Nóng trong người nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở xã hội hiện đại ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt gây ngứa, khó chịu, viêm đau vùng miệng. Người bệnh nên hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị để hạn chế biến chứng của bệnh.
Nội dung chính trong bài
Nóng trong người nhiệt miệng do đâu?
Những nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do:
Do chế độ ăn uống không hợp lý
Thông thường tình trạng này xảy ra do chế độ ăn uống không hợp lý như ăn nhiều thịt, nhiều loại chất đạm, uống ít nước, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn cay nóng, thực phẩm nhiều chất béo, nhiều năng lượng… sinh nhiệt trong cơ thể, khiến cơ thể nóng trong.
Cơ thể thiếu dinh dưỡng
Tình trạng nhiệt miệng do nóng trong có thể bởi vì cơ thể bạn bị thiếu dinh dưỡng. Tình trạng này xảy ra khi lượng vitamin B9, B12, C và các khoáng chất như sắt, kẽm thiếu hụt.
Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn, cơ thể nóng và sinh ra các vết nhiệt miệng.Bạn cần hết sức chú ý đến việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hàng ngày.
Suy giảm chức năng gan
Gan có tác dụng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi gan bị suy giảm chức năng dẫn tới bị nóng trong người nhiệt miệng, hoạt động không tốt có thể gây tích tụ chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng gây nên chứng nhiệt miệng.
Lúc này chất độc tích tụ gây nên các vết nhiệt, mọng nước thậm chí là loét miệng. Người bệnh luôn có cảm giác nóng ở trong người, khó chịu. Ngoài ra, khi chức năng gan suy giảm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Nóng trong người nhiệt miệng do suy yếu hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch trong cơ thể con người suy yếu kéo theo virus, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào cơ thể đốt cháy vùng niêm mạc miệng gây ra nóng trong, các vết loét nhiệt miệng ngày càng tăng.
Do quá trình uống nhiều loại thuốc tây
Sử dụng nhiều loại thuốc tây trong điều trị bệnh cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nóng ở trong người. Tác dụng phụ của thuốc tây thường gây sinh nhiệt trong cơ thể gây khô, nhiệt miệng.
Ngoài những nguyên nhân trên, nóng trong người gây nhiệt miệng còn có thể xảy ra do các nguyên nhân người bệnh uống quá ít nước, do nội tiết tố, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, thời tiết nóng bức đòi hỏi hô hấp nhiều hơn dẫn đến sinh nhiệt trong người.
Tình trạng nóng trong không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh gặp khó khăn khi ăn khiến cơ thể gián không cung cấp đủ chất dinh dưỡng có thể gây nên suy dinh dưỡng. Vì thế, việc điều trị, giải nhiệt miệng và giảm nóng ở trong cơ thể là hết sức quan trọng.
Nóng trong người và cách giải nhiệt miệng
Giảm chứng nhiệt miệng tại nhà
Để điều trị tình trạng này, người bệnh cần điều trị nguyên căn gây bệnh bằng các phương pháp thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, một số cách giải nhiệt miệng dưới đây sẽ giúp hỗ trợ tình trạng bệnh hiệu quả, giảm đau và khó chịu đơn giản tại nhà cho người bệnh.
- Sử dụng nước muối
Tuy nước muối có thể gây rát khi bạn đang bị nhiệt, loét miệng nhưng nước muối giúp làm khô vết loét và trị viêm nhanh hơn. Bạn có thể hòa tan 10g muối với 460ml nước ấm và dùng để súc miệng trong khoảng 30 giây sau đó nhổ ra. Súc miệng nhiều lần trong ngày để làm sạch miệng, điều trị nhiệt miệng.
Xem thêm: Nóng trong người trễ kinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt, sinh sản?
- Dùng baking soda chữa nhiệt miệng
Baking soda có tác dụng cân bằng độ pH, giảm viêm loét do nóng trong người nhiệt miệng gây ra hiệu quả. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách hòa tan 10g baking soda với 460ml nước nóng và súc miệng trong 30 giây sau đó nhổ ra. Súc miệng ngày 2-3 lần để giảm chứng nhiệt miệng hiệu quả.
- Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt nên giúp các vết nhiệt miệng bớt sưng đỏ, bớt đau hiệu quả. Bạn có thể thực hiện phương pháp chữa bệnh đơn giản bằng cách thoa mật ong trực tiếp lên vết nhiệt miệng nhiều lần trong ngày để chữa lành vết thương tốt.
- Dầu dừa chữa nóng trong người gây nhiệt miệng
Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn tốt, chữa nhiệt miệng do vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, dầu dừa cũng giúp làm lành vết thương, chống viêm tốt.
Bạn có thể dùng dầu dừa thoa lượng vừa đủ lên khu vực miệng bị nhiệt nhiều lần mỗi ngày giúp khu vực nhiệt nhanh lành.
Sử dụng dầu dừa đều đặn hằng ngày giúp người bệnh nhanh chóng giảm được các triệu chưng viêm do tình trạng nhiệt miệng gây ra. Không nhưng thế các vết thương sẽ màu lành giúp cải thiện hiệu quả bệnh chỉ sau vài ngày điều trị.
Giảm nóng trong người nhiệt miệng
Để trị trình trạng này, người bệnh cần thanh nhiệt, giải nhiệt cơ thể và làm mát gan bằng cách sử dụng thuốc tây y, đông y theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các thực phẩm giúp làm mát cơ thể ngay tại nhà. Một số thực phẩm trị nóng trong gây nhiệt miệng bao gồm:
- Bột sắn dây giúp mát gan
Bột sắn dây cũng được đánh giá cao nhờ công dùng thanh nhiệt, mát gan. Thực hiện bằng cách cho bột sắn dây vào pha với nước ấm thêm đường và chanh để dễ uống, rất hữu hiệu trong việc hạ nhiệt mùa hè.
- Nước ép cà rốt thanh lọc cơ thể
Cà rốt chứa nhiều chất giúp thải độc tố trong cơ thể là nguyên nhân gây nóng trong người nhiệt miệng. Bạn nên uống nước ép cà rốt để giúp tác dụng thanh nhiệt được tốt nhất. Mỗi ngày bạn hãy uống 1-2 ly nước ép vừa đẹp da lại tốt cho gan, giảm cân hiệu quả.
- Chanh giúp giảm nóng trong
Trong chanh có lượng lớn vitamin C giúp chuyển hóa độc tố trong cơ thể thành nước và dễ dàng loại bỏ chất thải này ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chanh còn giúp làm mát, thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Bạn hãy uống nước chanh pha đường để tốt cho cơ thể, giảm chứng nóng trong.
- Bí đao giảm nóng trong người gây nhiệt miệng
Bí đao giúp giải khát, thanh nhiệt cơ thể tốt, giảm tình trạng miệng khô, cơ thể căng thẳng. Bạn có thể uống nước ép bí đao tươi để giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.
- Mướp đắng giúp thanh nhiệt cơ thể
Nếu bạn bị nóng trong, hãy sử dụng mướp đắng để thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm nóng trong tốt. Hãy uống nước ép mướp đắng một cốc mỗi ngày và có thể thêm đường giúp dễ uống.
Nóng trong người nhiệt miệng là những triệu chứng bệnh không nên xem thường, nó có thể báo hiệu những vấn đề bên trong cơ thể. Vì thế, hãy thăm khám và sử dụng thuốc điều trị theo khuyến nghị của bác sĩ.