Viêm phổi hít sặc là căn bệnh còn khá lạ lẫm với nhiều người. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ về căn bệnh này thì sẽ rất nguy hiểm nếu không may mắc phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm, bệnh học cũng như các thông tin liên quan đến nó qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Đặc điểm viêm phổi hít
Bệnh phổi hít là một chứng bệnh xảy ra khi có những vật lạ từ dạ dày hoặc đường miệng đi vào 2 bên phổi phải, trái gây ra nhiễm trùng tại đây. Đặc điểm của người bệnh khi bị mắc căn bệnh này thường là những triệu chứng sau đây:
- Khi bệnh ở mức độ nhẹ thì sẽ có biểu hiện ho, ho có đờm, sốt thông thường do phổi đang cố gắng sinh ra kháng thể để diệt những vi khuẩn, virus, nấm đang phát triển hoặc đào thải những chất viêm nhiễm ra khỏi cơ thể.
- Theo thời gian thì viêm phổi hít sẽ có những biểu hiện thường thấy như khó thở, thở nhanh, thở gấp, thở khò khè, đau ngực, tụt huyết áp. Nếu để ý kỹ hơn có thể thấy môi, đầu ngón chân, ngón tay có hiện tượng tím tái dần do trong máu không đủ oxy đưa tới các bộ phận trong cơ thể.
- Trong trường hợp vật chất hít, sặc phải lớn có thể gây khó thở, cơ thể tím tái ngay lập tức. Nếu không kịp thời lấy những vật chất này ra có thể gây cản trở quá trình hô hấp, giảm oxy trong máu, giảm oxy truyền tới não và thậm chí có thể gây tử vong.
- Vì đa số những triệu chứng của viêm phổi hít sặc đều khá mờ nhạt và không có đặc trưng riêng biệt nên thường bị nhầm với các chứng bệnh về phổi tương tự. Do đó người bệnh cần đến các bệnh viện để tiến hành chụp cắt lớp phổi và chụp X-Quang phổi nếu có những triệu chứng nghi nhiễm căn bệnh này.
Những biến chứng thường gặp của người bệnh phổi hít sặc thường là:
- Suy hô hấp: Phổi bị tổn thương khiến quá trình hô hấp của cơ thể bị ảnh hưởng dẫn đến thiếu oxy trong máu, khó thở, mệt mỏi, suy nhược toàn thân.
- Áp xe phổi: Đây là tình trạng phổi bị viêm nhiễm nặng gây nên tình trạng nung mủ, hoại tử các mô trong phổi. Để lâu sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
- Màng phổi bị tràn dịch: Các viêm nhiễm dẫn đến tình trạng dịch trong màng phổi sinh ra nhiều hơn bình thường, dân gian thường gọi là phổ có nước. Tràn dịch màng phổi cũng gây nên các triệu chứng khó thở và đau tức ngực, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Bệnh học viêm phổi hít sặc
Xét về khía cạnh bệnh học thì căn bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể kể đến như:
- Các chất ứ đọng trong dạ dày (hội chứng Mendelson): Khi dạ dày không thực hiện hoàn chỉnh quá trình tiêu hóa thì sẽ còn dư lại một lượng chất nhất định. Các chất này trong quá trình trào ngược dạ dày vô tình xâm nhập vào phổi. Quá trình này thường xảy ra nhiều vào ban đêm. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu hít phải axit dịch vị nguyên chất của dạ dày. Những axit này sẽ khiến phổi nhiễm trùng nặng, sưng phồng, bong tróc các mô,…và cuối cùng là viêm phổi hít.
- Dị vật vô tình hít phải: Trường hợp này thường hay gặp ở trẻ em vì tính cách tò mò nên thường đưa những vật lạ vào miệng hoặc mũi. Đôi khi cũng do quá trình ăn không cẩn thận làm sặc các dị vật này vào phổi. Nếu không được lấy dị vật ra kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho quá trình hô hấp cũng như tính mạng của người bệnh.
- Các loại vật chất trơ, khí bẩn: Trường hợp này thường gặp ở những bệnh nhân có đặc tính nghề nghiệp phải làm trong môi trường khói bụi thường xuyên như công nhân mỏ than, phụ hồ,… Những vật chất này sau khi bị hít vào thì thường khó để thở ra hoặc ho ra. Ứ đọng nhiều trong phổi sẽ gây ra các viêm phổi hít và tổn thương phổi tùy mức độ.
- Do rối loạn nuốt: Nguyên nhân này thường gặp ở người già hoặc những người có vấn đề khi nhai nuốt thức ăn do quá trình này khó khăn dẫn đến các đờm, dãi, thức ăn trong lúc nuốt sẽ vô tình lọt vào phổi. Những chất này là tiền đề cho vi khuẩn, virus, nấm sinh sôi và phát triển và gây ra các viêm nhiễm tại phổi.
Xem thêm >> Viêm phổi không điển hình: Đối tượng, tác nhân và cách xác định
Thường thì căn bệnh này có thể điều trị bằng cách phẫu thuật để lấy dị vật không tan hoặc dùng kháng sinh để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Nếu điều trị kịp thời và nghiêm túc thì người bệnh có thể nhanh chóng được chữa khỏi.
Thông tin khác về viêm phổi hít sặc
Những đối tượng có đặc điểm dưới đây sẽ dễ bị mắc bệnh phổi hít sặc nên cần lưu ý:
- Những người mắc bệnh gây tổn thương thần kinh cơ, ảnh hưởng tới các hoạt động cơ học trong cơ thể như bệnh nhân Parkinson, nhược cơ, teo cơ,… các bệnh liên quan đến não như nhồi máu não, xuất huyết não,… Những bệnh nhân này thường mắc các chứng rối loạn nhai nuốt nên rất dễ khiến các dị vật xâm nhập vào phổi.
- Những người mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh từ dạ dày lọt vào phổi và gây nên viêm phổi hít sặc.
- Những người cần hỗ trợ về mặt y tế trong quá trình thở hoặc ăn uống như bệnh nhân đặt ống thông dạ dày, bệnh nhân đặt nội khí quản, người bệnh nhận hỗ trợ thở máy, đặt ống thông mũi-dạ dày,… Các loại ống được đặt vào cơ thể có thể khiến cho các vi khuẩn, virus sinh ra và gây bệnh.
- Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, nhiều hóa chất gây hại thường xuyên cũng dễ dàng hít phải những chất này và gây tổn thương phổi.
- Thai nhi nằm trong bụng mẹ hít phải phân su trong nước ối cũng dễ bị viêm phổi hít sặc khi ra đời vì lượng phân su có trong phổi.
- Trẻ em bị tật ở miệng hoặc thường xuyên đùa nghịch trong quá trình ăn uống cũng dễ khiến sặc các dị vật lạ vào phổi.
Những đối tượng được kể đến trên đây cần hết sức chú ý trong quá trình ăn uống, ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nuốt. Cần có các biện pháp bảo hộ khi làm việc trong môi trường có nhiều dị vật có thể xâm nhập phổi trong quá trình hít thở. Đồng thời, bố mẹ, người thân cũng cần có những kiến thức cơ bản trong sơ cấp cứu khi hít, sặc phải dị vật lạ để có thể cứu chữa kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh viêm phổi hít sặc, đặc điểm, bệnh học và một vài thông tin liên quan. Hy vọng rằng qua bài viết này độc giả sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này để có phương pháp phòng chống, chữa trị cho bản thân và gia đình.