm. Điều này được chỉ ra rất rõ trong nhiều tài liệu y học cổ truyền.
Theo đó, sữa đậu nành là một thực phẩm có tính mát, giúp bổ phế và có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm rất tốt. Tuy nhiên, để tận dụng nguồn dinh dưỡng này tốt nhất thì cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Không nên uống sữa đậu nành cùng lúc với thuốc kháng sinh, không thay thế sữa đậu nành thay cho nước lọc. Nếu uống cùng lúc có thể làm giảm tác dụng của thuốc và làm mất đi một số dưỡng chất tốt có trong sữa đậu nành. Chưa kể, nếu hệ tiêu hóa của bạn không được tốt thì có thể gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Tốt nhất, nên người bị viêm họng uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Không nên uống quá 500ml sữa đậu nành trong một ngày vì sẽ khiến thừa dinh dưỡng và đầy bụng.
- Nếu là sữa đậu nành tươi, cần được đun chín kỹ để tránh gây khó tiêu.
- Không dùng sữa đậu nành chung với trứng hoặc thêm đường nâu vào sữa đậu nành vì có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
- Uống quá nhiều sữa đậu nành có thể làm hạn chế hấp thu kẽm của cơ thể, nên theo dõi bổ sung kẽm hợp lý.
Viêm họng có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua là một thực phẩm tuyệt vời với hệ tiêu hóa và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nó còn cung cấp lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa. Thế nhưng, sữa chua cần phải đảm bảo được để lạnh ở nhiệt độ tối thiểu là 6 đến 8 độ. Nếu vậy thì người bị viêm họng có ăn sữa chua được không?
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Georges Halpem (Đại học California) và các chuyên gia (Đại học Y dược Georgetown), người thường xuyên bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày có thể giảm nguy cơ bị cảm lạnh tốt hơn. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giúp con người giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp trên, giúp tình trạng họng bị viêm mau được cải thiện hơn.
- Xem Thêm: Viêm họng có nên uống nước cam không, uống nước cam nhiều có tốt?
Nhiều người thường tránh ăn sữa chua khi bị các vấn đề về tai-mũi-họng, đặc biệt là trong thời tiết lạnh thì càng tránh. Tuy nhiên, nếu dùng đúng cách thì thực phẩm này rất được khuyến khích vì nó giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh này.
Nếu người bệnh bị viêm họng muốn ăn sữa chua đúng cách thì nên bỏ nó ra khỏi tủ lạnh để trở về nhiệt độ bình thường. Hoặc bạn ngâm nó vào nước ấm để sữa tan ra mà không làm chết các lợi khuẩn rồi mới ăn. Tuyệt đối không hâm nóng sữa chua bằng lò vi sóng hay nấu trong nước sôi vì sẽ khiến sữa bị biến chất, không còn tốt nữa.
Ngoài ra, nên dùng sữa chua sau hoặc trước khi uống thuốc kháng sinh khoảng 2 tiếng để tránh thành phần thuốc kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn. Người bệnh cũng nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, không dùng khi đang quá đói hoặc quá no.
Trên đây là những kiến thức giải đáp cho vấn đề viêm họng có nên uống sữa đậu nành, sữa chua không. Hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!