Đau dạ dày ăn khoai lang được không, có nên ăn khoai tây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi mà bất cứ thực phẩm nào chúng ta tiêu thụ cũng có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến dạ dày. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời cho mình.
Nội dung chính trong bài
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?
Bệnh về dạ dày là bệnh lý phổ nhất nhất trong các vấn đề về tiêu hóa. Các dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm đau vùng thượng vị (có cảm giác nóng rát), đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, đầy hơi…
Một chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ người bệnh đẩy lùi các triệu chứng phiền toái này. Vậy người đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Khoai lang được biết đến với hàm lượng tinh bột cao, tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa ung thư, nhuận tràng, ổn định huyết áp. Không những vậy, hợp chất choline có trong khoai lang còn có tác dụng giảm viêm tấy, giúp giảm đau cơ, làm dịu các chứng bệnh liên quan đến thần kinh.
Khoai lang là nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B6, C, các chất xơ, potassium, beta carotene và canxi,…. Đây là những thành phần có lợi trong việc kiểm soát, gây ức chế nồng độ acid trong dạ dày. Nhiều người cho biết, họ cảm thấy cơn đau bao tử giảm đi rõ rệt sau khi ăn khoai lang.
Ngoài ra, tinh bột trong khoai lang còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hàm lượng chất xơ dồi dào trong loại củ này giúp bão hòa thành phần acid HCL và cân bằng dịch vị dạ dày. Vitamin C, A, B6 giúp kháng viêm, chống lại quá trình oxy hóa và tái tạo phục hồi các chức năng của dạ dày.
Vì vậy, với thông tin phân tích như trên đã có thể khẳng định và trả lời cho câu hỏi bị bệnh đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn khoai lang thường xuyên với hàm lượng phù hợp còn giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa do tổn thương dạ dày gây nên.
Lưu ý: Một vài trường hợp sử dụng không đúng cách khiến cho nhiều người nhầm tưởng rằng ăn khoai lang đau dạ dày và từ đó đưa ra nhiều sự lựa chọn không đúng khoa học.
Vì vậy, để tận dụng được giá trị của loại củ này, bạn có thể hấp, luộc, nấu canh, nấu chè khoai lang. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được ăn khoai lang sống hoặc khoai đã mọc mầm, sẽ rất có hại cho dạ dày.
Đau dạ dày ăn khoai tây được không?
Ngoài khoai lang, khoai tây cũng có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh đau bao tử. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng, ăn khoai tây 2-3 bữa một tuần có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp, đột quỵ.
Vậy bị đau dạ dày có nên ăn khoai tây không?
Trong khoai tây có chứa nhiều thành phần giúp giảm acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hàm lượng tinh bột trong khoai tây cao, các khoáng chất photpho, kẽm, kali, lysine,… cùng các vitamin C, B6, B2, B1,… có tác dụng giảm đau, chống viêm loét, gia tăng các vi khuẩn có lợi trong dạ dày.
Vì vậy, có thể khẳng định khoai tây là thực phẩm thích hợp cho người đau bao tử.
Không chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh dạ dày, thực phẩm này còn có tác dụng làm đẹp, bổ khí huyết, tăng khả năng nạp glucose tự nhiên vào cơ thể. Ăn khoai tây còn được nhiều người áp dụng thành công trong việc hỗ trợ điều trị giảm cân, giảm tích tụ chất béo trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, sau khi tìm hiểu về vấn đề bị đau dạ dày có nên ăn khoai tây không thì việc ăn như thế nào cho hiệu quả cũng cần chú ý đặc biệt.
Chế độ ăn hợp lý như sau:
- Ăn khoai tây đều đặn mỗi tuần với hàm lượng hợp lý (4-5 củ/một tuần), kết hợp với các nguyên liệu khác là biện pháp khắc phục bệnh dạ dày hiệu quả.
- Mọi người có thể sử dụng khoai tây nấu ăn trực tiếp, pha bột khoai tây khô với nước ấm sẽ giúp giảm các cơn đau do bệnh dạ dày gây ra.
Một số loại khoai tốt cho người đau dạ dày
Ngoài khoai lang và khoai tây thì người bệnh cũng có rất nhiều sự lựa chọn tương tự khác. Sau đây là một số loại khoai tốt cho người bệnh dạ dày mà mọi người có thể tham khảo sử dụng:
- Đau dạ dày ăn khoai môn
Một số nơi gọi khoai sọ là khoai môn, tuy nhiên xét về hình dạng và hàm lượng dinh dưỡng thì đây lại là tên của một loại khoai riêng biệt. Củ khoai môn to gấp nhiều lần khoai tây, bên ngoài là lớp vỏ sần sùi giống khoai sọ, ruột bên trong màu tím trắng.
Khoai môn chứa rất nhiều chất xơ, giúp tăng nhu động ruột, giảm tải áp lực cho bao từ, hạn chế tình trạng táo bón. Hơn thế nữa, khoai môn còn hỗ trợ hạn chế sự sản sinh acid dịch vị trong dạ dày quá mức.
Tham khảo: Đau dạ dày nên làm gì và phải làm sao để giảm đau?
- Khoai mì
Nghe có vẻ lạ nhưng khoai mì chính là củ sắn, một thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam. Khoai mì chứa nhiều chất xơ cùng chất chống oxy hóa, nhờ đó giúp khắc phục tiêu chảy, hấp thụ chất độc tại đường tiêu hóa và giảm bớt sự xâm nhập của giun sán vào dạ dày rất tốt.
Bạn có thể hấp, luộc lấy nước uống hoặc nướng khoai mì đều rất tốt. Tuy nhiên lưu ý không nên ăn khoai mì lúc đói và ăn quá nhiều một lúc để tránh làm cho tình trạng đau dạ dày thêm trầm trọng.
- Khoai sọ chữa bệnh dạ dày
Theo Đông y khoai sọ có tính bình, vị ngọt cay. Khoai sọ thuộc cây họ thảo, mềm và mọng nước. Khoai sọ được nhiều người ví như thần dược chữa bệnh dạ dày.
Khoai sọ có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất nên có tác dụng nhuận tràng, giảm tăng acid trong dạ dày, chống viêm, hỗ trợ phục hồi các vết loét. Tuy nhiên khi chế biến khoai sọ cần được cạo sạch vỏ, nấu chín, nếu không ăn vào sẽ bị ngứa.
Lưu ý: Dù chọn bất cứ loại khoai nào thì chúng ta tuyệt đối không được sử dụng những củ đã mọc mầm. Khoai mọc mầm chứa rất nhiều độc tố, có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.
Với những thông tin trên đây, độc giả chắc chắn đã trả lời được câu hỏi đau dạ dày ăn khoai lang được không, có nên ăn khoai tây không. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp người bệnh xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh dạ dày đạt hiệu quả tốt nhất.