Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối phải làm gì? Đây là một tình trạng hay gặp ở các bà mẹ và để lại nhiều tâm lý lo lắng. Vậy phải xử lý tình huống này như thế nào để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết của chúng tôi dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai
Trong thời gian mang thai, cơ thể của người mẹ có nhiều sự thay đổi. Có những dấu hiệu là sinh lý, nhưng cũng có những biểu hiện là bệnh lý. Tình trạng đau dạ dày khi mang thai rất dễ nhầm với dấu hiệu thai nghén trong quý đầu của thai kỳ.
Các chị em cần phân biệt rõ hai dấu hiệu này để biết đâu là sinh lý, đâu là bệnh lý, từ đó có các phương pháp xử trí phù hợp.
Với ốm nghén, bà bầu sẽ có tình trạng buồn nôn và nôn khan nhất là khi ngửi thấy mùi thức ăn, mệt mỏi, thay đổi tính tình.
Còn với triệu chứng bệnh đau dạ dày khi mang bà bầu cũng có dấu hiệu như thai nghén, nhưng tính chất và mức độ của triệu chứng lại khác. Cụ thể các biểu hiện như sau:
- Ợ hơi, ợ chua: Đây là một dấu hiệu điển hình của bệnh. Nguyên nhân do axit dịch vị trong dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản và miệng, gây nên cảm giác nóng rát sau xương ức và cổ họng.
- Đau tức vùng thượng vị: Đây có thể là cơn đau âm ỉ kéo dài, hoặc cũng có lúc đau trội lên thành cơn khiến cơ thể cảm thấy nôn nao, khó chịu.
- Buồn nôn và nôn: Trong những cơ đau quặn, có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn. Đặc điểm nôn ở đây khác với nôn khan do thai nghén. Đó là người bệnh nôn ra nước, thức ăn cũ, dịch dạ dày, mùi chất nôn rất chua và khó chịu.
Khi có một trong các biểu hiện trên, rất có thể bạn đã mắc phải tình trạng bệnh lý này.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Ba tháng đầu của thai kỳ là thời gian hình thành và sắp xếp tổ chức, cơ quan của bào thai. Vì vậy bất cứ tác động xấu nào từ cơ thể mẹ đều có thể gây tổn hại cho thai nhi như sảy thai, thai lưu hoặc các dị tật bẩm sinh. Có thể nói đây là giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ.
Nếu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, tốt nhất bạn nên tới thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn xử trí. Lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do các bà bầu lo lắng, tâm lý căng thẳng và chưa thích nghi được sự thay đổi của cơ thể. Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén cũng gây đảo lộn các thói quen ăn uống trước đó, làm dạ dày hoạt động không ổn định nên dẫn tới đau.
Vì vậy, để hạn chế các nguyên nhân này, bạn nên:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, 2-3 tiếng ăn một lần.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, các loại đồ ăn nhanh.
- Không sử dụng các loại đồ uống có ga, rượu, bia, cà phê.
- Ngủ đủ giấc, ít nhất 8 tiếng/ngày, không thức khuya.
- Thư giãn bằng đọc sách báo, xem tivi….
Tóm lại, nếu bị đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị thích hợp, không được tự ý dùng thuốc giảm đau. Và hơn hết cần xây dựng và thay đổi thói quen sinh hoạt cho khoa học và hợp lý.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh dạ dày này trong 3 tháng cuối của thai kỳ như sau:
- Rối loạn hormon và nội tiết tố trong cơ thể người mẹ khiến không kiểm soát được lượng axit dịch vị tiết ra. Lâu dài axit này làm bào mòn bề mặt niêm mạc dạ dày, gây viêm loét.
- Người mẹ được bồi bổ quá nhiều chất béo, đồ ăn chua trong thời gian thai kỳ làm dạ dày khó hấp thu, rối loạn tiêu hóa.
- Đặc biệt ở giai đoạn này, thai nhi đã phát triển to trong tử cung làm chèn ép vào các tạng trong ổ bụng người mẹ, trong đó có dạ dày. Vì vậy, người mẹ luôn cảm thấy đau tức dạ dày, mệt mỏi, ăn uống kém.
Tham khảo ngay: Đau dạ dày bấm huyệt nào, xoa huyệt nào thì giảm đau nhanh?
Thai nhi trong ba tháng cuối rất cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ để chuẩn bị chào đời. Nếu người mẹ bị bệnh dạ dày, việc ăn uống không thoải mái thì thai nhi sẽ khó hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng không tốt cho sự chào đời của bé: có thể sinh non, suy dinh dưỡng…
Chính vì vậy, việc giải quyết tình trạng đau dạ dày khi mang bà bầu là rất cần thiết. Ngoài việc đến bác sĩ thăm khám và xây dựng chế độ hợp lý như 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể áp dụng phương pháp dưới đây:
- Bột nghệ, mật ong: Đây được coi là 2 vị thuốc giúp giảm các cơn đau của bệnh dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối rất hiệu quả. Cách làm như sau: trộn 50gr bột nghệ với 1 thìa mật ong, cho hỗn hợp vào 200ml nước ấm 30-35 độ C, khuấy đều. Bạn nên uống trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút để có được hiệu quả tốt nhất.
Mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao?
Tác hại của các loại thuốc điều trị bệnh dạ dày (Lansoprazol, Cimetidin, Bismuth, Famotidin) khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu là rất cao. Thuốc có thể gây ra các dị dạng bẩm sinh hoặc mất an toàn cho thai nhi.
Tuy nhiên, có nhiều bà mẹ dường như vẫn chủ quan và thiếu kiến thức về vấn đề này. Có thể vì các cơn do bệnh dạ dày thường dai dẳng nên vẫn có một số bà mẹ tự đi mua thuốc về uống mà không có chỉ định của bác sĩ.
Vậy phải làm thế nào khi đã lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai? Lúc này, các bà mẹ nên giữ tâm lý bình tĩnh, dừng uống thuốc và hãy đem toàn bộ số thuốc mà bạn đã uống tới cơ sở y tế để nhờ bác sĩ xử trí và tư vấn.
Ngày nay, y học hiện đại phát triển, có rất nhiều phương pháp để có thể phát hiện xem thai nhai của bạn có gì bất thường không. Bác sĩ có thể biết chính xác một số dị tật bẩm sinh thông qua hình ảnh siêu âm và các thủ thuật khác.
Vì vậy, khi gặp phải trường hợp này, các bà mẹ đừng quá lo lắng mà nên tuân thủ các lời khuyên và chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa.
Như vậy, chúng tôi đã giúp các bạn trả lời phần nào câu hỏi “ Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu & 3 tháng cuối phải làm sao?” Hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin cần thiết. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!