Các bài thuốc chữa tổ đỉa bằng tỏi không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, công dụng của các bài thuốc đó đối với căn bệnh da liễu này như nào và cách áp dụng như nào thì không phải ai cũng rõ. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề trên.
Nội dung chính trong bài
Tác dụng của tỏi chữa bệnh gì?
Bệnh tổ đỉa là một bệnh ở da liễu phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, viêm nhiễm, tác nhân từ môi trường,…
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là xuất hiện các nốt mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân hiếm khi lên đến cổ tay, cổ chân. Sau khi mụn nước vỡ da trở nên sần sùi và thay đổi sắc tố da. Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Bệnh dễ tái phát, tiến triển thành mạn tính nếu như không được điều trị triệt để từ những ngày đầu.
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa bằng tỏi được nhiều người áp dụng.
Theo Đông y từ bao năm nay, tỏi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể rất tốt.
Theo Tây y nghiên cứu thì trong tỏi có chứa các chất như Selenium, Allicin, Ajoene, Liallyl sulfide,…Chính những chất này có tác dụng kìm hãm hoạt động của các loại vi khuẩn, nấm… Nhờ đó mà có thể giảm nguy cơ bội nhiễm, các triệu chứng ngứa ngáy và giúp da phục hồi tốt hơn.
Hơn nữa, tỏi là một nguyên liệu rất phổ biến, có trong bếp của mọi nhà nên dùng tỏi làm thuốc chữa tổ đỉa là một phương pháp tiện lợi, rẻ tiền.
Cách chữa tổ đỉa bằng củ tỏi
Có nhiều phương thuốc điều trị bệnh khác nhau từ tỏi, dưới đây là những cách đem lại hiệu quả tốt được nhiều người tin dùng:
Bài thuốc 1: Rượu tỏi trị tổ đỉa
Đây là bài thuốc có nhiều công dụng dùng để chữa các bệnh có tình trạng viêm trong đó có bệnh tổ đỉa.
Chuẩn bị: 4 – 5 củ tỏi cùng 500ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Tỏi đem rửa sạch, bóc vỏ rồi bỏ vào lọ ngâm với rượu trong vòng 7 ngày. Theo dõi, nếu rượu đổi màu là dùng được.
- Vệ sinh da vùng bị tổ đỉa sạch sẽ rồi bôi hoặc chấm rượu tỏi lên vùng đó. Để nguyên trong khoảng 10 phút sau đó rửa lại với nước ấm.
- Áp dụng cách này hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.
Chú ý: không được để quá lâu vì rượu sẽ làm da bị ăn mòn hoặc có thể gây ngứa rát. Có những trường hợp bị dị ứng với tỏi, vì vậy cần chú ý thử rượu tỏi với vùng da nhỏ trước, sau đó mới bôi lên diện rộng.
Bài thuốc 2: Dùng nước cốt tỏi nguyên chất
Như phần trên đã nói tỏi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn,…nên dùng nước tỏi cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân tổ đỉa.
Cách làm:
- Lấy 2-3 củ tỏi đem bóc vỏ, giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Thêm một chút nước vừa đủ vào khuấy đều rồi lọc lấy nước.
Cách dùng:
Thoa nước tỏi đã chuẩn bị vào vùng da bị bệnh 2 – 3 lần/ tuần sẽ khiến xẹp nốt mụn nước và giảm tình trạng ngứa.
Lưu ý, không được dùng nước tỏi quá đặc để tránh tình trạng da bị bỏng hoặc phồng rộp da.
Bài thuốc 3: Chữa tổ đỉa bằng tỏi và mật ong
Cũng giống như tỏi, trong thành phần của mật ong có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên là polyphenol và flavonoid. Những chất này có tác dụng chống viêm nên giảm đỏ và sưng, tấy trên da. Ngoài ra còn có một số thành phần khác là các dưỡng chất có tác dụng chống vi rút, nấm và kháng khuẩn. Hơn nữa, nguyên liệu tự nhiên này còn có tác dụng tăng tái tạo da, giảm thay đổi sắc tố da.
Cách làm:
- 5 củ tỏi đem bóc vỏ.
- Sau đó đập dập hoặc xay nhuyễn.
- Cho vào lọ thủy tinh, đổ ngập mật ong vào để ngâm
- Ngâm 1 tuần là có thể sử dụng.
Cách dùng:
Tương tự như với rượu tỏi, sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa thì lấy mật ong tỏi bôi lên vùng da đó. Để trong vòng 15-20 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước. Làm đều đặn 3 lần/tuần sẽ thấy cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, bạn có thể bổ xung thêm tỏi vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tỏi là một gia vị phổ biến trong các bữa ăn ở Việt Nam vì vậy rất dễ để sử dụng. Một vài món dễ thực hiện hàng ngày như:
- Rau muống xào tỏi
- Gà rang tỏi
- Bánh mì nướng bơ, tỏi
- Bí xào tỏi
Trị bệnh tổ đỉa bằng tỏi cần lưu ý gì?
Mặc dù tỏi có rất nhiều công dụng, tuy nhiên các bác sĩ khuyên người bệnh cần lưu ý trong khi sử dụng bài thuốc chữa tổ đỉa bằng tỏi:
- Những người bị bệnh về mắt thì không nên ăn vì các tinh chất có trong tỏi ảnh hưởng đến việc điều tiết dịch làm ảnh hưởng đến giác mạc.
- Không kết hợp với một số thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm…
- Không dùng khi đói vì có thể dẫn đến đau dạ dày.
- Không ăn tỏi khi đã mọc mầm vì có chất gây ung thư.
Ngoài ra cần lưu ý những điều sau trong việc sinh hoạt hàng ngày:
- Luôn giữ chân tay sạch, khô ráo. Sử dụng nước rửa tay, nước rửa bát,…chứa các thành phần lành tình với da.
- Người bệnh cần thật sự kiên trì vì các bài thuốc trên có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng triệt căn.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, nếu cần thì phải dùng đồ bảo hộ như bao tay, ủng,…
- Không gãi, chà xát quá mạnh vào vùng có mụn nước để tránh nhiễm trùng.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là tăng cường rau xanh, hoa quả để cung cấp thêm các vitamin A,C,E. Đây là những vitamin rất cần thiết cho việc tái tạo da. Uống đủ nước để làm da đỡ bị khô.
Như vậy, chữa tổ đỉa bằng tỏi là một phương pháp rất hữu hiệu và thông dụng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích.
>> Hướng dẫn: Cách chữa tổ đỉa bằng muối ngay tại nhà hiệu quả triệt để