Ngoài điều trị bằng thuốc, việc có một chế độ ăn uống khoa học sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng viêm loét. Bài viết hôm nay sẽ “mách nước” cho bạn viêm loét dạ dày kiêng ăn gì và kiêng cữ gì để dạ dày “khỏe” và có một sức khỏe tốt nhé!
Nội dung chính trong bài
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Tình trạng viêm loét khiến dạ dày chúng ta dễ nhạy cảm và dễ tổn thương hơn bao giờ hết, vậy nên có một số món ăn chúng ta nên kiêng cữ giúp dạ dày nhanh hồi phục hơn.
Kiêng thức ăn cay
Đứng đầu trong danh sách những món ăn mà chúng ta cần “né” khi bị viêm loét dạ dày có thể kể đến là các món cay, ví dụ như ớt, hạt tiêu, mù tạt, gừng,…
Dẫu biết thức ăn cay sẽ kích thích vị giác, làm ta có cảm giác thèm ăn hơn, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Thức ăn cay sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến các vết thương bị viêm loét nặng hơn, đồng thời còn kích ứng dạ dày và hình thành nên các vết loét.
Thức ăn có tính axit (đồ chua)
Các thực phẩm có vị chua như cam, chanh, bưởi, xoài, me,…có chứa hàm lượng axit cao. Chung sẽ bào mòn lớp thành dạ dày, làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc. Thêm vào đó, những thực phẩm kể trên còn khiến dạ dày co bóp mạnh, làm tăng lượng axit gây viêm loét và đau đớn.
Người viêm loét dạ dày kiêng ăn thịt đỏ
Nhóm thịt đỏ gồm thịt bò, thịt gà, thịt lợn,…rất giàu các protein động vật và hàm lượng axit cao. Để cơ thể có thể hấp thụ hết số chất dinh dưỡng này thì dạ dày phải vận động quá tải, gây cản trở quá trình tiêu hóa.
Tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các món ăn như gà rán, khoai tây chiên, đồ chiên xào hay mỡ động vật có hàm lượng chất béo rất cao,…khiến dạ dày người bệnh khó tiêu, đồng thời còn làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Vậy nên người bệnh cần kiêng cữ những thực phẩm này.
Hạn chế ăn các loại Nấm
Thật đáng ngạc nhiên khi nấm nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng cữ này. Tuy nhiên, trong nấm có chứa một số chất hóa học gây ảnh hưởng đến các vết thương do bệnh gây ra.
Bị viêm loét dạ dày kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, giò, chả, đồ đóng hộp,…thường chứa nhiều chất bảo quản sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng,…không tốt cho chức năng của hệ tiêu hóa dạ dày.
Một số chất kích thích
Rượu, bia, thuốc lá, trà đặc hay cà phê sẽ mang tác dụng bào mòn, tác động gây hại trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Đồng thời, đây cũng là một tác nhân gây nên tình trạng viêm loét vậy nên người bệnh tránh không nên sử dụng.
Viêm loét dạ dày kiêng gì?
- Không nên ăn những đồ ăn cứng. Đồ ăn cứng sẽ gây cọ xát niêm mạc dạ dày, khiến dạ phải hoạt động nhiều hơn khi phải co bóp mạnh.
- Tránh ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, ăn quá no, ăn quá đói, ăn thức ăn quá đặc, quá loãng. Vì thức ăn quá nóng sẽ làm niêm mạc dạ dày bị sung huyết, nhưng quá lạnh hoặc ăn khi quá đói sẽ làm dạ dày co bóp mạnh, gây nên những cơn đau hoặc xuất huyết dạ dày. Khi ăn quá no, dạ dày sẽ căng to, quá trình co bóp sẽ yếu lai, anhr hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Bên cạnh đó, thức ăn quá đặc sẽ làm dịch vị khó thấm vào giữa các khối thức ăn, nhưng nếu quá lỏng thì dịch vị sẽ bị loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.
>> Xem thêm: Viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì vừa đủ chất mà tốt nhất?
- Tránh vưa ăn vừa làm việc. với những người có thói quen vừa ăn vừa làm việc hoặc xem tivi, đọc sách sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn người bình thường. Vì khi bạn làm việc, lượng máu dồn về não nhiều hơn, đồng nghĩa với việc lượng máu để hệ tiêu hóa diễn ra bình thường giảm đi đáng kể. Mặc khác, khi làm việc bạn sẽ khó kiểm soát lượng thức ăn của bản thân.
- Kiêng sử dụng rượu bia, nước uống có ga và các chất kích thích.
- Không nên ăn quá nhanh mà nên áp dụng phương châm “ăn chậm nhai kỹ”. Thời gian cho một bữa ăn lý tưởng là từ 20 – 30 phút, nên ăn lâu hơn vào buổi tối, chia bữa ăn thành các bữa ăn nhỏ.
- Người bệnh cần phải uống nhiều nước, đồng thời bổ sung vitamin C cho cơ thể.
- Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với rèn luyện thân thể, tránh cho cơ thể mệt mỏi, stress,…
Chế độ ăn kiêng cho người viêm loét dạ dày
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giảm và hạn chế sự tác động của axit dạ dày lên niêm mạc dạ dày. Nguồn dinh dưỡng này sẽ giúp lành các vết thương, nâng cao hiệu quả và hỗ trợ điều trị chứng bệnh này. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên sử dụng
Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa
Những thực phẩm kể trên có tác dụng trung hòa axit dịch vị. Trong sữa chua có rất nhiều khuẩn có lợi cho dạ dày, tiết ra các loại protein diệt khuẩn nhằm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại, nhất là HP – tác nhân chính gây nên viêm loét dạ dày.
Thịt, cá, tôm và các thực phẩm giàu protein
Trong thịt cá, tôm có chứa nguyên tố vi lượng kẽm, một chất rất tốt giúp làm lành các vết loét. Nhóm tinh bột giàu protein như gạo, bánh tẻ, bánh mì, bánh quy, khoai lang luộc chín,…đều có tính chất bọc và thấm hút niêm mạc dạ dày, tốt cho người bệnh.
Nhóm thực phẩm giúp giảm tiết acid dịch vị
Có thể kể tên đến nhóm thực phẩm giảm sự tiết acid dịch vị tốt cho người bệnh, giúp bảo vệ dạ dày như: đường, bánh mỳ, bánh xốp, mật ong, bột gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh nhừ,…
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là những thứ mà người mắc viêm loét dạ dày dễ thiếu hụt do khả năng hấp thụ và tiêu hóa kém. Nên bổ sung những loại rau màu đỏ, vàng hoặc xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, cải xanh, bắp cải, trái cây …Đây là những thực phẩm rất giàu vitamin A, B,C, D, E, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie giúp góp phần nhanh chóng làm lành vết thương. Tuy nhiên người bệnh nên chế biến kĩ lưỡng, nấu chín và kĩ thực ăn để dễ tiêu hóa.
Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày, phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày đồng thời tăng sức đề kháng cho dạ dày và cơ thể.
Ngoài ra có thể bổ sung vitamin và các khoáng chất từ từ hoa quả, người bệnh có thể lựa chọn đến các viên uống, tuy nhiên phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Như vậy viêm loét dạ dày kiêng ăn gì và kiêng gì đã rõ. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.