Cá dầm xanh là một trong trong 4 loài cá quý hiếm và có giá trị cao. Tuy nhiên, việc đánh bắt quá mức đã làm số lượng của chúng trong tự nhiên giảm nhanh chóng và có nguy cơ trở nên tuyệt chủng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, tập tính, biện pháp bảo vệ loài cá này hiệu quả.
Nội dung chính trong bài
Đặc điểm của cá dầm xanh
Cá dầm xanh có tên khoa học là Bangana lemassoni – một loài cá nước ngọt thuộc họ cá chép (Cyprinidae). Đây được coi là “ngũ quý hà thủy” cùng với cá Anh vũ, cá Lăng, cá Chiên và cá Bỗng.
Đặc điểm để nhận biết cá dầm xanh là thân dài, dẹp, đầu hơi ngắn tương tự như cá chép. Thân của cá có màu đen óng, miệng to, môi dày trề ra. Viền của môi có những mấu thịt nhỏ hình tròn, hàm dưới phát triển, phủ lớp sừng mỏng nhọn.
Nguyên nhân miệng của loài cá này to và dày là chúng thường sinh sống ở đáy sông, nơi có dòng chảy xiết. Chúng phải dùng miệng để hút vào các tảng đá ở đáy sông để chống lại dòng chảy của nước. Đồng thời, đặc điểm này của cá dầm xanh cũng dùng để hút tảo, rong rêu bám trên đá.
Loài cá này thường có kích thước từ 30 – 55cm, trọng lượng cá dầm xanh thường thấy là 1 – 2kg. Cá lớn nhất được ghi nhận có khối lượng lên đến 7kg.
Cá dầm xanh thường bị nhầm lẫn với cá Anh vũ (một loài cá rất quý hiếm) vì chúng đều có cái miệng to và dày. Tuy nhiên, cá Anh vũ có thân hình dài, thuôn và có vây đuôi nhỏ hơn.
Hiện nay, cá đã được thuần chủng và nuôi ở một số nơi ở nước ta nhưng giá thành cá tự nhiên vẫn ở mức khá cao. Vì vậy, tình trạng đánh bắt quá mức cá dầm xanh trong tự nhiên vẫn diễn ra làm cho số lượng của loài này giảm đi nhanh chóng. Điều này khiến chúng ta phải có những biện pháp để bảo vệ loài cá này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
>> Tìm hiểu thêm: Họ cá nhám búa
Phân bố, thức ăn và tập tính sinh sản của cá dầm xanh
Thức ăn chủ yếu của loài cá này là tảo bám ở đáy, mùn hữu cơ và một số loài động vật không có xương sống cỡ nhỏ.
Môi trường sống của cá dầm xanh là nơi nước sạch, dòng sông sâu và nước chảy xiết.
Hiện nay, loài cá này phân bố chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở nước ta, chúng sinh sống ở các con sông lớn như sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Mã. Còn ở Trung Quốc thì cá dầm xanh thường được phát hiện ở tỉnh Vân Nam.
Cá dầm xanh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông vì đây là thời gian sinh sản của chúng. Mùa sinh sản sẽ kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Mỗi lần, cá sẽ đẻ ra khoảng 37000 trứng.
Cá cái thường đẻ ở nơi nước chảy xiết, đáy sông có nhiều đá và sỏi. Khi đẻ cá dầm xanh thường tập trung thành một đàn lớn và vào ban đêm, khi nhiệt độ đã xuống thấp.
Trong khoảng 1 năm đầu, cá dầm xanh con sẽ phát triển rất nhanh, có thể dài đến 30cm và sẽ chậm lại sau năm thứ 2.
Thực trạng hiện nay và biện pháp bảo vệ cá dầm xanh
Hiện nay, loài cá cá dầm xanh đã được nuôi thành công tại một số tỉnh phía Bắc nước ta. Tuy nhiên, do cá nuôi có chất lượng thịt không ngon bằng cá tự nhiên nên loài này vẫn bị đánh bắt quá mức.
Qua các cuộc khảo sát cho thấy, hiện nay số lượng loài cá này ở các sông ở Việt Nam còn rất ít. Nguyên nhân của vấn đề này bao gồm:
- Đánh bắt quá mức: Được đánh giá là một trong “ngũ quý hà thủy”, cá dầm xanh đem lại giá trị kinh tế rất cao. Chính vì thế, hoạt động đánh bắt loài cá này loài cá này diễn ra mức làm cho số lượng cá trong tự nhiên giảm đi nhanh chóng.
