Bệnh tổ đỉa ở tay không phải là một căn bệnh hiếm gặp tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về nó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cần thiết về dấu hiệu và phương pháp chữa căn bệnh này.
Nội dung chính trong bài
Cách nhận biết bệnh tổ đỉa ở tay
Tổ đỉa nói chung có thể hiểu một cách đơn giản đó là một tình trạng viêm da ở lớp thượng bì, bệnh tổ đỉa ở tay là khi tình trạng viêm da này xảy ra ở vùng tay. Do là một bệnh lý da liễu nên ta có thể nhận biết được bệnh thông qua một số dấu hiệu đặc trưng của nó, từ đó xác định sớm được bệnh, điều trị kịp thời.
Các biểu hiện giúp bạn có thể nhận biết được tổ đỉa ở ngón tay như:
- Xuất hiện những cơn đau, rát ở vùng bàn tay.
- Mọc mụn nước ở tay: Những nốt mụn nước này thường mọc ở vùng gan bàn tay, vùng kẽ các ngón tay hoặc vùng đầu các ngón tay. Các nốt mụn này có màu trắng trong, nhỏ li ti, kích thước từ 1-2 milimet, chúng mọc sát nhau thành từng đám. Khi sờ vào thấy các nốt mụn nổi sần trên da, đầu mụn nước dày. Các nốt mụn này rất khó vỡ, chúng chỉ tự xẹp đi và chuyển thành màu vàng ở vùng da mọc mụn.
- Cảm thấy ngứa rát, khó chịu ở vùng da bị bệnh: Người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy nhiều ở nơi mọc mụn nước. Ngứa nên bệnh nhân thường gãi nhiều, có thể gây tổn thương vùng da bàn tay. Đây là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bội nhiễm.
Dựa vào những dấu hiệu đặc trưng này ta có thể nhận biết sớm được bệnh tổ đỉa ở chân hoặc bàn tay. Nếu như không điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển biến nặng, khi đó ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân có thể xuất hiện sốt cao,nổi hạch bạch huyết,…
Các yếu tố gây bệnh tổ đỉa ở tay
Những nguyên nhân nào có thể gây ra tổ đỉa ở da tay? Theo các bác sĩ da liễu, nguyên nhân gây ra căn bệnh này rất đa dạng. Tuy nhiên một số những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh hay gặp như:
- Yếu tố di truyền: Theo như thống kê, người có bố hoặc mẹ bị bệnh thì xác suất người đó cũng bị mắc tổ đỉa là 8%. Còn đối với người có cả bố lẫn mẹ đều bị bệnh thì xác suất bị bệnh có thể là 46%.
- Thời tiết, khí hậu: Khí hậu thay đổi đột ngột thất thường, khí hậu hanh khô cũng là nguyên nhân có thể gây bệnh tổ đỉa ở tay.
- Tiếp xúc với môi trường độc hại: Da tay tiếp xúc với các chất tẩy rửa, chất hoá học, nước bẩn, nước phân trực tiếp, không dùng bảo hộ lao động như găng tay. Việc tiếp xúc này sẽ khiến cgho da tay bị tổn thương, từ đó vi khuẩn gây bệnh xâm nhập dễ dàng hơn.
- Người có cơ địa ra mồ hôi tay nhiều: Một số người ra mồ hôi tay rất nhiều, khi này tay luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Dị ứng: Với những người có cơ địa dị ứng, da họ luôn mẫn cảm với các tác nhân gây dị ứng, đó cũng là một yếu tố thuận lợi làm cho bệnh tổ đỉa xuất hiện.
Bên cạnh những tác nhân chính này cũng còn những tác nhân khác cũng có thể gây nên bệnh tổ đỉa. Để tránh bị bệnh cách tốt nhất là phòng trừ các tác nhân có thể gây bệnh như:
- Sử dụng đồ bảo vệ khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, chất hoá học, nước bẩn, nguồn nước ô nhiễm, phân bón,…
- Dưỡng ẩm cho da, uống đủ nước mỗi ngày, bôi kem dưỡng ẩm da tay,…
Thuốc trị tổ đỉa ở bàn tay, ngón tay
Hiện nay các phương pháp chữa tổ đỉa cũng khá là phong phú, bao gồm cả thuốc Tây y lẫn Đông y, cả 2 phương pháp đều mang lại hiệu quả rất tốt cho bệnh nhân.
Chữa bằng thuốc Tây
Khi bạn tới khám tại các cơ sở y tế và được chẩn đoán là bị tổ đỉa, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn một số loại thuốc sau cho bạn:
- Corticosteroid: Đây là một thành phần chữa các bệnh lý về da, các thuốc chứa thành phần này để điều trị bệnh thường ở dạng kem bôi, thuốc mỡ, dùng tại chỗ. Các thuốc này mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, làm giảm các triệu chứng của bệnh, bớt ngứa ngáy hơn. Tuy nhiên không nên tự ý mua thuốc này về sử dụng vì nó có nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc kháng histamin đường uống: Thuốc giúp giảm các triệu chứng ngứa cho bệnh nhân, cắt con ngứa giúp bệnh nhân thoải mái hơn.
- Liệu pháp ánh sáng: Có thể điều trị bệnh tổ đỉa bằng việc sử dụng các tia như hồng ngoại, tử ngoại. Cách chữa này cũng mang lại hiệu quả rất tốt.
Điều trị bệnh tổ đỉa ở tay bằng thuốc dân gian
Đối với những người không sử dụng được các thuốc Tây để điều trị thì có thể tham khảo một số cách chữa bệnh dân gian từ những nguồn nguyên liệu dễ kiếm và lành tính như:
- Lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch, giã nát. Sau đó cho một ít nước vào, đun sôi lên rồi để cho bớt nóng. Dùng nước này ngâm tay trong vòng 10-15 phút, ngày 1-2 lần, bã xát vào vùng da bị bệnh.
- Lá lốt: Một nắm nhỏ lá lốt rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống. Mỗi ngày người bị bệnh tổ đỉa ở tay thực hiện phương pháp này 2 lần.
- Củ ráy: Lấy 1 củ ráy rửa thật sạch, bỏ vỏ, rồi cắt thành các miếng mỏng, giã nát rồi cho nước vào đun sôi lên, để cho nước sôi khoảng 5 phút cho tính chất ra hết. Để nguội bớt rồi ngâm tay trong vòng 10-15 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
- Muối hạt: Rang nóng 2 thìa muối hạt, để cho nguội bớt rồi cho vào một cái khăn mỏng, bọc lại, chườm lên vùng da bị bệnh. Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Các cách chữa tổ đỉa dân gian này không những dễ làm, nguyên liệu sẵn có mà hiệu quả mang lại cũng tương đối cao. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây theo đơn của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm các cách này.
Trên đây là một số thông tin về bệnh tổ đỉa ở tay mà bạn có thể tham khảo. Khi thấy mình có các triệu chứng của bệnh lý này, bạn nên tới cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt, không để các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Cháu muốn dc tư vấn 0987931498
Chào bạn Dũng, nhà thuốc sẽ gọi điện lại để tư vấn chi tiết cho bạn