Viêm xoang hàm là một trong những bệnh lý ở hàm vô cùng phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi thay đổi thời thiết, gây rất nhiều khó chịu cho những sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Lâu dần có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nó!
Nội dung chính trong bài
Tìm hiểu về viêm xoang hàm
Trên cơ thể người có một hệ thống xoang bao gồm các xoang sau: xoang hàm, xoang sàng (nằm giữa 2 bên mắt, phía bên dưới vùng trán một chút), xoang bướm (ở vị trí sâu dưới nền sọ, liên quan tới phần sau ổ mắt, gắn liền với tuyến yên) và xoang trán.
Trong đó, viêm xoang hàm là hiện tượng bệnh xoang xảy ra ở hai bên má và vùng mắt. Khi bề mặt các xoang được bao phủ bởi các lớp niêm mạc và lớp niêm mạc đó bị viêm nhiễm, phù nề. Có thể ở vị trí hàm phải, hàm trái, cả 2 bên hoặc hàm trên.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này nói riêng và cả mặt nói chung như sau:
- Do một thời gian dài bị viêm mũi dị ứng.
- Do lệch vách ngăn mũi vì cấu trúc giải phẫu.
- Do một số bệnh lý thường gặp về răng miệng.
- Do chấn thương vì tai nạn.
- Do những sai sót trong quá trình phẫu thuật dẫn đến hậu quả.
- Do vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Những đối tượng có khả năng bị viêm xoang hàm cao đó là:
- Người có cấu trúc khoang hàm sai lệch, có thể là hậu quả của phẫu thuật và những có thể do bẩm sinh.
- Người có tiền sử bệnh viêm mũi dị ứng hoặc nguy hiểm hơn là từng bị chính bệnh lý này nhưng không chữa trị dứt điểm dẫn đến bệnh tái phát.
- Người bị viêm nhiễm răng miệng, sâu răng nhưng không có những biện pháp điều trị triệt để.
- Người từng nhổ răng ở nha sĩ, có tiền sử phẫu thuật răng miệng. Có thể trong quá trình phẫu thuật có dị vật rơi vào bất ngờ hoặc bị tổn thương.
Đặc điểm viêm xoang hàm trái, phải
Bệnh xoang hàm trái, phải được chia làm 2 thời kỳ trong tiến trình của bệnh đó là cấp và mãn tính:
Viêm xoang hàm trái, phải cấp tính
Triệu chứng rõ ràng nhất của giai đoạn này đó là đau vùng mặt, nhức mỏi đầu, lan xuống thái dương, hốc mắt, đau buốt liên tục, dai dẳng, đau hơn và buổi sáng và buổi trưa, giảm dần vào buổi chiều và buổi tối. Khi người bệnh cúi đầu xuống sẽ rất đau và khó chịu, cả khi vận động nhiều hơn hay gập người xuống. Nếu dùng tay ấn vào mắt hoặc hố răng cũng sẽ có cảm giác đau. Trong thời gian bị bệnh có thể bị sổ mũi, dịch mũi lúc đầu sẽ loãng, sau dần chuyển màu ngả vàng, một số trường hợp có mùi hôi và mủ, cơ thể sốt cao …
Tình trạng bệnh xoang hàm cấp tính sẽ có những biểu hiện trên trong vòng 6 tuần và bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không có những phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm xoang hàm trái, phải mãn tính
Đây là giai đoạn hầu như không biểu hiện rõ những triệu chứng như giai đoạn trước, có thể chỉ là nghẹt mũi, chảy nước mũi, dịch chảy ra có màu xanh. Với những trường hợp có nguyên nhân từ răng miệng thì lượng mủ tiết ra sẽ có mùi hôi. Người bệnh có triệu chứng đau âm ỉ, dữ dội hai bên má và cả mặt. Bệnh xoang hàm mãn tính trái- phải hoặc hàm trên giai đoạn mãn tính thể mủ sẽ thường để lại sau đó một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm xương tuỷ, viêm sưng tấy hốc mắt, áp – xe não, viêm màng não …
Viêm xoang hàm uống thuốc gì?
