Viêm phế quản mãn tính là căn bệnh phổ biến về đường hô hấp rất hay gặp ở những người sức đề kháng yếu. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự xâm nhập của virus vào bên trong cơ thể. Sau đây là định nghĩa, bài giảng và các lưu ý về bệnh. Bạn đọc có thể sử dụng bài viết làm tư liệu tham khảo.
Nội dung chính trong bài
Định nghĩa viêm phế quản mạn
Phế quản viêm mạn tính là tình trạng tồn tại một lớp đàm dày trong phế quản, người bệnh ho kèm theo đờm trong khoảng thời gian dài. Thường bệnh sẽ tiếp diễn tối thiểu 3 tháng liên tiếp và dài nhất là 2 năm. Định nghĩa này được nêu ra dựa trên nghiên cứu về các biến chứng của bệnh. Trong đó phải kể tới hiện tượng phế quản bị tắc nghẽn.
Tổn thương do bị viêm phế quản mạn gây ra chủ yếu nằm ở niêm mạc đường thở của bệnh nhân. Bệnh sẽ tái diễn nếu đường hô hấp bị nhiễm trùng, gây sưng viêm và khiến đường thở bị thắt hẹp lại.
Dựa theo bệnh sinh, hướng điều trị và tiên lượng, các bác sĩ chuyên khoa đã chia nó thành 3 dạng bệnh, gồm có:
- Viêm mãn tính không tắc nghẽn.
- Viêm mạn tính dạng hen.
- Viêm mãn tính dạng khí phế thủng.
Hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một trong số những yếu tố sau được coi là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng này:
Môi trường làm việc ô nhiễm
Làm việc trong môi trường chứa các chất độc hại như khí nitơ, chlor, isocyanate, phosgene sẽ gây tổn thương hệ hô hấp. Khi đường thở bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới viêm phế quản mạn tính.
Thuốc lá là nguyên nhân thường gặp nhất
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các căn bệnh mãn tính, trong đó có phế quản viêm. Ở người trẻ hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người không hút thuốc. Đặc biệt, dấu hiệu của bệnh chuyển đổi từ giai đoạn không tắc nghẽn sang tắc nghẽn sẽ nhìn thấy rõ rệt ở nhóm người hút thuốc lá.
Nhiễm trùng gây viêm phế quản mạn
Có tới ⅓ số người mắc bệnh lý này được nhận định là do nhiễm trùng gây ra. Các loại vi khuẩn, virus chủ yếu gây nhiễm trùng gồm có Streptococcus pneumoniae. Hiện tượng này sẽ tái diễn nhiều lần khiến chức năng làm việc của hệ hô hấp suy giảm.
Giới tính, yếu tố xã hội- một rủi ro gây viêm phế quản mạn
Nam giới hút thuốc lá nhiều sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn nữ giới. Và bệnh sẽ xuất hiện nhiều ở những nhóm người có điều kiện sống thấp. Việc sinh hoạt thường ngày tại vùng ô nhiễm nặng, ít được xịt khuẩn cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Bài giảng viêm phế quản mãn tính
Để tìm hiểu rõ hơn căn bệnh này, mời bạn đọc tham khảo bài giảng về bệnh lý này dưới đây:
Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh ban đầu là do sự suy yếu lớp trụ lông, sau đó dần gây tổn thương thực thể và phá hủy thành của phế quản. Giai đoạn 2 của bệnh là quá trình nhiễm trùng do sự phát triển của vi khuẩn và chức năng của lớp trụ lông suy giảm. Cuối cùng, niêm mạch ứ đọng đờm nhầy gây tắc nghẽn đường thở.
Biến chứng của bệnh là sự mất cân bằng giữa anti-protease và protease khiến khí phế xuất hiện những lỗ thủng. Và giai đoạn cuối của bệnh là tình trạng suy hô hấp, suy tim.
Triệu chứng lâm sàng của viêm phế quản mạn tính
Triệu chứng lâm sàng của bệnh được phân chia theo tình trạng bệnh. Với nhóm người thường xuyên hút thuốc lá/ thuốc lào, trên 40 tuổi thường sẽ ho khạc vào sáng. Trong khi ho xuất hiện kèm theo lớp đờm màu vàng đục hoặc xanh, có hiện tượng dính khi chạm tay vào. Các đợt ho sẽ tái phát khi trời trở lạnh với thời gian kéo dài khoảng trên dưới 3 tuần.
