Bệnh chàm có lây không, có chữa được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm? Để biết thêm những thông tin về bệnh, nhờ đó tự mình trả lời được câu hỏi trên cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Bị bệnh chàm có lây không?
Bệnh chàm là một bệnh da liễu gây ra bởi tình trạng viêm ở vùng thượng bì với tổn thương đặc trưng là các mụn nước li ti trên nền da đỏ, mụn nước có thể vỡ ra, bong tróc vảy từng mảng kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nứt nẻ khó chịu. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh ở các vùng da mặt, tay chân và lưng, bụng.
Di truyền là một trong những yếu tố gây bệnh nên khiến nhiều người nghĩ rằng căn bệnh này có khả năng lây từ người này sang người khác.
Vậy bệnh chàm có lây không? Thực chất theo các nghiên cứu y khoa cho rằng, chàm da phần lớn là do cơ địa, thói quen sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng, xi măng… chứ không gây nên bởi vi khuẩn hay virus truyền nhiễm nào. Bởi vậy khi bạn tiếp xúc hay chăm sóc người bệnh cũng không cần quá lo lắng về khả năng lây nhiễm.
Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, vùng da bị chàm rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, làm cho tình trạng bệnh nặng nề thêm và lây lan sang các vùng da khỏe mạnh xung quanh. Gây nên nhiều phiền toái và cảm giác tự ti cho người bệnh.
Bệnh chàm có chữa được không?
Do nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng nên việc xác định chính xác nguyên nhân để điều trị là một việc khó khăn, đây cũng là lý do khiến cho việc điều trị bệnh chàm kéo dài và dai dẳng. Những phương pháp chữa hiệu quả là dùng thuốc trị bệnh chàm, kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng, vệ sinh da sạch sẽ,…
Cùng với thói quen không tốt là hay chà xát, gãi mạnh ở vùng da bị bệnh nên rất dễ làm các tổn thương nặng nề thêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng viêm mủ, để lại sẹo xấu, sẹo lõm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh.
Bên cạnh đó tâm lý chủ quan vì nghĩ chỉ là bệnh ngoài da nên không điều trị kịp thời, đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh kéo dài. Đa số người mắc bệnh chàm khi dừng thuốc là bệnh lại tái phát.
Điều trị căn bệnh da liễu này gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nhiều bởi thói quen sinh hoạt của người bệnh và điều kiện thời tiết, tuy nhiên nếu lựa chọn phương pháp phù hợp, đúng cách kết hợp với ăn uống, sinh hoạt khoa học, bệnh vẫn có thể chữa khỏi. Người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ để giảm được các triệu chứng của căn bệnh này.
Một số giải pháp cho người bệnh chàm
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo một số cách chữa sau:
Điều trị bệnh bằng Tây y
Các thuốc bôi ngoài da có thành phần chủ yếu là acid salicylic, glycerin, parafin…được dùng để cải thiện tình trạng khô da, nứt nẻ và bong vảy.
- Thuốc bôi dạng dung dịch như Jarish, vioform có tác dụng làm săn sẽe tổn thương.
- Các thuốc giảm ngứa chủ yếu là kháng histamin như Loratadin, Chlorpheniramine..
- Các thuốc có chứa corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả.
Các thuốc Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên cũng có những tác dụng không mong muốn như gây buồn ngủ, mệt mỏi, chán ăn, nặng nề hơn có thể gây phù, loãng xương, rối loạn nội tiết… Nên khi sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều lượng, thời gian.
Chữa bệnh chàm bằng phương pháp dân gian
Ngoài sử dụng thuốc Tây, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian lành tính để giảm các biểu hiện khó chịu của chàm da. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn các bài thuốc tốt nhất.
Một số bài thuốc bạn đọc có thể tham khảo là:
Dùng lá ổi chữa chàm
Lá ổi có tính kháng khuẩn tốt, cộng với tác dụng phục hồi tổn thương nên được dùng để chữa chàm từ rất lâu. Bằng cách làm đơn giản, có thể áp dụng ở mọi gia đình như sau:
Lấy một nắm lá ổi tươi, rửa sạch, vò nát. Cho thêm khoảng 200ml nước sạch đun sôi trong khoảng 10 phút, bỏ ra bát để nguội bớt rồi dùng khăn bông sạch thấm nhẹ lên vùng da bị bệnh, thoa đều nhẹ nhàng từ 10-15 phút, bạn sẽ thấy giảm ngứa và đỏđó đã nhanh chóng. Với cách làm tương tự bạn có thể dùng với là trà xanh, lá trầu không…
Dùng dầu dừa điều trị bệnh chàm
Dầu dừa có khả năng làm ẩm da rất tốt nên cực kỳ phù hợp với chàm khô, giai đoạn bong tróc vảy. Dùng một ít dầu dừa thoa lên vùng da bệnh, massage nhẹ nhàng trong 5 phút rồi rửa sạch lại da bằng nước lạnh,hiện tượng bong vảy sẽ giảm đáng kể sau khi bạn làm.
Phương pháp dân gian điều trị chàm tuy mang lại hiệu quả khá cao, nhưng chỉ áp dụng đối với các trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu, và cần được đảm bảo vệ sinh khi sử dụng, tránh tình trạng có thể làm bệnh xấu đi. Khi sử dụng trong thời gian từ 5-7 ngày nếu thấy bệnh không thuyên giảm thì nên áp dụng phương pháp chính thống.
Ngoài ra người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ. Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có ga, các chất kích thích, các đồ cay nóng.
Trên đây là những thông tin về bệnh chàm có lây không và chữa được không. Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thêm những kiến thức để phòng bệnh hiệu quả. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!