Bệnh vảy nến có chữa được không, có tự khỏi được không là băn khoăn của rất nhiều người vì đây là căn bệnh thường hay gặp, đứng hàng thứ 2 chỉ sau viêm da cơ địa. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính trong bài
Bệnh vảy nến có tự khỏi không?
Vảy nến là một bệnh lý da liễu tự miễn do rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên có một số lý giải như: Các tế bào Lympho T nhận diện nhầm tế bào biểu bì da lành là kháng nguyên gây bệnh nên tấn công chúng. Ngoài ra các nhà khoa học cũng nêu ra một số yếu tố kích thích bệnh bùng phát như: Gen di truyền, cơ địa dị ứng, chế độ ăn uống,…
Đây là một bệnh lý mãn tính, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi có các đợt diễn biến cấp tính, bệnh nhân gặp rất nhiều phiền toái. Triệu chứng điển hình của bệnh như: Xuất hiện các đám da, mảng da màu trắng hoặc hồng bong tróc như vảy cá, có thể thấy các mụn nước, người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí nếu nặng nề hơn sẽ gây các biến chứng nhiễm trùng toàn thân, mù lòa nếu xuất hiện ở mắt và tàn tật nếu bệnh ảnh hưởng tại các khớp xương. Khi hết đợt cấp có thể sắc tố da bị thay đổi.
Nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu vảy nến có tự khỏi được không? Đây là một bệnh lý do hệ miễn dịch gặp bất thường, chính vì vậy vẩy nến không thể tự khỏi được, bệnh có thể xuất hiện sau đó biến mất nhưng có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, tổn thương buồng trứng ở phụ nữ, ung thư da,… nếu chúng ta không điều trị kịp thời.
Bệnh vảy nến có chữa được không?
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Các phương pháp trị liệu chỉ giúp cải thiện triệu chứng, ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng.
Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cho bạn lựa chọn. Đối với những đợt bùng phát dữ dội: Da khô và bong tróc nhiều kèm theo những biến chứng như nhiễm trùng, sốt cao thì việc dùng thuốc là bắt buộc. Sau những đợt cấp tính, người bệnh vảy nến trở về trạng thái bình thường, lúc này việc điều trị phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Đa phần sẽ không ai biết trước được khi nào bệnh bùng phát. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp bệnh diễn biến cấp tính sau khi stress, sang chấn tâm lý, mệt mỏi kéo dài hoặc mắc các bệnh lý khác. Đây là những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đó tạo cơ hội cho bệnh vẩy nến phát triển mạnh mẽ.
Các thuốc trị vảy nến tại chỗ được bác sĩ lựa chọn nhiều nhất như: Corticoid, retinoid, vitamin D, kem dưỡng ẩm, axit salicylic,…Tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh nhân viên y tế sẽ dùng thuốc phù hợp với bạn. Không nên tự ý mua thuốc bên ngoài và lạm dụng thuốc vì có thể gây rất nhiều tác dụng không mong muốn. Đặc biệt là corticoid, nếu không sử dụng đúng cách sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn, gây suy tuyến thượng thận và hàng loạt các bệnh lý toàn thân khác.
Ngoài ra, những phương pháp không dùng thuốc cũng rất cần thiết như: Sử dụng liệu pháp quang học, không ăn những thực phẩm chứa các chất kích thích và dễ gây dị ứng, tránh căng thẳng stress, tập thể dục đều đặn cũng giúp phần cải thiện bệnh.
Thay vì lo lắng bệnh vảy nến có chữa được không thì bạn hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Bệnh được xem là điều trị thành công khi giảm thiểu được triệu chứng, kéo dài thời gian tái phát bệnh và ngăn ngừa được biến chứng không đáng có.
Chữa vảy nến trong bao lâu?
Việc điều trị vẩy nến trong bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Mức độ nặng nhẹ, vị trí xuất hiện, độ tuổi của người bệnh và các bệnh lý kèm theo.
Đây là một bệnh lý mạn tính, tồn tại với người bệnh đến suốt đời và hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm được nguyên nhân gây bệnh. Chính vì thế điều trị vảy nến cũng kéo dài đến khi chúng ta mất đi. Tuy nhiên không phải người bệnh sẽ dùng thuốc thường xuyên liên tục, mà chỉ điều trị trong những đợt cấp của bệnh. Nếu sau đó bệnh nhân trở về bình thường thì không cần điều trị nữa.
Bệnh vảy nến cũng hoàn toàn không lây lan nên bệnh nhân cũng không cần cách ly trong quá trình mắc bệnh.
Song song với quá trình điều trị bằng Tây y thì kết hợp Đông y cũng giúp phòng ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh. Trong dân gian đã truyền miệng từ rất lâu các cây thuốc quanh nhà như: Lá trầu không, lá khế, dầu dừa,…chính là những vị thuốc hiệu quả, có thể sử dụng thường xuyên mà không gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc vì có thể có một số thành phần có hại cho cơ thể, mặc dù sử dụng bệnh sẽ đỡ rất nhanh nhưng gây nhiều hậu quả không lường trước được.
Căn bệnh da liễu này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng sau bài viết mọi người đều trả lời được câu hỏi: Bệnh vảy nến có chữa được không, có tự khỏi không? Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi.