Viêm họng cấp ở trẻ em khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng bởi không biết tình trạng này sẽ gây sốt cho bé trong bao lâu, có nguy hiểm không và cách điều trị, chăm sóc như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên, kèm theo một số thông tin liên quan để mọi người cùng tham khảo.
Nội dung chính trong bài
Viêm họng cấp ở trẻ em sốt mấy ngày?
Viêm đau họng là chứng bệnh rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ em do lứa tuổi này đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nếu không cẩn thận, bệnh có nguy cơ cao tái đi tái lại, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết triệu chứng dạng cấp tính viêm họng là gì? Nó gây sốt cho bé bao nhiều ngày?
Theo các bác sĩ, những dấu hiệu cho thấy trẻ em bị viêm cổ họng cấp bao gồm:
- Phần niêm mạc của họng trở nên sưng viêm gây đau rát, kèm theo ho nhiều, sổ mũi, ngạt mũi.
- Trẻ lên cơn sốt, thậm chí là sốt cao trên 39°C.
- Một vài trường hợp có thể xuất hiện hạch trên cổ.
- Những dấu hiệu thường thấy ở các bé sơ sinh: Bú kém hoặc bỏ bú, nôn, thường xuyên quấy khóc do người mệt, nước mắt và mũi chảy nhiều.
- Các biểu hiện thường gặp đối với trẻ lớn: Ăn uống kém hoặc bỏ bữa, khàn tiếng, sưng amidan, miệng có mùi khó chịu, đau đầu, nhức mỏi người.
Không ít phụ huynh có thắc mắc rằng viêm họng cấp ở trẻ em sốt mấy ngày. Thực tế, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bé. Thông thường, nếu ở mức độ nhẹ trẻ sẽ chỉ hơi sốt, được theo dõi và chăm sóc cẩn thận tại nhà thì khoảng từ 2 tới 3 ngày là sẽ dứt.
Ngược lại, nếu bé sốt trong thời gian dài lên đến cả tuần thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Đặc biệt, trong trường hợp sốt trên 39°C cần có phương pháp xử lý kịp thời để tránh nguy cơ co giật. Do đó, bố mẹ các bé phải thật cẩn trọng, thường xuyên theo dõi tình trạng của con mình.
Hậu quả viêm họng cấp ở trẻ em
Tình trạng viêm cổ họng cấp ở trẻ em xảy ra bởi nhiều nguyên do như vi khuẩn, virus, dị ứng, thời tiết thất thường, các tác nhân có hại (bụi bẩn, ô nhiễm, khói thuốc lá…)… Mặc dù các biểu hiện ban đầu có thể không nghiêm trọng, nhưng chỉ cần chủ quan sẽ để lại những hậu quả khó lường.
Nếu không được xử lý dứt điểm, viêm cổ họng cấp ở trẻ em sẽ dễ dàng tái phát hoặc diễn biến xấu đi khiến trẻ có nguy cơ mắc viêm họng mãn tính quá phát, viêm tai, viêm amidan, xoang mũi, phế quản viêm, áp xe họng… Bên cạnh đó là những biến chứng nguy hại đến tính mạng của trẻ bao gồm: Viêm tim, nhiễm trùng máu, viêm cầu thận…
Khi trẻ em bị bệnh này bố mẹ phải theo dõi kỹ càng và liên tục xem tình trạng bệnh có diễn biến ra sao. Trong trường hợp cần thiết hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng chữa trị cho phù hợp. Ngay lập tức phải cấp cứu đối với những trường hợp sốt mãi không dứt, khó thở, co giật, liên tục nôn và tiêu chảy…
Cách chăm sóc trẻ em bị viêm họng cấp
Thông thường, nếu không quá nghiêm trọng trẻ có thể được điều trị ngay tại nhà. Theo đó, cách chăm sóc trẻ em là vấn đề vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cần phải lưu tâm.
Trẻ bị viêm họng cấp cần dùng thuốc theo đúng chỉ định
Sử dụng các loại thuốc là biện pháp chữa trị phổ biến nhất. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bố mẹ có thể tự ý tìm mua và cho bé uống mà không có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ. Lý do là bởi trên thị trường có vô vàn thuốc, nếu dùng sai cách, sai loại thì sẽ có khả năng khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng những bài thuốc dân gian. Một số nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính có thể kể đến như: Tía tô, húng chanh, quả quất, đường phèn, mật ong…
Làm sạch mũi và họng, đồng thời hạ sốt cho trẻ
Việc làm sạch mũi và họng sẽ giúp bé dễ thở, loại bỏ dịch nhầy, đờm nhớt. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà phụ huynh cân nhắc lựa chọn cách lấy giấy ăn mềm sạch lau các chất bẩn trong mũi, dùng nước muối nhỏ mũi để làm sạch, hoặc phải cần tới biện pháp hút mũi.
Cần chú ý dù là cách điều trị viêm họng cấp ở trẻ em nào cũng phải thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổn thương vùng mũi của bé. Với trẻ lớn bố mẹ có thể hướng dẫn cách súc họng bằng nước muối sinh lý đều đặn hàng ngày.
Đối với việc hạ sốt cho trẻ, bố mẹ nên lau, chườm thường xuyên những vùng như trán, nách, bẹn… Như trên đã nói, nếu cần phải dùng thuốc thì bắt buộc phải có sự tư vấn của bác sĩ. Để tránh cơ thể bé bị mất nước hãy bổ sung lại cho đầy đủ hoặc uống thêm oresol.
Viêm họng cấp ở trẻ em cần lưu ý chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng
- Trẻ phải được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái. Trong phòng nên sử dụng máy phun sương thay vì quạt hoặc điều hòa.
- Giữ ấm cẩn thận cơ thể, nhất là vùng họng. Tuy nhiên quần áo của bé chỉ nên mặc vừa đủ, tránh mặc quá dày gây nóng và khó thở.
- Tắm cho trẻ bằng nước ấm, tắm và lau khô thật nhanh chóng.
- Thường xuyên vệ sinh, làm sạch không gian xung quanh.
- Viêm họng cấp ở trẻ em cần thay đổi những thói quen ăn uống thường ngày. Theo đó, trẻ nên được bổ sung các món cháo, canh, súp… để dễ nuốt, dễ tiêu, không gây áp lực lên cổ họng. Có thể chia 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày giúp bé dễ dàng hấp thụ thức ăn, hạn chế nôn trớ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây về tình trạng viêm họng cấp ở trẻ em sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Bố mẹ cần lưu ý ngay khi thấy con bị đau họng kèm theo sốt cao không dứt phải đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị nhanh chóng kịp thời.