Tại sao nóng trong người nổi mụn nước, nổi hạch, nổi mề đay rôm sảy? Tuy các loại mụn này đều phát sinh do nhiệt trong cơ thể người bệnh nhưng lại có các cách xử lý khác nhau. Việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp chữa trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Nội dung chính trong bài
Nóng trong người bị nổi mụn nước
Nóng trong gây nổi mụn nước là hiện tượng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở nữ giới. Khi bạn gặp phải sự thay đổi đột ngột của khí hậu, cơ thể sẽ không kịp thích ứng dẫn tới việc phát nhiệt. Một số người có cơ địa bẩm sinh, máu nóng dễ nhiễm độc nên thường đào thải chúng qua da gây nên mụn nước. Ngoài ra, khi người bệnh gặp stress, sinh hoạt không lành mạnh, mang thai,… cũng có thể gặp phải triệu chứng này.
Các nốt mụn rất dễ nhận ra vì chúng khá giống các quả bóng chứa nước được bao bọc bằng lớp da mỏng. Bên trong không hề có mủ, nếu làm vỡ mụn sẽ thấy có chất dịch trong suốt, không có màu vàng như huyết tương.
Một khi nốt mụn bị vỡ, phần dịch thoát ra và lan sang các vùng da bên cạnh làm nhân rộng các hạt mụn. Những hạt mụn này có kích thước chỉ bằng hạt gạo, không mọc thành chùm mà nằm rải rác, tách biệt nhau. Vùng da xung quanh mụn sẽ bị ửng đỏ và gây nên cảm giác ngứa ngáy. Vị trí dễ mọc mụn nước nhất là trong lòng bàn tay và các ngón tay.
Mụn nước do nóng trong người lành tính, số lượng ít. Thêm vào đó mụn không để lại sẹo, không gây nên bất kỳ triệu chứng nào ngoài ngứa ngáy trên da. Thông thường, bạn sẽ gặp phải dấu hiệu này khi còn nhỏ, qua 20 tuổi bệnh sẽ tự biến mất. Cách xử lý triệu chứng này rất đơn giản, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Tắm rửa thật sạch cơ thể, tránh tiếp xúc với môi trường ẩm mốc.
- Uống thật nhiều nước.
- Ăn nhiều rau xanh.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Không ăn các loại thức ăn quá cay nóng hoặc quá mặn.
- Người bệnh bị nóng trong người nổi mụn nước nên bổ sung thêm dầu omega 3 từ cá biển hoặc uống viên mắt cá.
Nếu nguyên nhân mụn nước mọc lên là do nhiễm vi rút, vi khuẩn thì chắc chắn bạn sẽ cần dùng thuốc đặc trị. Vì vậy khi thấy mật độ mụn nhiều, càng ngày càng lan rộng thì bạn cần đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì.
Nóng trong người nổi hạch
Nổi hạch là hiện tượng một vị trí bất kỳ trong cơ thể bị nổi lên một cục lồi. Cục lồi này không phải là mụn, vùng da bao bọc xung quanh không thay đổi màu sắc, không có một vết xước hở nào nên được gọi là hạch. Cục hạch này rất dễ nhận biết vì chúng lồi lên khỏi bề mặt da.
Kích cỡ của hạch có thể bằng đầu ngón tay út hoặc bằng đầu ngón tay cái. Vị trí thường mọc hạch trên người là ở vùng cổ dưới quai hàm hoặc vùng cổ gần cột sống. Khi dùng tay ấn vào bạn sẽ có cảm giác hơi đau. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, chảy nhiều mồ hôi về đêm.
Nổi hạch khi bị nóng trong có thể là do viêm da hoặc do tích tụ độc tố trong cơ thể. Lượng độc tố này sản sinh do cơ thể bị nóng hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, hiện tượng nóng trong người nổi hạch rất ít khi xảy ra.
