Chữa tổ đỉa bằng muối là phương pháp dân gian khá dễ thực hiện nên được nhiều người áp dụng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem công dụng của muối trong điều trị bệnh và những lưu ý cần thiết khi áp dụng.
Nội dung chính trong bài
Chữa tổ đỉa bằng muối có tốt không?
Muối vốn dĩ là một gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Trong nhiều tài liệu dân gian đã ghi lại công dụng sát khuẩn, khử trùng, kháng viêm của loại gia vị này. Bên cạnh đó, muối còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của nhiều loại nấm và vi khuẩn. Chính vì thế, người ta hay dùng muối để làm dịu tình trạng viêm họng, các vết sưng đỏ hoặc mụn nước trên da nên hạn chế biểu hiện của các bệnh tổ đỉa, vảy nến, viêm da,…
Tổ đỉa là một bệnh lý viêm da gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi mắc tổ đỉa, người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng như da bị sưng đỏ, rất ngứa, mọc mụn nước trên da, da sần sùi thô ráp dễ nứt nẻ… rất mất thẩm mỹ. Từ rất lâu, người xưa đã biết dùng muối biển để cải thiện các triệu chứng của bệnh, sát trùng các vết thương khi mụn nước tổ đỉa vỡ để không làm bệnh lan rộng ra các vùng da lành.
Tuy vậy, loại muối dùng để chữa bệnh phải là muối biển tinh khiết mới chỉ bị loại bỏ tạp chất chứ chưa hề bị sấy hay pha trộn thêm các chất phụ gia khác thì mới có hiệu quả. Người bệnh nên lưu ý lựa chọn đúng loại muối biển khi muốn áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng muối này.
Hướng dẫn 4 cách chữa tổ đỉa bằng muối
Hãy cùng tham khảo những bài thuốc từ muối cực tốt dưới đây:
Bài thuốc 1: Muối biển rang
Bản thân muối đã có tính chất sát trùng rất tốt rồi, vì vậy ta có thể chỉ dùng nguyên muối biển để giúp cải thiện tình trạng viêm sưng và cảm giác ngứa ngáy trên vùng da bị bệnh.
Chuẩn bị:
- Muối hạt: Khoảng 1-2 nắm
Thực hiện:
- Bắc một chiếc chảo lên bếp cho đến khi chảo nóng thì đổ phần muối biển đã chuẩn bị vào chảo.
- Dùng đũa đảo đều cho đến khi muối được rang thật nóng. Thời gian đảo trên bếp lửa nhỏ là khoảng 5-10 phút thì được.
- Tắt bếp, tiếp tục đảo thêm để hạt muối bớt nóng. Đợi đến khi hạt muối âm ấm là được.
- Vùng da bị bệnh tổ đỉa cần được vệ sinh sạch và lau khô bằng khăn mềm. Người bệnh dùng muối rang đắp lên vùng da bị bệnh trong 5-10 phút thì rửa lại bằng nước sạch và lau khô da. Thực hiện liên tục 2-3 lần/ngày, liên tục trong nhiều ngày.
Bài thuốc 2: Chữa tổ đỉa bằng muối hạt kết hợp với lá trầu không
Lá trầu không có vị cay, mùi thơm nồng và có nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Trong dân gian, loại lá này thường được dùng để chữa một số bệnh ngoài da và giúp sát trùng da. Khi kết hợp lá trầu không và muối sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm sưng của vùng da bị tổ đỉa, ngăn ngừa việc các nốt mụn tổ đỉa bị vỡ và lây sang các vùng da lành lân cận.
Chuẩn bị:
- Muối biển: 1 thìa
- Lá trầu không: 1 nắm khoảng 15-20 cái
Thực hiện:
- Rửa thật sạch lá trầu không, để cho ráo bớt nước rồi vò nát.
- Bắc một nồi nước khoảng 500ml lên bếp rồi thêm một thìa muối vào đun cùng cho tan. Khi nước sôi thì cho lá trầu đã vò nát vào đun cùng cho đến khi lá ngả màu vàng là được.
- Đổ nước này vào chậu rồi chờ cho nguội bớt thì tiến hành ngâm vùng da bị bệnh. Chú ý vừa ngâm rửa vừa lấy bã lá trầu chà nhẹ nhẹ lên vùng da bệnh.
