Bệnh lý gai cột sống l4 l5 và l3 xuất hiện khá phổ biến và là một trong những lý do gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những triệu chứng của bệnh lại thường không quá rõ ràng, đôi khi chỉ là những cơn đau nhức. Vậy để biết xem mình có đang mắc phải căn bệnh về xương khớp cột sống này hay không, hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính trong bài
Gai đốt sống l4 l5
Nếu như tưởng tượng cột sống của người như một đoàn tàu hoả với 33 – 34 đốt xương sống ứng với các toa tàu, thì chúng ta có thể hình dung khá dễ dàng. Đoàn tàu kéo dài từ phần cổ, chạy dọc sống lưng và kết thúc ở dưới thắt lưng. Từ trên xuống sẽ có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng và các đốt xương cụt.
Các đốt sống có liên kết chặt chẽ với nhau và phần bên dưới có nhiệm vụ nâng đỡ phần phía trên. Hai đốt xương sống l4 và l5 nằm ở vị trí thấp nhất, vì vậy sẽ chịu một lực lớn nhất chịu đựng phần trên. Bởi vậy, đây chính là lý do gai cột sống l4 l5 có khả năng xảy ra cao nhất.
Những trường hợp tổn thương hoặc thoái hoá đốt sống l4 l5 dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của các tế bào sụn, gây rối loạn quá trình tái tạo. Khi đó, mâm cột sống trong cơ thể sẽ phải nâng đỡ một lực lớn hơn khiến hình thành những phần cứng mọc ra từ đầu xương, gọi là gai xương. Gai đốt xương sống l4 l5 là tình trạng hai đốt xương l4 và l5 có gai xương hình thành và phát triển ở phần thân.
Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra gai cột sống lưng l4 l5 như:
- Do tư thế: Duy trì quá lâu ở một tư thế khiến khung xương cột sống không còn được thẳng như vị trí lúc đầu, hoạt động sai tư thế. Khi cấu trúc xương ban đầu không ổn định thì sẽ là một bước đệm thuận lợi cho quá trình hình thành gai xương phát triển và mọc nhô ra dẫn đến gai.
- Hoạt động không điều độ: Các hành động như cúi người, khom người hay mang vác đồ vật nặng trong một thời gian dài, đột ngột hoặc sai tư thế cũng khiến các đốt xương như l4 và l5 phải chịu đựng một lực tác động rất lớn, gây ra thoái hoá cột sống. Đó chính là lý do mà những người công nhân, những người làm việc chân tay nặng nhọc có nguy cơ bị gai cột sống l4 l5 này rất cao.
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, mất cân bằng: Khi cơ thể thiếu các dưỡng chất cần thiết sẽ làm cho các khớp xương khô ráp, không được dẻo dai, dễ bị biến dạng khi gặp những tác động mạnh. Bên cạnh đó, đồ uống có cồn, các chất kích thích và thuốc lá cũng là những tác nhân gây hại chủ yếu đến cơ thể bạn và gai xương sống l4 l5.
- Thừa cân, béo phì: Khiến cho các đốt sống l4 l5 phải chịu một trọng lượng quá tải để nâng đỡ phần thân trên, là một nguyên nhân khá phổ biến mà nhiều người mắc phải.
Gai đốt sống lưng l3 l4 l5
Trong vùng 5 đốt sống thắt lưng bao gồm l1, l2, l3, l4, l5, vị trí của l3 nằm ngay phía trên l4 và l5. Chính vì vậy, gai xương sống lưng l3 với gai xương sống lưng l4 l5 cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Hầu như những biểu hiện và triệu chứng đều hoàn toàn giống nhau.
Dựa vào vùng đã xác định, ta có thể biết được những dấu hiệu dưới đây là gai xương sống l3 l4 l5.
- Đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng trong một thời gian dài, những cơn đau dai dẳng không giảm và sẽ càng đau nhiều hơn khi hoạt động mạnh, quá sức. Đây là khi các gai xương cọ xát vào những mô mềm như rễ thần kinh, dây chằng ở xung quanh.
- Kèm theo những cơn ngứa rát và tê phần phía dưới của chân do dây thần kinh tọa bị gai cột sống l3 l4 l5 đâm vào gây nên hiện tượng đó.
