Viêm họng hạt kiêng gì, kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau khỏi? Nếu bạn đọc vẫn còn nhiều thắc mắc về vấn đề này, bài viết dưới đây xin tổng hợp những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng và những thứ người bệnh phải kiêng cùng bạn!
Nội dung chính trong bài
Viêm họng hạt kiêng ăn gì?
Viêm cổ họng hạt khiến người bệnh luôn bị làm phiền bởi những cơn đau âm ỉ, dai dẳng. Đặc biệt, cường độ sẽ đau tăng lên khi nuốt nước bọt, nói chuyện, ăn uống ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc của người bệnh. Để bệnh mau khỏi, ngoài việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, chúng ta còn cần chú ý kiêng một số loại thực phẩm. Vậy bệnh viêm họng hạt kiêng ăn gì?
- Đồ cay nóng: Một số loại hương liệu như hạt tiêu, bột ớt, cà ri, nhục đậu khấu và đinh hương gây nóng rát vòm họng, tăng mức độ sưng đau vùng tổn thương khiến vết loét lan ra. Tuy nhiên, nếu có thể biết điều tiết sử dụng một cách hợp lý với lượng vừa phải thì một số thực phẩm có tính cay nóng lại giúp hỗ trợ điều trị họng hạt hiệu quả.
- Đồ nhiều dầu mỡ: Một số loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ mà người viêm họng hạt cần kiêng ăn là các loại thịt đỏ, sữa, đồ chiên xào, đồ rán, thức ăn nhanh hoặc đồ đóng hộp… Các loại thực phẩm này vừa khó tiêu, vừa hạn chế khả năng miễn dịch, kích ứng niêm mạc và ảnh hưởng đến các vết loét.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều acid: Người bệnh cần tránh ăn nhiều loại quả chua như chanh, quất, cam, xoài xanh… vì chúng gây kích ứng niêm mạc họng, gây đau rát nhiều hơn. Các loại quả này lại đóng vai trò lớn trong tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh có thể thay thế bằng một số trái cây có thể làm dịu cổ họng như kiwi, chuối, đào, ớt chuông hoặc cải xoăn…
- Các loại đồ ăn thô cứng: Bệnh nhân viêm họng hạt nên kiêng ăn đồ thô cứng. Một số loại thực phẩm khô như hạt óc chó, hạt bí ngô, hạt dẻ… hay các loại thức ăn khô, kết cấu thô như rau luộc rối, bánh mỳ nướng… gây ảnh hưởng không tốt, có thể tạo thêm vết loét với người đang mắc các bệnh lý ở vùng hầu họng.
- Các loại nộm, gỏi, đồ ăn tái hoặc tươi sống: Các loại thực phẩm này nếu được sử dụng và chế biến đúng cách thì rất giàu dinh dưỡng lại ngon miệng, kích thích vị giác. Tuy nhiên, những người tổn thương niêm mạc do viêm cổ họng hạt có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm do các tác nhân có hại có thể xuất hiện trong thức ăn xâm nhập vào.
Viêm họng hạt nên ăn gì?
- Mật ong: Bạn có thể pha một ly nước ấm với mật ong và sử dụng vào mỗi buổi sáng giúp tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương ở vòm họng.
- Trứng: Trong thành phần của trứng có chứa nhiều dưỡng chất với hàm lượng cân đối. Người bệnh chỉ nên sử dụng trứng chưng hoặc trứng luộc để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hạn chế sự phát triển của vùng bị viêm loét, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Gan bò: Trong gan bò có chứa lysin có công dụng chống loại siêu vi khuẩn gây bệnh và bổ sung thêm kẽm cho cơ thể.
- Tỏi: Mỗi ngày, người viêm họng hạt nên ăn 1-2 nhánh tỏi sống giúp chống viêm, giảm đau, tiêu đờm và trị bệnh tương đối hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể sử dụng tỏi theo một số cách khác như ăn tỏi nước, chế biến cùng các loại thực phẩm khác… cũng cho hiệu quả tương tự.