Xem thêm: Nóng trong người nhiệt miệng và cách giải nhiệt miệng nhanh
Thay vào đó, bạn có thể mắc một số loại bệnh khác như nhiễm trùng máu, lupus ban đỏ, sở, nhiễm vi khuẩn, vi rút, lao phổi, viêm khớp,…. Các loại bệnh trên khá nguy hiểm, có thể lan rộng và gây nên nhiều biến chứng. Vì vậy, khi thấy bị nổi hạch bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Nếu nổi hạch do nóng trong, cách điều trị sẽ rất dễ dàng. Bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng các cách sau:
- Nếu tình trạng nóng trong người nổi hạch phát triển trong thời gian dài thì sẽ cần uống thuốc đặc trị. Các loại thuốc này có thể gồm thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm,…
- Bạn cần bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả, bổ sung nhiều vitamin từ trái cây.
- Bạn cần uống nhiều nước, tối thiểu 2-2,5 lít nước/ ngày.
- Làm mát cơ thể bằng cách tác động từ bên ngoài như tắm nước mát, dùng máy điều hoà, đi bơi,….
- Bạn nên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, khô thoáng, phơi quần áo ngoài nắng ráo để diệt sạch vi khuẩn trước khi mặc.
- Xúc miệng thường xuyên bằng nước muối.
Nóng trong người nổi mề đay, rôm sảy
Mề đay, rôm sảy là hiện tượng thường gặp nhất khi thời tiết nắng nóng. Vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 7 là thời gian nóng nhất trong năm. Nhiệt độ đột ngột thay đổi, buổi trưa trời sẽ nóng rát làm phá huỷ lớp tế bào bên ngoài bảo vệ da.
Mề đay, rôm sảy xuất hiện khi lớp sừng mỏng trên da bị chết đi khiến cho da dễ bị viêm, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập.
Nóng trong người nổi mề đay có biểu hiện nổi ngứa trên da, các vùng bị ngứa sẽ phồng rộp lên. Triệu chứng này giống như vết muỗi chích bị sưng lồi lên khỏi bề mặt da, nhưng vết sưng của mề đay to hơn. Người bệnh gãi đến đâu, vết ngứa sẽ lan rộng và sưng theo đến đó.
Rôm sảy cũng gây ngứa ngáy, khó chịu giống mề đay, nhưng hình dáng khác hoàn toàn. Người bệnh sẽ bị ửng đỏ nhiều mảng da lớn bé rải rác khắp cơ thể, nhưng không bị sưng.
Chỉ có những vùng bị đỏ nhất mới nổi mụn bọc. Mụn của rôm sảy mọc ngẫu nhiên chứ không hề có mật độ mụn đều. Nếu gãi làm bể nhân mụn thì bệnh sẽ dễ dàng lan ra khắp người. Tình trạng nóng trong người nổi mụn nước, nổi mề đay ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh nếu không được điều trị dứt điểm,
Cả 2 loại bệnh trên thường dễ gặp phải ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là vì các bé thể trạng còn rất yếu, cơ thể dễ bị biến nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường cao, người bé sẽ bị nóng lên, cơ thể có phải xạ đẩy các độc tố lên da. Thêm vào đó, nếu phụ huynh giữ bé trong môi trường nóng, dễ chảy mồ hôi, ẩm thấp, ít tắm,… sẽ làm bệnh càng dễ xuất hiện. Một số trường hợp khác là do bệnh bẩm sinh, dị ứng,….
Cách xử lý trường hợp này như sau:
- Bị nóng trong người mổi mề đay tuyệt đối không tiếp xúc với môi trường ẩm thấp.
- Thường xuyên tắm rửa cơ thể, lau thật khô da trước khi mặc đồ.
- Quần áo phải được phơi thật khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Bổ sung thêm nhiều chất xơ từ các loại rau, củ, quả.
- Uống thật nhiều nước.
- Không ăn các thức ăn quá cay hoặc quá chua.
- Thường xuyên dùng phấn rôm để bôi lên vùng da bị chảy mồ hôi.
Trên đây là các thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp vấn đề “Tại sao nóng trong người nổi mụn nước, nổi hạch, nổi mề đay rôm sảy?”. Nếu mụn mọc ít, bạn có thể tiến hành chữa trị tại nhà. Với trường hợp đặc biệt, mụn mọc quá nhiều thì bạn nên đến bác sĩ để được điều trị để đảm bảo an toàn.