- Hiện nay, nơi cư trú của cá dầm xanh ngày càng bị thu hẹp do việc xây dựng các công trình thủy điện, thay đổi dòng chảy của sông.
- Hiện tượng thay đổi thời tiết, nhiều sông suối bị lũ ống và lũ quét đã phá hủy hệ sinh thái, nơi ở và bãi đẻ của cá.
Năm 2000, cá dầm xanh đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam với mức độ đe dọa cấp 5 và danh sách các loài cần được bảo vệ từ năm 1996. Một số biện pháp bảo vệ được đưa ra bao gồm:
- Chỉ cho phép đánh bắt những cá thể có kích thước lớn hơn 49cm hoặc nặng hơn 0.5kg vào mùa sinh sản.
- Khoanh vùng cấm để giảm cường độ đánh bắt cá dầm xanh.
- Không đánh bắt ở các bãi đẻ của cá.
- Nghiên cứu các phương pháp để tạo ra các bãi đẻ, vỗ béo cá dầm xanh con để tăng số lượng loài trong tương lai.
Tuy nhiên, vẫn chưa có các chính sách và quy chế cụ thể về cách bảo vệ và khai thác loài cá quý hiếm này. Chính vì vậy mà cá dầm xanh trong tự nhiên vẫn bị đánh bắt và khai thác quá mức.
Các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã vẫn được diễn ra trên toàn thế giới. Năm 2016, hội nghị Iwt Hà Nội đã diễn ra thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một số các biện pháp đã được đưa ra để chấm dứt các hoạt động buôn bán, vận chuyển, nuôi nhốt trái phép các loài động vật hoang dã. Bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin về chống buôn bán động vật hoang dã tại:
- https://www.hsi.org/news-media/prince-william-visits-vietnam-rhino-campaign-111616/
- https://www.hsi.org/news-media/vietnam-rhino-horn-ivory-destruction-111216/
- https://www.hsi.org/news-media/vietnam-wildlife-conference-statement-signed-111716/
Kỹ thuật nuôi cá dầm xanh hiệu quả
Một trong những biện pháp để hạn chế tình trạng đánh bắt loài cá này trong tự nhiên là nghiên cứu kỹ thuật nuôi loài cá này.
Hiện nay, đã có một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam như Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình,… đã nghiên cứu và thực hiện nuôi thành công cá dầm xanh.
Theo một chủ trang trại nuôi cá dầm xanh có nhiều kinh nghiệm ở Hòa Bình chia sẻ, để nuôi loài cá này thì điều kiện đầu tiên là phải có được một nguồn nước sạch. Để làm được điều này, khu ao nuôi phải luôn có đường dẫn nước vào và lối để nước chảy ra ngoài.
Nếu nguồn nước đục hoặc ô nhiễm thì cá sẽ còi cọc, phát triển chậm, thậm chí là chết.
Lá chuối, cỏ, lá sắn, cám gạo, cám ngô,… là những thức ăn chủ yếu của cá dầm xanh. Mỗi ngày nên cho ăn 3 lần vào sáng, trưa và tối. Buổi sáng nên cho cá ăn các loại thức ăn nhiều tinh bột như ngô hoặc cám gạo. Đặc biệt, loài cá này không ăn các loại cám công nghiệp nên chi phí nuôi cũng không quá tốn kém.
So với những loài cá khác thì cá dầm xanh có khả năng kháng bệnh rất tốt, không bị chết do thay đổi thời tiết bất thường. Đặc biệt, cá có thể chống lại thời tiết giá rét nên có thể thích hợp nuôi ở các tỉnh vùng núi phía Bắc – nơi thượng nguồn nước sạch của nhiều con sông lớn ở nước ta.
Cá dầm xanh có một nhược điểm là phát triển khá chậm, thời gian nuôi sẽ mất nhiều hơn so với các loại cá khác. Trung bình sẽ phải mất từ 3 – 4 năm mới có thể thu hoạch cá.
Để rút ngắn thời gian nuôi và tăng hiệu quả kinh tế, người nuôi nên thả gối các lứa cá hàng năm để luôn có cá dầm xanh thành phẩm cung cấp ra thị trường.
Với một thị trường luôn thiếu nguồn cung, việc nuôi cá dầm xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện kinh tế của địa phương. Đồng thời, giảm được tình trạng đánh bắt cá quá mức ngoài tự nhiên.
Bài viết trên cung cấp chi tiết thông tin về đặc điểm, tập tính và mức độ nguy cấp của cá dầm xanh trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc nhận thức được mức độ quan trọng trong việc bảo vệ loài cá này.