Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi được xem là một trong các biện pháp dân gian mang đến hiệu quả trị liệu tốt cho người bệnh. Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp này, bài viết xin chia sẻ thêm một số bài thuốc trị trào ngược với tỏi phổ biến và dễ áp dụng trong nội dung dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?
Câu trả được khẳng định chắc chắn là có, bởi vì cả Đông lẫn Tây y đều cho rằng các tính chất và hoạt chất trong tỏi đều rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa và kháng viêm của dạ dày. Cụ thể:
Tác dụng chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi theo Đông y
Tỏi có vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm nên có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và ức chế sự phát triển của các vị khuẩn gây tổn thương dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung rất tốt. Vì vậy, tỏi thường được dùng nhiều trong các bài thuốc liên quan đến tiêu hóa như: đầy chướng bụng, khó tiêu, nóng rát ở thượng vị, chán ăn, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, viêm dạ dày…
Tác dụng của tỏi với trào ngược bao tử theo Tây y
Dựa theo một số nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng trong tỏi cóc chứa nhiều hợp chất Allicin. Đây là hợp chất có tính diệt khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm loét cho niêm mạc dạ dày. Đồng thời làm dịu các tổn thương trong dạ dày, giúp cơ quan này mau chóng bình phục trở lại. Cho nên, việc dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày thực quản thông qua các bữa ăn hay các bài thuốc sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm đi đáng kể. Đặc biệt, tỏi còn có tác dụng hạn chế sự hình thành và phát triển các dạng ung thư như: Ung thư dạ dày, Ung thư thực quản, Ung thư ruột…
Ngoài ra, dùng tỏi thường xuyên còn hỗ trợ kích thích tốt cho hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa, chữa chứng cao máu, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, trị ho, viêm họng…
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
Như đã đề cập ở trên, cách đơn giản nhất để sử dụng tỏi trong phòng và chữa trào ngược chính là dùng tỏi làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày, nếu có thể ăn sống tỏi thì càng tốt. Tuy nhiên, nếu muốn gia tăng hiệu quả chữa trị, người bệnh có thể sử dụng 2 bài thuốc dân gian sau đây.
Chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và gừng tươi
Tương tự tỏi, củ gừng có chứa nhiều hoạt chất tốt cho dạ dày như Oleoresin, Tecpen… Các hoạt chất này có khả năng làm giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả và giúp cải thiện tốt chức năng hoạt động cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì vậy, việc dùng gừng và tỏi chữa trào ngược bao tử sẽ đẩy nhanh tiến trình hồi phục của người bệnh.
Để sử dụng bài thuốc, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: 2 tép tỏi, 1 củ gừng tươi nhỏ, 4 chén nước sạch, 15ml mật ong. Gừng và tỏi mang đi bỏ vỏ rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Tiếp đến, dùng dao thái gừng thành các lát mỏng còn tỏi thì đập nhập.
Người bệnh lấy một cái nồi đổ 4 chén nước vào, bắt lên bếp để nước sôi lên thì cho tỏi và gừng vào, đậy kín nấp lại và để trong 20 phút. Sau đó, ta nhắc nồi xuống bếp và chắc lấy phần nước, để cho hỗn hợp nước còn âm ấm thì pha thêm mật ong vào khuấy tan rồi uống liền.
Mỗi ngày dùng 1 lần vào mỗi buổi sáng, kiên trì uống liên tục trong 2 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm dần.
Bị trào ngược ăn tỏi cùng mật ong
Đa phần các bài thuốc trị trào ngược hay bệnh liên quan đến dạ dày thì mật ong chính là thành phần không thể thiếu trong những công thức này. Bởi mật ong có tính kháng viêm, diệt khuẩn rất mạnh, đồng thời vị ngọt thanh từ mật còn giúp làm dịu nhanh chóng các cơn đau, khó chịu do bệnh gây ra.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và mật ong rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị đủ 15 gam tỏi và 100ml mật ong nguyên chất. Để thực hiện, ta bóc sạch vỏ tỏi, rửa sạch với nước, để ráo rồi mang đi đập dập.
Tiếp theo, người bệnh lấy một hũ thủy tinh có nắp đậy, cho tất cả 15g tỏi vào hũ rồi chế 100ml mật ong vào và đậy kín lại để trong 3 tuần. Sau đó, dùng tỏi này để ăn hàng ngày, mỗi lần ăn một tép tỏi, ngày dùng từ 2 – 3 lần. Kiên trì ăn trong 2 tháng sẽ có thấy bệnh tình được cải thiện tốt hơn.
