Bệnh tổ đỉa ở chân không phải là một bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cần thiết về nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý căn bệnh này.
Nội Dung Được Quan Tâm
- Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt Bằng 5 Bài Thuốc Dân Gian Cực Hay
- Chữa Tổ Đỉa Bằng Rau Răm: Mẹo Đơn Giản Nhưng Rất Hiệu Quả
- Chữa Tổ Đỉa Bằng Tỏi: Chuyên Gia Hướng Dẫn Cách Làm Chi Tiết
- Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Với 4 Cách Cực Hay Không Thể Bỏ Qua
- Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Nhanh Khỏi, Hết Ngứa
- 4 Thuốc Trị Tổ Đỉa Của Nhật Bản Tốt Nhất Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Nội dung chính trong bài
Các yếu tố gây bệnh tổ đỉa ở chân?
Theo như nghiên cứu thì có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa nói chung và tổ đỉa ở chân nói riêng. Trong đó bao gồm những nguyên nhân chính như sau:
- Do yếu tố di truyền từ bố, mẹ sang con. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá cao, nhất là khi trẻ có cả bố lẫn mẹ đều bị tổ đỉa.
- Do tiếp xúc với nước, đất bẩn có chứa vi khuẩn gây bệnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám lên da và gây bệnh.
- Tiếp xúc với các chất gây hại cho da như xăng dầu, chất tẩy rửa, xi măng,…
- Tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn, nước ô nhiễm, phân bón tưới tiêu nhất là người nông dân.
- Do thay đổi nội tiết: chửa đẻ, tiền mãn kinh, mãn kinh,…
- Thời tiết khô hanh, thời điểm giao mùa cũng là thời điểm dễ mắc bệnh tổ đỉa.
- Người có mồ hôi chân tiết ra nhiều, liên tục.
Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên cũng có nhiều nguyên nhân khác nữa có thể gây ra tổ đỉa ở chân. Tùy thuộc cơ địa, sức đề kháng của mỗi người mà khi gặp những nguyên nhân này bệnh có phát triển hay không? Nhưng cách tốt nhất để phòng trừ bệnh vẫn là nên tránh, hạn chế tới mức tối thiểu những nguyên nhân có thể gây ra bệnh đã nêu trên.
Cách nhận dạng tổ đỉa ở chân
Vậy làm sao để nhận biết được mình hay những người xung quanh có bị mắc tổ đỉa ở da chân hay không? Dưới đây là một số các triệu chứng đặc trưng để nhận biết:
- Người bệnh thấy xuất hiện các cơn đau, rát, thấy khó chịu ở vùng gan bàn chân, rìa các ngón chân hay ở vùng đầu ngón chân. Chân cũng tiết ra nhiều mồ hôi hơn nên bệnh nhân luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu ở bàn chân.
- Xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ li ti, kích thước khoảng 1-2 milimet, các mụn này nhìn trắng, trong. Các nốt mụn thường mọc ở vùng gan bàn chân, rìa các ngón chân. Mụn mọc thành từng đám, sờ có cảm giác dày, nổi sần sùi trên da. Các nốt mụn này rất khó vỡ, thường nó tự xẹp rồi da vùng đó chuyển sang màu vàng.
- Ngứa nhiều ở vùng da mọc mụn, khiến bệnh nhân rất khó chịu, gãi nhiều, có thể gây tổn thương da.
Dựa vào những đặc điểm này của bệnh tổ đỉa ở chân mà người bệnh có thể xác định xem mình có bị bệnh hay không? Nếu như thấy có những triệu chứng này, tốt nhất là tới khám bệnh tại cơ sở y tế để sớm được điều trị, tránh những biến chứng không tốt có thể xảy ra. Có một điều đáng lưu ý là tỷ lệ ở chân xảy ra khá nhiều với các trường hợp bệnh tổ đỉa ở trẻ em.
Thuốc chữa bệnh tổ đỉa ở bàn chân
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp chữa chân bị tổ đỉa, bao gồm cả Tây y và Đông y, mang lại hiệu quả điều trị khá tốt.
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây
Khi tới khám bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc như:
- Một số loại thuốc bôi, kem bôi tại chỗ như: Dung dịch Jarish, Metylen, Eumovate, Dermovate, Flucinar,…
- Thuốc điều trị sử dụng đường uống như: Oratadin, Citirizin, Telfast,…
Các loại thuốc Tây thường ít nhiều cũng mang lại tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, do đó người bệnh không nên tự ý mua về để sử dụng. Nên dùng khi có đơn thuốc kê của bác sĩ, dùng đúng liều, đúng hướng dẫn để không gây hậu quả không mong muốn.
Thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa ở chân
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây theo đơn của bác sĩ để chữa bệnh, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách chữa bệnh dân gian như:
- Lá đào: Chuẩn bị 1 nắm lá đào, đem rửa sạch sau đó giã nhỏ, đắp lên vùng da bị bệnh trong vòng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày khoảng 1-2 lần.
- Rượu tỏi: Chuẩn bị 2 củ tỏi, thái lát vừa, ngâm với 200 ml rượu trắng trong 1 tuần, sau đó dùng rượu này bôi lên vùng da bị bệnh. Thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.
Các phương pháp trị bệnh dân gian này sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, lành tính, dễ dàng thực hiện được và cũng không mang lại tác dụng phụ cho bệnh nhân khi sử dụng như thuốc Tây y. Hơn thế nữa, hiệu quả điều trị cũng khá cao.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng nên chú ý tới một số vấn đề sau để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất:
- Không nên đi giày quá lâu, sẽ khiến chân bị bí, mồ hôi không thoát ra được làm chân bị ẩm ướt, tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để rửa chân, khi rửa cũng không chà sát quá mạnh, có thể làm cho da vùng bệnh tổn thương nặng nề hơn.
- Giữ chân khô ráo, sạch sẽ, không nên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, phân bón,… nên dùng ủng cao su khi tiếp xúc.
Trên đây là một số những thông tin về bệnh tổ đỉa ở chân mà người bệnh có thể tham khảo. Khi thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn nên tới khám bệnh ở các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.