Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vì thế, phụ huynh cần tìm hiểu các thông tin về bệnh để điều trị kịp thời.
Nội dung chính trong bài
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh non nớt nên rất dễ mắc các bệnh gây rối loạn đường tiêu hóa. Chứng rối loạn các chức năng tiêu hóa ở trẻ sơ sinh không chỉ làm bé chậm lớn mà nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, vì thế cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để phát hiện bệnh kịp thời.
Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, trẻ sơ sinh như trẻ bú quá no, bú sai tư thế, các cữ bú quá gần nhau, núm vú quá to hoặc trẻ không quen loại sữa mới hoặc trẻ gặp các bệnh bẩm sinh như teo thực quản, teo tắc ruột, phình đại tràng bẩm sinh…

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh gồm:
- Tiêu chảy: Triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng thậm chí tử vong do mất nước, mất muối kéo dài. Biểu hiện của triệu chứng này là việc trẻ thường xuyên đi phân lỏng (tần suất hơn 3 lần/ ngày) trong nhiều ngày. Thêm vào đó, cha mẹ quan sát thấy các biểu hiện uể oải, mệt mỏi, bỏ bú, hay bị nôn trớ, quấy khóc, sốt, chướng bụng, phân có chất nhầy…
- Nôn trớ: Biểu hiện thường gặp khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa. Lúc này sữa, thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày ra ngoài cơ thể qua đường miệng. Ngoài nôn trớ do rối loạn đương tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, hiện tượng này còn có thể do các bệnh như teo thực quản, tắc đường ruột, đại tràng phình bẩm sinh…
- Táo bón: Táo bón khiến trẻ vài ba ngày mới đi vệ sinh một lần đồng thời lúc này phân khô rắn, bụng trẻ phình cứng, khó khăn đi vệ sinh. Do táo bón kiến trẻ đau bụng, quấy khóc, biếng ăn…
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Bệnh này ở trẻ em có thể do trẻ gặp các bệnh như:
- Viêm đại tràng
- Táo bón
- Bệnh Crohn
- Viêm thực quản
- Dị ứng thực phẩm
- Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
- Bệnh túi mật
- Xuất huyết dạ dày
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Bệnh Hirschsprung (phình đại tràng bẩm sinh)
- Hội chứng ruột kích thích
- Bệnh viêm ruột
- Bệnh gan
- Loét dạ dày
- Hội chứng ruột ngắn
- Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể gây ra:
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Nôn
- Tiêu chảy (dấu hiệu phổ biến nhất)
- Táo bón
- Bụng sưng cứng
- Chảy máu khi đi vệ sinh
- Chán ăn
- Đi ngoài ra máu

Trong các triệu chứng trên, đau bụng, táo bón được xem là hai biểu hiện thường gặp nhất của bệnh khiến trẻ khó chịu, thường xuyên đi vệ sinh.
Hãy theo dõi trẻ, nếu có những triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa, thông báo ngay cho bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ được tìm thấy như thế nào?
Các bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán vấn đề tiêu hóa như:
- Nội soi đại tràng
- Nội soi GI trên
- Nội soi viên nang
- Siêu âm
- Soi đại tràng sigma linh hoạt
- Sinh thiết
- Xét nghiệm máu
- Chụp CT
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau như: tư vấn dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn uống, thuốc, phẫu thuật…
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ phải làm sao?
Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh:
- Tiếp tục cho trẻ bú, tăng số lần bú trong ngày. Lưu ý các cữ bú không quá gần nhau, cho trẻ bú đúng tư thế, không cho trẻ bú quá no
- Người mẹ bị táo bón khi nuôi con bằng sữa mẹ cần điều chỉnh kịp thời chế độ ăn. Hạn chế ăn đồ khô cứng, đồ cay nóng, những đồ ăn lạ gây táo bón
- Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ, cần đưa trẻ đến các chuyên khoa y tế để khám bệnh, tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ:
- Chú trọng việc bù nước, điện giải cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn
- Chú ý chế độ ăn, tăng cường ăn các loại rau xanh và quả chín có tính chất nhuận tràng như khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi…
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ như chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung men vi sinh cho trẻ
- Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ
- Tăng cường vận động cho trẻ, massage bụng thường xuyên
- Thực hiện các phương pháp xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn: chẩn đoán & biện pháp can thiệp

Lưu ý dành cho cha mẹ khi con bị rối loạn tiêu hóa
- Trong 6 tháng đầu đời cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Trao đổi với nhân viên y tế về loại sữa thay thế khi sữa mẹ không đủ hoặc không có
- Chú ý trong việc bổ sung thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ đảm bảo đa dạng và giàu vitamin, khoáng chất, các thực phẩm cần đảm bảo an toàn, không chứa thành phần lạ.
- Ăn chín, uống sôi tránh thực phẩm tươi sống
- Giữ gìn vệ sinh thân thể trẻ, chú ý vệ sinh môi trường xung quanh. Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
- Không tự ý dùng thuốc để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và trẻ sơ sinh mà không có sự chỉ định của các chuyên viên y tế.
- Chú ý tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tránh các bệnh nguy hiểm.
- Tùy từng nguyên nhân khác nhau các bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị bệnh phù hợp cho trẻ. Vì thế cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, trẻ sơ sinh là báo hiệu một vấn đề sức khỏe của trẻ về hệ thống tiêu hóa. Vì thế, cha mẹ không nên chủ quan, cần theo dõi để có phương pháp điều chỉnh, chữa trị hiệu quả.