Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, không nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người. Sở dĩ tình trạng này có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính trong bài
Rối loạn tiêu hóa, đường ruột yếu nên ăn gì?
Rối loạn hệ tiêu hóa là bệnh lý gây ra do quá trình co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây ra triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.
Tình trạng này xảy ra ở mọi đối tượng, từ người già cho đến trẻ nhỏ, gây ra không ít phiền toái tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Rối loạn hệ tiêu hóa là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất và chế độ ăn uống liên quan trực tiếp sự hình thành và diễn tiến của bệnh. Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Chế độ ăn uống hằng ngày chính là yếu tố giúp đẩy lùi căn bệnh này. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa bạn cần tích cực bổ sung:
Rối loạn tiêu hóa nên ăn hoa quả gì?
- Chuối: Trong quả chuối chứa rất nhiều kali và các chất điện giải nên rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Dứa: Quả dứa chứa nhiều chất xơ đem lại công dụng giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi…
- Bơ: Thành phần quả bơ chứa chất béo không hòa tan, chất xơ và vitamin A rất cao, cần thiết cho hệ niêm mạc của đường ruột.
- Cam thảo: cam thảo có tác dụng làm giảm các triệu chứng của rối loạn đường tiêu hóa như khó tiêu, ợ nóng, trào ngược.
- Đu đủ: Đây là một trong những loại trái cây có hàm lương enzyme tiêu hóa cao giúp giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn rau gì?
- Thực phẩm giàu chất xơ: như đậu đỏ, khoai lang, các loại ngũ cốc, nước dừa, các loại rau củ, trái cây mọng nước… Bởi chất xơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.
- Rau thì là: do có hàm lượng chất xơ cao có tác dụng giúp điều trị bệnh táo bón, giúp các có trong đường tiêu hóa thư giãn, đồng thời giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa, chướng bụng đầy hơi rất tốt.
Ngoài những loại thực phẩm ở trên người bị rối loạn tiêu hóa cũng nên cung cấp cho cơ thế một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác như:
- Các loại thịt trắng như thịt gà, thịt lợn, thịt vịt… có khả năng cải thiện triệu chứng khó chịu, đầy hơi, phục hồi niêm mạc đường ruột, chống lại vi khuẩn gây bệnh. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Các loại thịt trắng giúp hỗ trợ đường ruột hiệu quả.
- Mật ong: kích thích tiêu hóa, đặc biệt khi kết hợp với nghệ lại có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
- Sữa chua: sữa chua có chứa các vi khuẩn Probiotics đem lại nhiều lợi ích cho đường ruột như hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Sữa chua là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Gừng: củ gừng có tính nóng, kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Từ đó khắc phục các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn.
Bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Khi hệ tiêu hóa có dấu hiệu rối loạn, hệ đường ruột của người bệnh rất nhạy cảm. Thậm chí có những món ăn bình thường ăn rất ngon miệng nhưng đối với lúc bị bệnh thì lại là cực hình khi gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tùy vào từng thể trạng, từng triệu chứng của bệnh khác nhau mà chế độ ăn kiêng cũng rất đa dạng.
Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, trẻ sơ sinh: Chẩn đoán và cách xử lý
Ngoài việc rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì những thực phẩm mà người bệnh cũng cần phải tránh như: Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán… là tác nhân khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ, gây đầy bụng, khó tiêu.
- Đồ ăn nhanh, đồ uống đóng hộp: những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều đường, muối, cùng một lượng lớn chất bảo quản không tốt cho đường tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Việc ăn những loại đồ ăn nhanh có ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hóa nên mọi người cần phải chú ý hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
- Hải sản: Thành phần hải sản rất giàu chất đạm, nếu nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ rất khó tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải.
- Các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê… đây là những chất có hại cho hệ tiêu hóa và gây nhiều bệnh về đường tiêu hóa khác như: viêm loét dạ dày, tá tràng, các bệnh về đại tràng…
- Thức ăn cay nóng không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Khi ăn các món ăn cay, nóng thì miệng, dạ dày và ruột sẽ là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên gây cảm giác nóng, rát vùng dạ dày.
- Đồ uống có ga như coca, pepsi… không hề tốt cho hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, ợ hơi…
- Thực phẩm sống hoặc tái như món nộm, rau sống, gỏi… chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì? Những đồ sống, tái nên hạn chế sử dụng vì đây là những thực phẩm không được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng thường xuyên.
- Thực phẩm chứa nhiều đường sẽ gây ra áp lực cho hoạt động tiêu hóa, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Hạn chế ăn những đồ ăn không rõ nguồn gốc: trên thị trường có rất nhiều thực phẩm bẩn, đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh… Do đó, mỗi người cần tự ý thức bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa từ môi trường.
- Những người bị tiêu chảy thì nên kiêng uống sữa và ăn các thực phẩm làm từ sữa.
Chú ý khi ăn uống với người rối loạn tiêu hóa
Ngoài việc người bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng ăn gì thì người bệnh cũng cần tuân thủ một số quy tắc nhất định để kiểm soát tốt tình trạng bệnh như:
- Đảm bảo lựa chọn nguồn thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàng ngày đầu sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Nên ngâm các loại rau sống, rau củ, trái cây trong nước muối loãng trước khi chế biến.
- Ăn chậm, nhai thật kỹ để đảm bảo lượng thức ăn tiêu thụ vào cơ thể đều được xử lý.
- Ăn chín, uống sôi, vệ sinh thường xuyên các dụng cụ bếp núc. Tuyệt đối không để dụng cụ chứa đồ sống gần với đồ đã nấu chín.
- Hạn chế ăn thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến sẵn vì không xác định được nguồn gốc và chất lượng. Vì đây là những thực phẩm không tốt cho người bệnh rối loạn tiêu hóa.
- Rửa chân tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Bảo quản thức ăn đã nấu chín cẩn thận, tuyệt đối không sử dụng thức ăn ôi thiu.
- Ăn uống điều độ, không bỏ bữa.
- Bên cạnh đó, người bị rối loạn hệ tiêu hóa cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt khoa học bằng cách:
- Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Không nên vận động mạnh, không ngủ luôn sau khi ăn no, không để cơ thể quá đói.
Trên đây là tất cả những kiến thức xoay quanh vấn đề người bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng ăn gì? Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng tới chế độ sinh hoạt. Do đó, mỗi người cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng bệnh.