Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là một phương pháp được lưu truyền khá nhiều trong dân gian. Tuy nhiên thực sự phương pháp này có hiệu quả hay không và khi áp dụng thì cần lưu ý những điều gì? Cùng làm sáng tỏ vấn đề này trong bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Công dụng lá trầu không chữa bệnh gì?
Tổ đỉa là một bệnh da liễu biểu hiện bởi tình trạng viêm da và rất ngứa. Bệnh này thường gây ra những triệu chứng rất ám ảnh như da nổi mụn nước sâu, ngứa ngáy khó chịu vô cùng, tổn thương da dày sần sùi, tổn thương da gây bong tróc chảy máu hoặc nặng nhất là khi các mụn nước bị vỡ thì chúng gây bội nhiễm, viêm và sưng đỏ đau đớn và ám ảnh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa như thói quen vệ sinh cá nhân kém, dùng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày, môi trường sinh sống và làm việc mất vệ sinh hoặc độc hại do có chứa các hóa chất công nghiệp. Đáng chú ý, những người có cơ địa mẫn cảm hoặc do tác dụng phụ của việc dùng thuốc điều trị cũng là những lý do gây bệnh này.
Có nhiều phương pháp chữa tổ đỉa, tuy nhiên trong dân gian lưu truyền rất rộng rãi bài thuốc dùng lá trầu không. Có thể nói, đây là một phương pháp chữa bệnh gần gũi, ít tốn kém, nhiều người có thể tiếp cận được. Vì vậy, nhiều người đã áp dụng phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không. Nhưng tại sao lại dùng lá trầu không?
Theo các ghi chép của YHCT, lá trầu không có tính cay nồng, vị ấm, có khả năng tác động vào các kinh tỳ, phế, vị nhằm sát khuẩn, tiêu viêm, chỉ khái và hạ khí. Vì thế, loại lá này ngoài được dùng trong chữa tổ đỉa thì còn có mặt trong nhiều bài thuốc chữa nhiều bệnh ngoài da khác.
Còn theo phân tích của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy trong lá trầu không có nhiều hoạt chất quan trọng như eugenol, chavicol, chavibetol, carvacrol, cineol, allylcatechol, methyl eugenol, estragol, caryophyllen, p-cymen, cadinen; tanin, rất nhiều vitamin và acid amin… Đây đều là những hoạt chất có vai trò như những kháng sinh mạnh có khả năng ức chế và tiêu diệt nhiều loại vius, vi khuẩn và nấm như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn coli…
Đặc biệt, trong một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư HCG (có trụ sở tại Ấn Độ) từng được công bố trên tạp chí Ung thư Nam Á (South Asian Journal of Cancer), chiết xuất từ lá trầu không đã được nhắc tới trong vai trò tiêu diệt các khối u trong các thí nghiệm trên động vật. Vì vậy, việc áp dụng trị tổ đỉa bằng lá trầu không là có cơ sở và nhiều người cũng đã thành công trong việc điều trị bằng phương pháp này.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc trị tổ đỉa dân gian từ lá trầu không đem lại hiệu quả cao dưới đây.
Điều trị tổ đỉa bằng lá trầu không và phèn chua
Phèn chua là cách gọi dân gian của kali alum (muối sunfat kali nhôm). Đây là một hợp chất có màu trắng tinh (hoặc đục) tan nhanh trong nước. Theo nhiều tài liệu khoa học, phèn chua có nhiều lợi ích thiết thực đối với sức khỏe trong đó có công dụng sát trùng da. Trong nhiều ứng dụng của phèn chua, công dụng ức chế vi khuẩn và virus được nhắc tới khá nhiều. Vì thế, nhiều bệnh da liễu gây lở loét da hoặc tình trạng viêm ở niêm mạc miệng cũng có thể ứng dụng phèn chua trong điều trị.
Khi kết hợp phèn chua với lá trầu không, bài thuốc này có thể giúp người bệnh tổ đỉa giảm ngứa khá hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Lá trầu không: 20 cái
- Phèn chua: 2 viên
Thực hiện:
- Lá trầu không đem rửa sạch, để ráo bớt nước rồi vò nát.
- Tiếp đến, cho lá trầu không cùng với phèn chua vào nồi, thêm 1 lít nước và đun sôi lên.
- Lọc lấy nước rồi đợi cho nước nguội bớt đến khi có thể ngâm rửa được thì cho vùng da bị bệnh vào ngâm cho đến khi nước nguội hẳn.