Bệnh nếu không phát hiện và có những liệu pháp điều trị phù hợp kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm các bệnh lý viêm đa xoang, xoang vùng trán; các bệnh lý ảnh hưởng xuống cổ họng do dịch và mủ đổ về cổ họng như viêm thanh quản, viêm họng; nếu bị viêm hàm mãn tính sẽ có thể gây viêm tĩnh mạch xoang, viêm dây thần kinh thị giác …
Điều trị tại nhà với những trường hợp bệnh nhẹ
- Sử dụng nước muối pha loãng: Rửa mũi bằng cách bịt một bên mũi rồi hít một hơi thật sâu vào để nước muối chảy từ mũi xuống miệng. Làm 2 lần 1 ngày. Nhưng không nên quá lạm dụng tránh gây tổn thương vùng mũi hoặc viêm tai giữa.
- Xông hơi bằng nước nóng: Nhớ chú ý trùm kín đầu và thử nhiệt độ nước nóng vừa để tránh bị bỏng. Người bị viêm xoang hàm thực hiện 2 lần 1 ngày.
- Dùng hoa cây ngũ sắc: Giã nhuyễn một lượng hoa cây ngũ sắc và lọc bã lấy nước. Nhỏ nước cốt 2 – 3 lần 1 ngày sau khi đã vệ sinh mũi bằng nước muối.
- Dùng cây ké đầu ngựa: 32g cây ké đầu ngựa, 60g cây hoa ngũ sắc tươi. Sắc thuốc uống 2 lần 1 ngày. Uống từ 6 – 8 ngày bệnh sẽ có chuyển biến tốt.
Điều trị viêm xoang hàm bằng thuốc Tây
Vì phía trên là những bài thuốc dân gian nên có thể hiệu quả sẽ không được cao và không chữa được dứt điểm tuỳ theo từng tình trạng bệnh. Để có những liệu pháp đặc trị, bạn có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ và điều trị nội khoa bằng cách dùng các loại thuốc tây y hoặc ngoại khoa.
Thuốc kháng sinh thuộc nhóm Sephalosporine hoặc Amoxicillin. Thuốc giảm đau Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin … Thuốc kháng Histamin: Fexofenadine, Levoxetirizine, Cetirizine … Đây đều là những loại thuốc đặc trị sẽ được các bác sĩ khuyên dùng và kê đơn.
Trong thời gian sử dụng thuốc cần tuyệt đối lưu ý những vấn đề bác sĩ dặn dò, đi khám định kỳ thường xuyên để theo dõi thể trạng, tránh lạm dụng gây nhờn thuốc và gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu … Khiến sức đề kháng của cơ thể ngày càng giảm.
Viêm xoang hàm kiêng những gì?
Trong quá trình điều trị, ngoài sử dụng đúng và đủ liều dùng những loại thuốc bác sĩ đã kê đơn, còn cần phải kết hợp thực đơn ăn uống đảm bảo bổ sung đủ chất và tránh những chất gây hại, cản trở quá trình chữa bệnh.
Khi bị bệnh cần phải kiêng tuyệt đối:
- Đồ ăn có vị cay, nóng.
- Các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá.
- Các thực phẩm quá cứng.
- Đồ ăn lạnh.
- Các loại nước trái cây và đồ ngọt.
Xem thêm >> Viêm xoang mũi dị ứng không nên ăn gì, có lây và có mùi hôi không?
Bên cạnh đó, nên thường xuyên tập thể dục thể thao tăng sức đề kháng, chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, ăn uống vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa vệ sinh an toàn, và cuối cùng là vệ sinh cá nhân đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh.
Viêm xoang hàm trái, phải hoặc cả hai là một bệnh lý không hề khó điều trị nếu được phát hiện sớm và có những liệu pháp điều trị ổn định, khoa học trong một thời gian nhất định. Mức độ cải thiện bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, hãy thường xuyên đi khám tổng thể định kỳ để có thể nắm rõ tình hình sức khoẻ của bản thân. Chúc các bạn và người thân luôn khoẻ mạnh!