- Theo thời gian, khả năng vận động của chân sẽ giảm đi nhiều đáng kể, sự linh hoạt và nhanh nhẹn cũng dần mất đi, cảm giác không thật chân ở một số người. Khiến người bệnh di chuyển và hoạt động hằng ngày rất khó khăn.
- Một thời gian dài không có phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh sẽ đến giai đoạn mãn tính, cơn đau nhức và tê bì lan xuống cả vùng hông, mông và tứ chi. Một số trường hợp gai đốt sống lưng l3 l4 l5 sẽ dần bị mất cảm giác ở những vùng này.
- Khi tình trạng bệnh đã đi đến những biến chứng nặng hơn sẽ gây teo cơ bắp chi dưới mặc dù tần suất hoạt động không giảm và gai đôi cột sống.
Gai xương sống l3 l4 l5 là cái tên chung để miêu tả bệnh tình các gai đốt sống xuất hiện ở đĩa sụn, dây chằng hoặc thân đốt sống tại vị trí l3, l4 và l5 tương ứng. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu xuất hiện ở vùng nào, các bạn có thể dự đoán ngay được tình trạng bệnh của mình. Và để chắc chắn hơn, trong quá trình khám bệnh ở các cơ sở y tế, khi nhìn vào kết quả chụp X – quang cũng đã thấy rõ tổn thương trên cơ thể.
Bị gai cột sống lưng l4 l5 phải làm sao?
Y học hiện đại ngày càng phát triển, đã có rất nhiều những phương pháp điều trị gai xương sống lưng l4 l5 khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Chính vì thế, để đảm bảo một liệu pháp khoa học và hiệu quả, bệnh nhân nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để có sự chăm sóc tận tình từ các bác sĩ.
Dưới đây là một số những phương pháp đã được áp dụng rất hiệu quả mà các bạn hoàn toàn có thể tham khảo.
- Sử dụng thuốc Tây: Một số loại thuốc giảm đau cho gai cột sống l4 l5 là thuốc chống viêm glucosamine, collagen type II, paracetamol, diclofenac… Tuy nhiên, tác dụng của thuốc không có gì ngoài giảm nhanh những cơn đau nhức kéo dài, không thể đặc trị bệnh một cách dứt điểm. Trong quá trình uống thuốc, cần tuân thủ tuyệt đối liệu lượng và thời gian bác sĩ chỉ định, không nên dừng đột ngột khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, tránh nhờn thuốc và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu: Khi điều trị gai cột sống lưng l4 l5 bằng phương pháp này thì sẽ không phải dùng thuốc. Dành cho những bệnh nhân mới bị hoặc những triệu chứng còn nhẹ, bằng cách kéo dãn cột sống, sáng trị liệu, sóng ngắn hồng ngoại, siêu âm, chườm sóng…
- Phẫu thuật: Áp dụng hiệu quả cho những trường hợp bệnh nặng ảnh hưởng đến các bộ phận và cơ quan khác trên cơ thể như tiêu hoá, gai chèn ép quá nhiều vào hệ thần kinh và có nguy cơ mất cảm giác.
Bên cạnh đó, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mỗi người đang bị gai cột sống l4 l5 hoặc có nguy cơ bị, những người khoẻ mạnh cũng cần phải biết cách phòng ngừa căn bệnh này. Nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, khoa học, lành mạnh, không thừa và không thiếu chất để xương khớp chắc khỏe hơn.
Luôn theo dõi và cân bằng trọng lượng cơ thể, luyện tập nâng cao sức khoẻ. Không hoạt động sai tư thế hoặc quá sức gây ảnh hưởng xấu tới xương khớp.
Gai cột sống l4 l5 là một căn bệnh không có nguy hiểm đến tính mạng của con người nhưng lại gây ra những khó khăn không nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, phòng ngừa và điều trị bệnh càng sớm sẽ càng tốt cho sức khỏe và sinh hoạt của mỗi người. Rất mong những thông tin trên bài viết đã giúp được các bạn phần nào hiểu rõ về bệnh và bảo vệ cơ thể của mình.