- Gừng: Bài thuốc kết hợp giữa gừng, mật ong, nước cốt chanh và nước ấm vừa thơm ngon, dễ uống lại có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và điều trị viêm cổ họng hạt hiệu quả.
- Các đồ ăn mềm: Người viêm cổ họng hạt ít nhiều có tổn thương, ổ viêm loét, sưng đỏ ở vòm họng, vì vậy việc ăn uống với họ rất khó khăn. Trong trường hợp này, các loại đồ ăn mềm, dễ tiêu như súp, canh, cháo rất phù hợp, người bệnh dễ nuốt mà không hoặc ít có cảm giác đau hơn.
- Thức ăn giàu kẽm: Bệnh nhân viêm họng hạt nên ăn thức phẩm giàu kẽm. Kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hạn chế sự xâm nhập và tấn công của vi sinh vật vào cơ thể, nhất là các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Một số thực phẩm giàu kẽm trong nhóm này là nấm, rau chân vịt, củ cải, ngũ cốc, ngao, sò…
- Các loại hoa quả tươi giàu vitamin C: Các loại hoa quả tươi như dứa, cam, xoài, ổi, táo, măng cụt… có lượng vitamin C dồi dào, giúp ích cho quá trình chữa lành tổn thương ở vòm họng.
Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm trên, người bị họng hạt nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là uống nước ấm. Việc uống nước đầy đủ giúp giảm khô rát, kích thích, cảm giác khó chịu và duy trì độ ẩm cần thiết cho vòm họng.
Viêm họng kiêng gì?
Viêm cổ họng hạt do các tế bào lympho ở thành họng làm việc quá sức để tiêu diệt các loại tác nhân lạ xâm nhập. Quá trình làm việc này kéo dài khiến các tế bào này nở to ra, tạo thành các hạt sưng đỏ và viêm loét ở vòm họng.
Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát liên tục, âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng khả ăn ăn uống, nuốt, ngại giao tiếp vì mùi hơi thở khó chịu. Bên cạnh việc sử dụng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh còn cần chú ý một số thói quen nên tránh. Vậy, bị viêm họng hạt nên kiêng gì?
Người bệnh hạn chế sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm
Người bệnh không nên đến khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất động hại bởi vì các yếu tố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổn thương, viêm loét vùng hầu họng. Mặc dù chỉ ở môi trường này trong thời gian ngắn thôi nhưng người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn đau, khó chịu ở cổ họng tăng lên.
Xem thêm >> Viêm họng hạt có lây không và liệu lây lan qua đường nào phổ biến?
Đối với những người phải là việc, tiếp xúc, sinh sống trong điều kiện môi trường không tốt thì bệnh thường diễn biến nặng, nhanh hơn, dễ xảy ra các biến chứng. Các chuyển biến xấu thường gặp là sưng tấy amidan, áp xe vùng họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa… và một số biến chứng xa như viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim, viêm khớp.
Người viêm họng hạt kiêng để răng miệng quá bẩn
Bạn nên tránh để vệ sinh răng miệng kém hoặc sai cách. Giữ răng miệng sạch sẽ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn, virus trong vòm họng, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh và hơi thở thơm mát giúp bạn tự tin hơn.
Người bệnh nên đánh răng ngày 2 lần sáng và tối, súc miệng hoặc ngậm nước muối ấm pha loãng (nên dùng nước muối sinh lý 0,9%). Trong khi súc miệng có thể sục họng nhẹ nhàng và ngậm nước muối khoảng 2-5 phút rồi nhổ ra, tuyệt đối không được nuốt xuống.
Viêm họng hạt kiêng gió lạnh, lưu ý bảo vệ cổ họng
Thêm vào đó, bạn cần đảm bảo giữ ấm và độ ẩm vừa đủ cho vòm họng bằng cách uống nước đầy đủ, hạn chế uống nước lạnh, đồ ăn bảo quản lạnh. Quàng khăn hoặc che kín cổ họng khi thời tiết trở lạnh hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp cũng là biện pháp giúp bảo vệ cổ họng khá tốt.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về viêm họng hạt kiêng gì, kiêng ăn gì, nên ăn gì? Hy vọng những kiến thức này phần nào có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thương yêu.