Viêm phổi có sốt không và sốt bao nhiêu ngày là băn khoăn của không ít người người. Bởi lẽ đây là bệnh lý ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng. Nếu bạn vẫn chưa biết được câu trả lời chính xác nhất, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây!
Nội dung chính trong bài
Viêm phổi có sốt không?
Phổi viêm xảy ra ở người khi bị viêm nhiễm cấp tính ở thuỳ phổi phải hoặc trái, đôi khi là ở tất cả các bộ phận của phổi như ống phế nang, túi phế nang, tổ chức kẽ và viêm tiểu phế quản. Tình trạng này sẽ kích thích tiết nhiều dịch nhầy và không loại bỏ tế bào chết. Kết quả là các túi khí nhỏ bị tắc nghẽn khiến khả năng trao đổi khí giảm đi, lượng oxi nạp vào cơ thể không đủ ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường.
Nguyên nhân viêm phổi rất nhiều, trong đó có thể kể đến một vài nguyên nhân chính sau:
- Do vi khuẩn có hại, nấm và virus như liên cầu khuẩn nhóm B, liên cầu pyogenes, Mycoplasma Pneumoniae, Chlamydia Pneumoniae, phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, Corona,nấm truyền nhiễm (fungus).
- Do người bệnh hít phải các loại hóa chất độc hại.
- Do biến chứng của các bệnh ho gà, cảm cúm, sởi, viêm phế quản, viêm họng …
Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng từ cấp độ nhẹ đến nặng như ho khan, ho đờm, họng sưng đỏ,..Nhưng liệu viêm phổi có gây sốt không? Đây quả thật là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm cũng như bối rối nhất.
Theo những nghiên cứu cũng như kinh nghiệm lâm sàng của nhiều bác sĩ, bệnh lý này hoàn toàn có thể gây ra tình trạng từ sốt vừa đến sốt cao ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi có bất cứ dấu hiệu nặng của bệnh, người bệnh hãy đến ngay bệnh viện cấp cứu và điều trị sớm nhất để tránh gây những biến chứng nguy hiểm.
Bị viêm phổi sốt mấy ngày?
Bệnh có thể chia thành 2 giai đoạn đó là viêm cấp tính và mãn tính.
Ở giai đoạn đầu của phổi bị viêm cấp tính, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau đây: toát mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở, mặt đỏ, ho khan và ho có đờm (đờm có màu rỉ sét), đau tức ngực, chướng bụng, đầy hơi, và có trường hợp nôn mửa. Đến giai đoạn sau thì chân tay, môi và toàn thân người bệnh sẽ chuyển màu tím và tái dần đi. Cơn sốt cao hơn từ 39 – 40 độ C, rút lõm lồng ngực, rét run kéo dài từ 20 – 40 phút.
Câu hỏi “Bị viêm phổi thì có tình trạng sốt trong bao lâu?” có lẽ sẽ không có câu trả lời cụ thể. Tuỳ theo mức độ bệnh, thể trạng và liệu pháp điều trị của từng người thì tình trạng bệnh sẽ tiến triển một khác nhau. Có những người sẽ sốt liên tục khoảng 3 ngày từ lúc bắt đầu có bệnh đến lúc được điều trị ở bệnh viện. Có người sau khi phát bệnh một thời gian mới có dấu hiệu sốt. Một số người bệnh viêm phổi kèm sốt khác thì thân nhiệt thay đổi thất thường khó nắm bắt.
Thời gian phụ thuộc sau đó vào mức độ bình phục của bệnh nhân. Có người bình thường trở lại chỉ sau 1 tuần, nhưng có người phải cần đến hơn 1 tháng để khỏe mạnh hoàn toàn.
Vì vậy, có thể cho rằng, nếu bạn càng phát hiện ra bệnh tình của mình và đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị sớm nhất, thì thời gian và mức độ tiến triển của bệnh sẽ càng được rút ngắn. Bệnh phổi bị viêm có khả năng chữa khỏi và không để lại bất kỳ di chứng nào, nhưng ngược lại, nếu để lâu ngày hoặc điều trị sai phương pháp, rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Viêm phổi kèm theo sốt cần làm gì?
Các phương pháp điều trị bệnh phải phụ thuộc vào mức độ tình trạng. Nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ thì có thể chăm sóc bệnh nhân tại nhà như sau:
- Cho người bệnh nằm ở những nơi thoáng khí, hạn chế đông người xung quanh tránh gây khó thở.
- Cặp nhiệt độ (đặt nhiệt kế ở hốc nách hoặc có thể đặt ở hậu môn) trong thời gian từ 5 – 10 phút. Đối với trẻ nhỏ, nhiệt độ thực của cơ thể sẽ là nhiệt độ trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,4 độ C. Cha mẹ nên lưu ý điều này để phát hiện chính xác tình trạng của trẻ.
- Nếu thân nhiệt người bệnh viêm phổi kèm sốt chưa vượt qua 38 độ C: Hãy cởi bớt đồ trên cơ thể và chỉ mặc quần áo mỏng, không đắp chăn. Trong lúc đó tiếp tục theo dõi nhiệt độ thay đổi, nên đo mỗi giờ 1 lần.
- Nếu thân nhiệt người bệnh trong khoảng từ 38 – 38,5 độ C: Hãy hạ sốt bằng cách cởi bớt quần áo và dùng cả phương pháp vật lý (chườm khăn ấm, liên tục nhúng ướt khăn rồi vắt hơi ráo và lau người ở các vị trí cổ, mặt, nách, bẹn) lẫn phương pháp hoá học (sử dụng thuốc hạ sốt thông thường). Cho đến khi nhiệt độ hạ xuống còn khoảng 37,5 độ C.
- Nếu thân nhiệt người bị viêm phổi kèm sốt từ 38,5 độ C trở lên: Hãy cho sử dụng thuốc hạ sốt liều cao Paracetamol theo đúng liều lượng, dựa theo cân nặng và tình trạng bệnh, xác định khoảng thời gian giữa các lần uống như trong hướng dẫn trên bao bì.
- Nếu người bệnh có dấu hiệu buồn nôn, không thể uống thuốc, có thể sử dụng dạng thuốc đặt ở hậu môn.
- Cho người bệnh ăn các thức ăn hạ sốt phù hợp như cháo tía tô, cháo hành… Và liên tục bổ sung đủ lượng nước vào cơ thể, tốt hơn là hoa quả tươi.
Sau đó hãy đưa người bệnh viêm phổi có sốt đến các cơ sở y tế để khám lại kể cả khi đã có dấu hiệu khỏi bệnh, tránh tình trạng bệnh tái phát. Còn nếu người bệnh có dấu hiệu sốt cao từ 40 độ C trở lên, sốt kéo dài nhiều ngày mà không có tiến triển hạy bị kích ứng với các thành phần của thuốc hạ sốt và có các dấu hiệu bệnh nặng hơn, hãy đến ngay bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời và an toàn hơn. Không nên tự điều trị ở nhà quá lâu.
Xem thêm >> Bệnh viêm phổi có chữa được không, có thực sự nguy hiểm không?
Hy vọng với rất nhiều thông tin hữu ích kể trên, vấn đề “Viêm phổi có sốt không hay không sốt, sốt mấy ngày?” đã không còn gây nhiều bối rối cho bạn đọc nữa. Sức khỏe là vốn quý nhất, bạn hãy luôn dành cho nó sự quan tâm kịp thời và đúng đắn nhất!