- Cuối cùng, lấy khăn mềm và lâu khô vùng da vừa ngâm rửa. Người bệnh kiên trì thực hiện một tuần 2-3 lần sẽ thấy hiệu quả.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và muối biển
Muối biển từ lâu đã được biết đến là có công dụng cực tốt trong sát khuẩn và khử trùng. Vì thế, khi kết hợp với lá trầu không thì sẽ có tác dụng giúp giảm ngứa, giảm đau và khắc phục tình trạng viêm nhiễm rất hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Lá trầu không: 30g (khoảng 15-20 lá)
- Muối biển: 1 thìa
Thực hiện:
- Đem lá trầu không ửa thật sạch rồi đem vò nát.
- Tiếp đến, cho thêm 200ml nước vào nồi cùng với lá trầu không, đun sôi liu riu trong 10 phút để tinh chất trong lá trầu tiết ra nước.
- Sau đó cho thêm 1 thìa muối biển vào nước lá trầu và khuấy đều.
- Dùng nước này để rửa vùng da bị bệnh, ngày nên rửa 2 lần. Làm liên tục trong nhiều ngày liên tiếp.
Ngoài cách trên, người bệnh cũng có thể trộn muối và lá trầu không đã được vò nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, cách này có thể gây xót da nên việc áp dụng cần hết sức cẩn trọng.
Mẹo dân gian từ lá trầu không và rau răm
Trong YHCT, rau răm là một loại thảo dược có vị cay, đắng và tính ấm, thường được dùng để tiêu độc, chống viêm hạ khí, hoạt huyết và trừ phong hàn. Khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều hoạt chất quý trong rau răm như: Dodecanal, decanal, decanol, sesquiterpene…
Khi kết hợp rau răm và lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa sẽ có công dụng sát trùng và làm dịu vùng da bị tổn thương khá tốt. Người bệnh áp dụng như sau:
Chuẩn bị:
- Lá trầu không: 30g
- Rau răm: 30g
Thực hiện:
- Lá trầu không và rau răm đem rửa thật sạch rồi ngâm vào chậu nước muối loãng để khử trùng.
- Tiếp đến, cho lá trầu không, rau răm vào nồi và thêm 500ml nước, đun sôi trong 15 phút cho ra hết dược chất.
- Khi nước được rồi thì lọc lấy nước và chờ nguội bớt thì ngâm vùng da bị bệnh vào nước cho đến khi nước nguội.
- Cuối cùng, dùng một khăn mềm sạch lau khô. Kiên trì thực hiện trong nhiều ngày để có hiệu quả.
Lưu ý khi trị tổ đỉa bằng lá trầu không
Các cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không kể trên được đánh giá là khá hiệu quả trong điều trị và lành tính. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng cách chữa bệnh này.
Theo đó, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng và từng tình trạng bệnh thì mới có thể dùng phương pháp này được. Thông thường, người bị tổ đỉa ở giai đoạn đầu hoặc thể nhẹ thì khi áp dụng có thể giúp đỡ được phần nào triệu chứng của bệnh. Đối với những người bệnh nặng hoặc cơ địa quá nhạy cảm thì không nên áp dụng cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không vì hiệu quả điều trị không cao hoặc dị ứng lá trầu.
Trên thực tế, bệnh tổ đỉa là một bệnh viêm da có liên quan đến yếu tố cơ địa nên việc điều trị cần chuyên sâu và tổng thể hơn thì mới có thể dứt điểm được. Vì vậy, với hàm lượng dược chất khá ít trong các bài thuốc trên thì mới chỉ có thể khắc phục được phần nào triệu chứng của bệnh.
Nếu người bệnh vẫn muốn áp dụng phương pháp chữa tổ đỉa bằng lá trầu không này thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
- Cần ngâm rửa sạch sẽ các nguyên liệu thảo dược cho hết bụi bẩn trước khi làm thuốc để tránh nhiễm khuẩn.
- Vùng da bị bệnh nên được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và trước khi sử dụng thuốc thì cũng cần được vệ sinh sạch để tránh bội nhiễm.
- Nếu thấy bất cứ triệu chứng khó chịu nào khác do việc áp dụng bài thuốc này gây ra thì cần dừng ngay.
Trên đây là những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích! Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Em ngâm ít lá trầu lắm mà bị rát với nhứt lắm có nên tiếp tục ko vậy cho em y kiến
Nếu ngâm lá trầu tắm mà bị rát với nhức kéo dài thì bạn nên dừng lại, bạn vui lòng để lại số điện thoại cho nhà thuốc để các bác sĩ gọi điện tư vấn tình trạng trực tiếp cho bạn