Cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn và kiểm chứng. Điều này xuất phát từ đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh của “vị thuốc vườn nhà” này. Vậy liệu phương pháp sử dụng lá trầu có thực sự tốt và cách thực hiện như thế nào. Cùng theo dõi bài viết để có những thông tin bổ ích nhất.
Nội dung chính trong bài
Lá trầu không chữa viêm xoang có tốt không?
Lá trầu không thuộc họ hồ tiêu, là loại cây dây leo, sinh trưởng và phát triển nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lá trầu không có hình trái tim, chóp nhọn, thường được các bà các cô dùng để nhai với vôi trắng.
Từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng lá trầu không như một loại dược liệu để chữa trị bệnh lòi dom, viêm da cơ địa, mẩn ngứa… Thế nhưng ít ra biết rằng, lá trầu chữa viêm xoang rất hiệu quả.
Theo YHCT, lá trầu có tính ấm, vị cay, mùi thơm nồng đặc trưng. Nhờ những đặc tính này mà chúng giúp tiêu viêm, khu phong tán hàn, tiêu thũng, chống ngứa và tiêu đàm rất tốt. Lá trầu kinh vào phế, bổ phổi nên cho tác dụng khá hiệu quả khi điều chế các bài thuốc trị bệnh xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản…
Cùng quan điểm, y học hiện đại cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh công năng chữa viêm xoang bằng lá trầu không. Phân tích thành phần cho thấy, trong 100g lá trầu có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe bao gồm cacbonhydrat 6,1%, tinh dầu thơm 13,4%, chất xơ 2,3%, protein 3,1%, muối 2,3%, chất béo 0,8%…
Nhờ vậy mà lá trầu được các nhà khoa học đánh giá rất cao trong việc tiêu diệt vi khuẩn, virus gây ra bệnh hô hấp. Nếu sử dụng đúng cách, vị thuốc của nhà nông này không chỉ giúp giảm triệu chứng khó thở, chảy nước mũi, ho có đờm… mà còn hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng, phòng chống nguy cơ hoại tử niêm mạc xoang.
5 cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không
Có nhiều cách sử dụng lá trầu không để chữa bệnh xoang, bạn có thể lựa chọn một trong những bài thuốc dưới đây và kiên trì thực hiện:
- Xông mũi chữa viêm xoang bằng lá trầu không
Sử dụng lá trầu để xông mũi là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Cách làm này sẽ giúp người bệnh xoang thoát khỏi triệu chứng khó thở, đau xoang mũi đồng thời làm loãng dịch nhầy để thông thoáng đường hô hấp.
Bạn hãy lấy một nắm lá trầu bánh tẻ, sau đó rửa sạch rồi đem nấu với 2 bát nước. Đun khoảng 5 phút cho tinh chất lá trầu tiết ra hết, sau đó úp mặt và trùm khăn trên bát nước nóng. Từ từ hít để hơi nước thẩm thấu vào vùng xoang bị tổn thương. Thực hiện liên tục 2 tuần, mỗi ngày 2 lần.
Xem thêm >> Cách chữa viêm xoang bằng rượu ngâm muối cho mọi người
- Chữa viêm xoang bằng lá trầu và gừng
Với đặc tính cay ấm cùng công dụng kháng khuẩn, gừng cũng được xếp vào danh sách những vị thuốc trị xoang hiệu quả. Sự kết hợp giữa gừng và lá trầu không chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh mà còn hỗ trợ rất tốt cho những bệnh nhân bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản…
Đầu tiên, người bệnh cần chuẩn bị 1 củ gừng nhỏ và 2 lá trầu không tươi. Giã nát lá trầu cùng gừng lẫn với nhau rồi đắp hỗn hợp lên hai cánh mũi và vùng hốc xoang. Khi thực hiện, bạn nên nằm ngửa để tránh bị rơi thuốc. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần đắp 15 phút.
- Chữa viêm xoang bằng lá trầu không ngâm rượu
Khâu chuẩn bị nguyên liệu như sau: Rửa sạch khoảng 200g lá trầu tươi, để ráo nước sau đó xay nhỏ và ngâm với rượu trắng. Tiếp đến bạn sử dụng 500g cỏ hôi (loại cây dại có hoa màu tím nhạt), giã nát và chắt lấy phần nước cốt cho vào chai dùng dần.
Người bệnh sử dụng bằng cách súc miệng với rượu lá trầu, vừa ngậm vừa nhỏ vài giọt nước cốt cây cỏ hôi vào hai lỗ mũi. Ngửa mặt lên để nước cỏ hôi ngấm vào vùng xoang mũi rồi liên tục súc miệng trong khoảng 5 phút.Tiếp đến bạn nhổ rượu lá trầu đi, sau đó dùng tay xì nhẹ để tống dịch nhầy ở mũi ra ngoài. Cuối cùng, vệ sinh họng và mũi bằng nước muối biển để làm thông thoáng đường thở.