Những lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi
Tuy nhiên, muốn dùng tỏi chữa trào ngược thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Những bài thuốc này chỉ các tác dụng với bệnh nhân dạng nhẹ, mức độ bệnh đang còn ở giai đoạn đầu. Với bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng hơn như nôn ra máu, đi cầu phân có lẫn máu… thì không nên áp dụng tỏi để chữa bệnh mà nên đi khám ở các cơ sở y tế để bác sĩ đưa ra pháp đồ điều trị thích hợp hơn.
- Việc chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi nếu muốn có hiệu quả thì người bệnh cần phải kết hợp thêm chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh. Bệnh nhân cần tăng cường hoạt động như tập yoga, ngồi thiền, bơi lội, đi hay chạy bộ… để giúp cải thiện tốt chức năng cho dạ dày.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia, hút thuốc lá, ăn đồ ăn quá cay, mặn hay ngọt, thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ… Cần bổ sung thêm vào bữa ăn các loại rau xanh, trái cây, đậu… tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày. Đặc biệt là không làm việc quá giờ hay ngủ quá khuya để không gây thêm áp lực lên dạ dày.
- Khi dùng tỏi trị trào ngược bao tử thì không nên dùng lúc đang đói bụng. Người có tiền sử bị viêm loét dạ dày không nên ăn tỏi sống để chữa trào ngược mà nên dùng kết hợp với mật ong.
- Người mắc các bệnh về mắt hay thị lực yếu thì tốt nhất không nên áp dụng cách dùng tỏi để chữa bệnh trào ngược dịch mật hay dạ dày vì có khả năng làm các bệnh về mắt tồi tệ hơn.
Rượu tỏi trị trào ngược dạ dày
Rượu tỏi được xem như là một phương pháp dân gian mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị trào ngược bao tử. Tính kháng viêm, kháng khuẩn của tỏi kết hợp với khả năng sát khuẩn mạnh của rượu sẽ giúp đẩy nhanh thời gian trị liệu bệnh hơn so với các bài thuốc dân gian khác.
Để thực hiện làm rượu tỏi, người bệnh cần chuẩn bị 1kg tỏi cùng với 1.5 – 2 lít rượu trắng từ 40 – 42 độ. Nếu muốn ngâm nhiều hơn thì có thể dựa vào vào tỷ lệ này để nhân lại là được.
Trước khi ngâm, người bệnh cần mang số tỏi trên đem phơi khô khoảng 5 nắng. Tiếp theo thì bóc sạch hết vỏ tỏi rồi giã nhuyễn hay đập dập hoặc thái lát mỏng rồi mang tỏi đem sao khô trên bếp tầm 3 phút (nên đảo đều liên tục trong lúc sao).
Kế đến, ta lấy một bình sành (thủy tinh) có nắp cho tỏi vào bên trong rồi đổ rượu vào ngập đều mặt tỏi, đập nấp kín lại để ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời. Quá trình ngâm thì sau từ 2 – 3 ngày, người bệnh lấy bình ra lắc nhẹ để tỏi ngấm đều rượu.
Sau đó, khoảng từ 14 – 15 ngày thì bệnh nhân có thể lấy rượu tỏi trị trào ngược dạ dày ra dùng. Mỗi ngày uống 2 lần, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần chỉ uống từ 15 – 20 giọt (tương đương một muỗng cà phê). Kiên trì dùng từ 2 đến 3 lần sẽ thấy có hiệu quả rất tốt, nếu bệnh tình thuyên giảm thì nên giảm liều dùng lại thành mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý khi lấy rượu ra dùng thì cần để ý rượu phải có màu hơi vàng, nước rượu trong và mùi nồng của tỏi. Nếu không đạt đủ các tiêu chuẩn trên hoặc có dấu hiệu nấm mốc thì tức là rượu đã hư và không dùng được. Bên cạnh đó, những người đang chuẩn bị phẫu thuật, người bị bệnh tiêu chảy, viêm thận, tiểu đường, trẻ dưới 3 tuổi thì không nên dùng rượu tỏi để chữa trào ngược.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi có thể nói là một biện pháp trị bệnh khá tốt và an toàn. Tuy nhiên, nếu dùng phương thức này, người bệnh cần phải biết tình trạng cơ địa, mức độ bệnh của bản thân có thật sự phù hợp hay không. Nếu không chắc chắn, cách tốt nhất là nên đến kiểm tra sức khỏe trước với bác sĩ.