Người bệnh có thể bị sốt, khó thở, suy hô hấp. Một số ít trường hợp sẽ thấy lồng ngực biến dạng, có thể dẫn tới hội chứng ngưng thở khi ngủ. Lúc này nguy cơ tử vong là rất cao.
Biểu hiện cận lâm sàng của viêm phế quản mạn
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp X quang phổi, đo chức năng thông khí phổi và nội soi tai, mũi họng. Những xét nghiệm trên sẽ giúp tìm ra dấu hiệu bất thường ở kẽ phế quản và thăm dò các bất ổn để loại trừ các nguyên nhân gây ho dai dẳng lâu ngày.
Chẩn đoán phế quản viêm kéo dài
Chẩn đoán bệnh dựa vào biểu hiện chủ yếu là ho có đờm kéo dài tối thiểu 3 tháng mỗi năm và liên tiếp trong 2 năm liền. Ngoài ra, khi chụp X quang phổi và nội soi tai – mũi – họng cho kết quả bình thường. Như vậy có thể thấy việc chẩn đoán bệnh lý này sẽ dựa theo chẩn đoán các bệnh lý khác.
Lưu ý khi bị viêm phế quản mãn tính
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Khi mắc bệnh lý này, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Tùy theo từng thực trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc chuyên dùng để chữa bệnh lý này gồm có:
- Thuốc tiêu viêm: Bệnh nhân có thể sử dụng corticoid để xông, hít hoặc uống.
- Thuốc long đờm: Đối với viêm phế quản cấp tính cũng như mạn tính, loại thuốc này sẽ giúp đường thở thông thoáng hơn, từ đây hạn chế những cơn khó thở khi bệnh nhân ho.
- Kháng sinh kháng virus: Virus là một nguyên nhân gây tổn thương hệ hô hấp. Do đó sử dụng kháng sinh sẽ có thể ngăn chặn tác nhân gây bệnh này tạm thời.
- Thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Thuốc có tác dụng giúp phế quản người bệnh giãn ra, đường thở được lưu thông hơn.
Sử dụng thuốc nam chữa viêm phế quản mạn
Nếu như người bệnh không muốn dùng quá nhiều thuốc Tây thì có tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây:
- Bài thuốc 1: Dùng củ nghệ
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là sự xuất hiện của lớp đờm nhầy trong phế quản. Mà nghệ là gia vị từ lâu đã quá nổi tiếng với khả năng chống viêm hiệu nghiệm. Ngoài ra, nghệ cũng sẽ giúp làm loãng đờm trong thời gian ngắn. Bạn có thể pha bột nghệ với sữa nóng để uống 2 lần/ ngày sau các bữa ăn.
Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong khoảng 15 ngày, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy những cơn ho, cơn tức ngực giảm dần. Tuy nhiên phương pháp chữa viêm phế quản mạn này không được phép dùng cho người bị đau dạ dày và sỏi túi mật.
- Bài thuốc 2: Dùng dầu bạch đàn
Tính dầu bạch đàn có tác dụng làm chất nhầy tắc nghẽn ở phế quản long ra ngoài, giúp đường thở thông thoáng hơn. Bài thuốc này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần cho tinh dầu bạch đàn vào 1 bát nước sôi. Sau đó bạn hãy đậy kín bát nước với một chiếc khăn và hít phần hơi khói bốc lên.
Mỗi ngày, người bệnh viêm phế quản mạn hãy thực hiện xông mũi 1 lần để phế quản giãn ra. Sau một thời gian, khi đi khám lại bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhiều.
Bên cạnh đó, để hiệu quả chữa bệnh rõ rệt hơn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh xa khói thuốc lá, hạn chế ra gió.
- Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ trở lạnh, đặc biệt vào mùa thu và mùa đông.
- Uống nhiều nước, tránh để khô họng khiến virus xâm nhập gây bệnh.
- Bổ sung thêm các loại rau củ quả, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm phế quản mạn: Định nghĩa, bài giảng và các lưu ý khi mắc bệnh. Có thể thấy đây là một bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong cao. Do đó, bạn hãy lưu lại bài viết trên để sử dụng khi cần thiết nhé!