- Ngâm đến khi nước nguội là được. Dùng khăn khô mềm để thấm nước trên da.
- Nên thực hiện mỗi ngày 2 lần sáng tối (trước khi đi ngủ).
Bài thuốc 3: Sử dụng muối hạt và rau răm
Trong rau răm có rất nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm nên dân gian từ lâu đã kết hợp loại rau này cùng với muối biển để cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
Chuẩn bị:
- Muối biển: 1 thìa
- Rau răm: 1 bó
Thực hiện bài thuốc chữa tổ đỉa bằng muối và rau răm:
- Rau răm nhặt bỏ bớt gốc và phần lá mục nát, đem rửa thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn rồi vớt ra để cho ráo bớt nước.
- Đem rau răm đi xay nhuyễn bằng máy xay hoặc giã đều được.
- Bắc chảo lên bếp cho nóng, đổ phần rau răm xay vào chảo và cho thêm 1 thìa muối. Đảo đều tay trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp nóng.
- Hỗn hợp nguội bớt thì lấy đắp lên vùng da bị tổ đỉa trong 15-20 phút.
- Đắp xong thì rửa lại bằng nước lạnh, lấy khăn sạch lau khô.
- Nên thực hiện mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Làm liên tục trong nhiều ngày.
Bài thuốc 4: Điều trị bệnh tổ đỉa bằng muối hạt và khế chua
Trong dân gian, khế chua là một loại quả có tính thanh nhiệt rất tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng kháng khuẩn. Khi kết hợp muối biển và khế chua có thể giúp cải thiện một số triệu chứng như sưng đau, ngứa của bệnh.
Chuẩn bị:
- Khế chua: 2 – 3 quả
- Muối biển: 1 nắm
Thực hiện:
- Khế rửa sạch cho hết bụi bẩn, sau đó đem thái thành các lát mỏng.
- Đem khế chua thái lát nướng cho nóng. Khi khế nóng thì trộn với muối biển và tiếp tục nướng trên than hồng.
- Vùng da bị tổ đỉa cần được vệ sinh sạch sẽ và lau khô. Khi khế đã được nướng xong cần để nguội bớt thì mới đắp lên vùng da bị tổn thương. Đắp tới khi khế nguội hẳn là được.
- Chú ý nhiệt độ thích hợp để không bị phỏng da. Đắp xong thì rửa lại vùng da bệnh cho sạch và lau khô. Thực hiện 3 lần một tuần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý khi dùng muối chữa bệnh tổ đỉa
Mặc dù chữa tổ đỉa bằng muối là một phương pháp khá dễ thực hiện và an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thì người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Vùng da bị bệnh trước khi thực hiện đắp muối hoặc ngâm rửa thì phải được vệ sinh bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để sát trùng để tránh tình trạng nhiễm trùng gây bội nhiễm.
- Nếu vùng da tổ đỉa đã có các nốt mụn nước bị vỡ, đang bị viêm nhiễm và có vết thương hở thì không được áp dụng phương pháp này vì muối mặn sẽ làm cho vết thương trên da bị kích ứng rất xót và đau. Hơn nữa việc đắp trên vết thương hở cũng không đảm bảo vệ sinh.
- Tuyệt đối không chà xát mạnh bạo muối lên vùng da đang bị bệnh vì có thể gây tổn thương da nặng nề hơn dẫn tới nhiễm trùng.
- Nếu sử dụng mà thấy da bị kích ứng quá mạnh thì nên ngưng sử dụng ngay.
Ngoài những lưu ý trên, người bệnh chú ý phương pháp trị tổ đỉa bằng muối chỉ là một liệu pháp có tính hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh chứ không thể thay thế cho các loại thuốc chữa bệnh khác. Ngoài ra, việc thực hiện cần kiên trì trong thời gian dài thì mới có hiệu quả.
Những thông tin chúng tôi đề cập trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng người bệnh cần hỏi ý kiến từ bác sĩ trước khi áp dụng.
Hy vọng qua bài viết về “chữa tổ đỉa bằng muối” thì bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
>> Xem thêm: Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản mà hiệu quả