- Nước cốt lá trầu không chữa bệnh viêm xoang
Không cần phải mua thuốc trị bệnh xoang đắt tiền, bạn hoàn toàn có thể tự chế cho mình một lọ thuốc nhỏ mũi đơn giản bằng lá trầu không.
Đầu tiên, hãy rửa sạch khoảng 200g lá trầu, sau đó ngâm với nước muối trong 15 phút cho sạch bụi bẩn và vi khuẩn. Tiếp đến bạn vớt ra, để lá ráo nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt sau đó trộn với 1 chút xíu muối biển, nếu thấy quá đặc thì thêm 10ml nước sạch. Khuấy đều cho muối tan rồi cho dung dịch vào lọ chiết dạng nhỏ giọt (bạn mua trên mạng hoặc lấy vỏ lọ thuốc nhỏ mũi cũ ra dùng).
Bạn nhỏ nước cốt trầu không vào hai hốc mũi, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần, đảm bảo tình trạng đau mũi và nghẹt mũi sẽ biến mất nhanh chóng.
- Đắp lá trầu không trị bệnh xoang
Bài thuốc đắp lá trầu để trị viêm mũi, giúp thông tắc dịch nhầy cho bé được các mẹ truyền tai nhau trên mạng xã hội. Thực tế thì chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng cách làm này để hỗ trợ điều trị bệnh lý này cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện điều trị viêm xoang bằng lá trầu không này rất đơn giản: Hãy lấy khoảng 7-8 lá trầu không tươi, sau đó hơ nóng trên lửa cho đến khi lá mềm hẳn. Xoa dầu tràm lên ngực và lòng bàn chân người bệnh, sau đó đắp 5-6 lá lên ngực, còn 1-2 lá đắp lên sống mũi.
Nếu trong xoang mũi của bạn có dịch nhầy, chúng sẽ nhanh chóng chảy ra bên ngoài. Áp dụng cách làm này tuần 2-3 lần sẽ giúp giải quyết triệu chứng nghẹt mũi và khó thở hiệu quả.
Lưu ý khi chữa viêm xoang bằng lá trầu không
Để các bài thuốc từ lá trầu đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh xoang cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Chỉ áp dụng với người trưởng thành. Không dùng cho bà bầu hay trẻ dưới 5 tuổi vì dược tính của trầu không rất mạnh.
- Bài thuốc đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên cần kiên trì thực hiện, không bỏ ngang giữa chừng.
- Kiêng sử dụng hải sản, đồ tanh, bia rượu để tránh làm ảnh hưởng đến công năng của bài thuốc từ lá trầu.
- Hiệu quả của các bài thuốc chữa viêm xoang bằng lá trầu không này sẽ phụ thuộc vào cơ địa, tần suất thực hiện cũng như tình trạng nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng hàng ngày. Người bệnh ra đường cần đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn.
- Giữ phòng ốc, nhà cửa sạch sẽ. Hạn chế nuôi chó mèo, trồng các loại cây có thể gây dị ứng, ngứa mũi, khó thở.
- Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Trên đây là những thông tin xoay quanh cách chữa viêm xoang bằng lá trầu không, hy vọng độc giả có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Trong trường hợp áp dụng không có hiệu quả, bệnh nhân nên tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được điều trị bằng phương pháp chuyên sâu hơn. Thân ái!
Em chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi tình trạng mũi của em , em có triệu chứng là mỗi khi thức dậy vào buổi sáng ,hoặc cơ thể của em lạnh là em bị hắt xì hơi, trước kia thì ít chỉ khoảng vài cái và chỉ bị vào thời gian lạnh, còn thời gian khoảng gần 1 năm trở lại đây em hắt xì rất nhiều 20 cái trở lên và ngứa mũi, em đi khám bác sĩ họ nói em bị viêm xoang mãn tính, và cho em uống thuốc 9 ngày kèm vệ sinh mũi xông và phun khí dung hơn 10 ngày, khi uống thuốc thì e thấy không hắt xì, nhưng sau khi kết thúc em lại bị hắt xì trở lại, hơn nữa e cũng thường xuyên nhức mỏi 2 cái lông mày và ngứa mắt mỏi và nhừ sau gáy cổ mỗi khi em hắt xì hơi, dịch mũi của em thường khô và không có , trừ khi em hắt xì hơi nó sẽ ra dịch mũi nước trong. Em thì không muốn uống thuốc tây nữa vì mỗi lần uống mắt và mặt em đều sưng phù, em không biết phải điều trị như thế nào, em mong bác sĩ giúp đỡ và cho em lời khuyên.
Chào bạn, theo như những điều bạn mô tả thì tình trạng viêm xoang mãn tính của bạn không tiến triển nhiều vì có thể bạn vẫn có phản ứng dị ứng với loại thuốc mà bạn đang sử dụng (do có hiện tượng mặt và mắt sưng phù). Việc sử dụng đông y thay cho tây y cần có sự tư vấn kỹ lưỡng nên bạn hãy để lại số đt để nhà thuốc liên hệ trực tiếp và tư vấn cho bạn nhé.