Đau dạ dày có nên ăn phở, ăn mì tôm, ăn bún không? Là vấn đề không chỉ của riêng người bệnh mà còn của bất cứ ai. Cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này trong nội dung bài viết ngày hôm nay.
Nội dung chính trong bài
Đau dạ dày ăn mì tôm được không?
Mì tôm là thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường vì sự tiện lợi, dễ sử dụng. Một gói mì cung cấp khoảng ¼ năng lượng cần thiết cho cơ thể trong một ngày.
Tuy nhiên, cùng với lời giải đáp giống câu hỏi bị đau dạ dày ăn phở được không thì các bác sĩ khuyên người bệnh không nên ăn nhiều mì tôm vì nó sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa.
- Gây đầy hơi và khó tiêu: Mì tôm có chứa 25% chất béo trans và chất béo shotrerning. Hai loại chất béo này chính là axit béo không bão hòa khiến dạ dày khó tiêu hóa. Khi bạn ăn 1 bát mì ăn liền thì dạ dày cần ít nhất phải 3 tiếng mới tiêu hóa hết sợi mì. Do vậy, bạn luôn có cảm giác no bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Trong sợi mì ăn liền có chứa tertiary-butyl hydroquinone – đây là chất bảo quản dùng trong các thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, chất độc hại này còn được tìm thấy trong sơn móng tay, nước hoa, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu. Vì vậy, nếu người bệnh đau dạ dày ăn quá nhiều mì tôm sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn mửa, chóng mặt, thậm chí gây ngộ độc.
- Táo bón: Ăn nhiều mì tôm sẽ khiến cơ thể bị nóng, người bệnh dễ bị táo bón.
- Trào ngược dạ dày: Để tiêu hóa các sợi mì, dạ dày phải hoạt động liên tục nên tiết ra nhiều dịch vị acid và nhiều khí. Điều này dẫn đến nguy cơ trào ngược dày dạ kèm theo các biểu hiện như ợ chua, buồn nôn,…
Như vậy với câu hỏi đau dạ dày ăn mì tôm được không thì chúng ta có thể khẳng định là không nên. Nếu không muốn bệnh nặng hơn thì cần loại tránh xa thực phẩm này.
Đau dạ dày ăn bún được không?
Bún là món ăn được yêu thích và dễ ăn vì vậy nhiều người thắc mắc không biết bị đau dạ dày ăn bún được không?
Bún được làm từ nguyên liệu là gạo, thường có màu trắng đục nhưng hiện nay trên thị trường, bún có màu trắng tinh rất đẹp mắt. Để có được màu đẹp, người ta thường cho vào hóa chất Tinopal để tẩy trắng. Tinopal là một chất cấm, chỉ khuyến cáo sử dụng trong công nghiệp.
Việc sử dụng hóa chất tẩy trắng tinopal rất nguy hại đến sức khỏe vì nó có chứa nhiều kim loại nặng, tạp chất. Nếu dùng lâu dài khiến kim loại tích tụ ở dạ dày gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc, nặng hơn gây suy thận, suy gan và ung thư.
Xem ngay: Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không, ăn bánh mì nhiều tốt không?
Hàn the dùng trong quá trình sản xuất bún cũng là chất không được Bộ y tế cho phép được sử dụng. Chất này giúp cho sợi bún không bị bết dính, dai ngon hơn nhưng sử dụng lâu dài sẽ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, đau đầu.
Hiện nay một số cơ sở sản xuất bún còn dùng thêm các chất phụ gia khác: Natri benzoate, natri sulfit, axit oxalic, formol, chất độn,… cũng không tốt cho sức khỏe. Mặc dù biết đây là chất độc hại nhưng vì lợi nhuận thì họ vẫn bất chấp sử dụng.
Như vậy, với câu hỏi bị đau dạ dày ăn bún được không thì câu trả lời là không nên ăn thực phẩm này vì nó sẽ gây rối loạn tiêu hóa, thành niêm mạc sẽ tổn thương nặng hơn.
Tuy nhiên, mọi người cũng không cần phải kiêng ăn bún hoàn toàn nếu như tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sức khỏe:
- Chỉ ăn bún làm từ gạo không có sử dụng những chất phụ gia. Vì vậy, bạn có thể tự làm hoặc mua bún không có chất tẩy trắng, có màu trắng đục.
- Tuyệt đối không ăn bún để quá lâu, dễ bị ôi thiu.
- Không nên ăn bún thường xuyên, mỗi tuần 1 – 2 lần.
- Hãy kết hợp bún với các thực phẩm khác như cá, cua, tôm,… để đảm bảo dinh dưỡng.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với người mắc bệnh dạ dày. Ngoài việc hạn chế ăn các món trên thì bạn cũng cần kiêng ăn: Đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà,… Thay vào đó hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng và tốt cho hệ tiêu hóa.
Đau dạ dày ăn phở được không?
Người mắc các chứng bệnh về dạ dày không chỉ bị hành hạ bởi các cơn đau mà còn luôn cảm thấy mệt mỏi trong việc kiêng khem ăn uống. Trong khi đó, phở lại là một món ăn hấp dẫn và ngon miệng, vậy liệu bị đau dạ dày có nên ăn phở không?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh không nên ăn phở. Bởi phở là một trong những thực phẩm khó tiêu hóa từ đó khiến dạ dày phải hoạt động liên tục. Tuy nhiên, nếu mọi người vẫn muốn ăn thì có thể ăn phở từ 1-2 lần/tuần đồng thời phải tuân thủ các lưu ý sau đây:
- Nhúng kỹ sợi phở trước khi ăn: Phở được làm từ nguyên liệu là gạo nguyên chất, có dùng chất phụ gia để giúp sợi phở được dai ngon hơn. Vì thế, khi ăn cần nhúng kỹ để làm giảm mùi chua và lượng hóa chất.
- Không nên ăn kèm gia vị cay: Khi ăn phở chúng ta thường cho thêm gia vị vào để tăng độ đậm đà. Nhưng với người bị bệnh dạ dày thì không nên dùng gừng, ớt, tỏi, tiêu,… đây là những gia vị sẽ sẽ khiến các cơn đau bụng tái phát nặng hơn.
- Không ăn rau sống: Cũng giống như gia vị, rau sống giúp cho bát phở đẹp mắt và thơm ngon, tuy nhiên với người bị bệnh về đường tiêu hóa không nên ăn vì trong rau sống tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại gây rối loạn tiêu hóa.
Đau dạ dày có nên ăn phở, ăn mì tôm, ăn bún được không? Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích trong chế độ ăn uống nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, bạn hãy chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên để phòng các bệnh về đường tiêu hóa.