Đau cổ tay trái, phải nhưng không sưng sẽ là bệnh gì và có cách chữa như thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bệnh này đặc biệt hay xảy ra ở người lớn tuổi. Thông tin chi tiết sẽ được nêu trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Đau cổ tay nhưng không sưng là bệnh gì?
Đau nhức cổ tay nhưng không sưng là triệu chứng của bệnh viêm khớp cổ tay. Tình trạng này xảy ra khi bề mặt sụn trong phần giữa khớp cổ tay ngày một bào mòn hay có những tổn thương khiến phần xương lộ ra. Trường hợp phần sụn đệm không còn tồn tại giữa các khớp xương cổ tay khiến bạn gặp đau nhức nhiều lần mỗi khi những phần xương có tiếp xúc với nhau hoặc chúng có tác động chèn lên dây chằng.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm khớp cổ tay là do tuổi tác. Khi các bộ phận trong cơ thể bao gồm cả sụn khớp cũng bị lão hoá theo thời gian, tình trạng viêm nhiễm cũng theo đó bị hao mòn làm người bệnh thường xuyên bị đau. Ngoài ra, cũng tồn tại một số nguyên nhân khác như những chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông; tình trạng cổ tay mất ổn định; do di truyền hoặc do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.
Những dấu hiệu thường thấy của bệnh viêm khớp cổ tay mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy và kịp thời đi khám chữa là: Khớp bị yếu và mất sức, thường xuyên cứng khớp, bị tê tay, khớp bị sưng; đau cổ tay trái hoặc phải dù không có những va chạm mạnh; các khớp chuyển động trong phạm vi hạn chế và thường phát ra âm thanh khi cử động, vào sáng sớm bị đau khớp, vùng đau khớp nhận thấy da nóng đỏ, cơ thể mệt mỏi và có dấu hiệu suy nhược.
Hiện tại đã tìm ra 4 loại viêm khớp có thể ảnh hưởng trực tiếp lên khớp cổ tay:
- Khi người bệnh gặp tình trạng viêm khớp và viêm da thì được gọi là bệnh viêm khớp vẩy nến.
- Nếu lớp sụn trong cơ thể ngày một lão hoá, tình trạng viêm phát triển nhanh chóng sẽ là bệnh viêm xương khớp.
- Viêm khớp dạng thấp là lúc hệ miễn dịch có khả năng tấn công những loại mô khác trong cơ thể, gây ra tình trạng rối loạn tự miễn. Bệnh có thể gây đau cổ tay trái hoặc tay phải khiến cho người bệnh khó khăn trong quá trình sinh hoạt.
- Khi xảy ra những chấn thương ở cổ tay người bệnh cũng có thể bị viêm khớp sau đó.
Đau xương khớp cổ tay có đáng lo không?
Khớp xương cổ tay là vị trí có khả năng tổn thương cao hơn nhiều so với những loại khớp xương khác trên cơ thể người. Mặc dù bệnh viêm xương khớp cổ tay không gây nguy hiểm trực tiếp và có khả năng gây tử vong, người bệnh cũng không nên chủ quan.
Bệnh khiến các sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là đối với những công việc cần sự vận động của tay sẽ khó có khả năng thực hiện, những việc dùng lực ở tay là không thể, đến việc cầm nắm một đồ vật nào đó cũng rất khó khăn.
Bệnh viêm khớp cổ tay khiến đau cổ tay trái – phải, bệnh nhận cần được phát hiện sớm và tìm kiếm phương án điều trị phù hợp nếu không muốn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Biến dạng bàn tay, chức năng vận động không ổn định, nguy cơ teo cơ, tàn phế rất cao.
Xem thêm: Bị tê tay phải, cánh tay trái là dấu hiệu của bệnh gì và phải làm thế nào?
Ở Việt Nam, nhiều người bệnh có gặp những triệu chứng như đau tê tay, xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, họ thường chủ quan tự mua thuốc uống, thông thường chỉ là những loại thuốc giảm đau nên bệnh để lâu dần sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi bị đau cổ tay trái, có hiện tượng sưng khớp, người bệnh cần sớm đi khám để tìm rõ nguyên nhân của bệnh mới có thể chữa khỏi kịp thời.
Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp cổ tay, người bệnh có thể lưu ý một số biện pháp phòng tránh sau đây:
- Phải hãy chọn một số bài tập luyện cho cổ tay để giúp việc tuần hoàn máu dễ dàng hơn, đây là cách bổ sung thêm dinh dưỡng cho sụn khớp. Một số bài tập vận động được khuyên dùng: Căng cổ tay, học các nắm tay hình chữ O, tập uốn bàn tay,…
- Để tránh tình trạng chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách phòng bệnh hiệu quả. Người bị đau cổ tay nhưng không sưng nên dùng các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin các nhóm E, C, B, một số loại khoáng chất magie và kali. Nhờ có những loại khoáng chất này giúp việc chống oxy hóa cao ở các lớp sụn khớp, xương khớp, đồng thời ngăn chặn những tình trạng thoái hoá khác.
- Thêm nữa, bạn có thể bổ sung nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời lúc 6-8h sáng vào mùa hè, 7-9h sáng vào mùa đông. Vitamin D là một nhưng những loại vitamin tốt nhất cho xương khớp.
Cách chữa đau cổ tay trái phải
Để chữa đau nhức cổ tay trái phải, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian hoặc thuốc Tây, nặng hơn có khả năng phải sử dụng phương pháp phẫu thuật:
Chữa đau nhức cổ tay bằng bài thuốc dân gian
- Dùng 30g cây ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát. Sau đó, bạn rang ngải cứu cho khô rồi cho thêm 5g muối hạt. Bạn tiếp tục sao cho nóng lên rồi đặt vào túi vải. Sử dụng túi vải để chườm lên lên vùng cổ tay bị viêm. Khi nào hết nóng lại đem sao lại và tiếp tục chườm từ 2-5 lần mỗi ngày. Kiên trì trong 1 tuần là sẽ thấy tình trạng đau cổ tay trái, phải được giảm đáng kể.
- Cây cỏ xước là một loại nguyên liệu rất tốt cho người bị bệnh xương khớp. Bạn chỉ cần 300g cây cỏ xước rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng đem đi phơi khô. Mỗi ngày bạn đem 10g cỏ xước đã chuẩn bị đun cùng 0.5l nước trong 20 phút. Lấy nước cốt để uống, phần bã bỏ đi. Thực hiện liên tục cho tới khi cảm thấy những triệu chứng đau đã giảm.
Lưu ý: Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện những phương pháp này.
Thuốc Tây chữa đau cổ tay trái phải
Dưới đây là một số loại Tây các bác sĩ thường kê đơn khi chữa bệnh viêm khớp cổ tay mà bạn có thể tham khảo:
- Những loại thuốc giảm đau điển hình là ibuprofen hoặc naproxen. Thuốc cho công dụng giảm đau, đồng thời kháng viêm nhẹ nên được các bác sĩ sử dụng nhiều cho những người bị viêm khớp cổ tay.
- Những loại thuốc kháng viêm sau giúp loại bỏ những phản ứng viêm nhiễm thường thấy: Oxicams, diclofenac, indomethacin,…
- Những người bệnh nặng là lúc không thể vận động bình thường. Khi đó, thuốc kháng viêm hay thuốc giảm đau không có tác dụng, khả năng cao bác sĩ sẽ cần tiêm thuốc corticoid để điều trị.
Tình trạng đau cổ tay trái phải nhưng không sưng là bệnh viêm khớp cổ tay đã được tổng hợp kiến thức trong bài viết này. Hy vọng các thông tin trên đã giúp ích được nhiều cho những người bệnh.