Viêm phổi nên ăn gì, ăn hoa quả gì và kiêng ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.Bên cạnh việc điều trị và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống cũng là yếu tố góp phần quan trọng cho quá trình hồi phục.
Nội dung chính trong bài
Viêm phổi nên ăn gì?
Phổi bị viêm là hiện tượng nhiễm trùng, viêm nhiễm túi khí ở một hoặc hai lá phổi khiến các túi khí chứa đầy dịch và mủ. Một số triệu chứng điển hình của người bệnh bao gồm: Cảm lạnh, sốt cao, đau ngực, ho, khó thở, mệt mỏi, sút cân, buồn nôn.
Việc điều trị bệnh có nhiều cách. Tuy nhiên, xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố mang tính quan trọng và lâu dài với người bệnh để hạn chế biến chứng, khôi phục chức năng phổi, phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp, tăng miễn dịch cơ thể. Vậy khi bị bệnh lý này nên ăn gì? (tìm hiểu thêm viêm phổi là gì)
Có 04 nhóm thực phẩm tiêu biểu và cần thiết dành cho người gặp vấn đề phổi bị viêm, đó là:
- Bổ sung nhóm thức ăn giàu protein: Thực phẩm giàu đạm có lợi cho người bệnh trong việc sửa chữa và tái cấu trúc tế bào niêm mạc phổi, cung cấp nguồn năng lượng, tăng cường miễn dịch. Nên chọn thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa và nhiều omega-3 như đậu hạt, cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt trắng,…
- Bị viêm phổi nên ăn ngũ cốc nguyên hạt: Đây là nhóm thực phẩm giàu hàm lượng carbohydrate, vitamin B1, khoáng chất selenium có tác dụng sản sinh năng lượng, kiểm soát thân nhiệt, tăng sức đề kháng, đẩy lùi ung thư. Trong đó, các loại ngũ cốc dinh dưỡng như lúa mạch, yến mạch, gạo lức, bắp rang,…là sản phẩm người bệnh nên lựa chọn.
- Người viêm phổi cần ăn nhiều rau củ xanh và trái cây: Nhóm thực phẩm này là nguồn cung cấp các loại vitamin A, C, E, kẽm, selenium, chất xơ và lượng nước đáng kể giúp chống oxy hóa, tăng chuyển hóa năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, làm lành vết thương. Các loại rau quả điển hình như: rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, rau diếp cá và trái cây nhiều vitamin C.
- Nhóm thực phẩm khác: Trong khi gừng, nghệ, tỏi, mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao giúp sát trùng đường hô hấp, loại bỏ dịch nhầy bít tắc đường thở, tiêu diệt vi khuẩn thì sữa chua lại chứa các men vi sinh ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh phổi.
Viêm phổi nên ăn hoa quả gì?
1. Bổ sung nhóm hoa quả giàu vitamin C
Vitamin C là chất có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, bưởi, kiwi, ổi, dứa, xoài, dâu tây, dưa hấu, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh,…Nhờ tác dụng làm tăng khả năng sản sinh bạch cầu trong máu nên khi ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ giúp tăng độ “miễn nhiễm” trước các tác nhân “gây hấn”, ngăn ngừa xơ hóa, chống nhiễm trùng và giảm viêm các vết thương ở phổi.
2. Tăng cường tiêu thụ nhóm hoa quả giàu carotene
Carotene là chất có nhiều trong các loại hoa quả màu cam hoặc đỏ như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, gấc, cà chua đỏ,…Khi người bệnh dung nạp thực phẩm này, cơ thể sẽ chuyển hóa beta carotene thành vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc phổi, chống oxy hóa, tăng đề kháng trước các bệnh đường hô hấp.
3. Bị viêm phổi nên ăn hoa quả mọng nước
Một số loại hoa quả sẫm màu và mọng nước như mâm xôi, việt quất, nho, dâu, lựu,…rất dồi dào hợp chất lutein, zeaxanthin, flavonoid, carotenoid. Nhờ đó chúng trở thành thực phẩm “thần thánh” trong việc làm chậm sự “lão hóa” của tế bào, chống oxy hóa, tiêu diệt mầm bệnh gây nhiễm trùng phổi, giảm hen suyễn.
4. Bổ sung nhiều hoa quả chứa magie
Ta có thể hấp thu khoáng chất magie tự nhiên bằng cách ăn nhiều chuối, bơ, các loại quả khô,…để cải thiện tình trạng sức khỏe của lá phổi. Do magie hỗ trợ làm tăng dung tích phổi để “thu nạp” lượng không khí nhiều hơn. Khi phổi “nở ra” thì quá trình hô hấp dễ dàng, giảm thiểu các cơn hen suyễn.
5. Người viêm phổi nên ăn hoa quả nhiều folate
Tình trạng phổi viêm nặng có thể dẫn đến xơ hóa và ung thư phổi. Để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân nên ăn các loại củ quả như măng tây, đậu lăng, củ cải,…do chúng chứa nhiều folate (vitamin B9) là chất “đối kháng” của ung thư phổi.
Xem thêm >> Phác đồ điều trị viêm phổi 2017, 2018 của Bộ Y Tế
Mỗi ngày, người bệnh nên tiêu thụ từ 300 – 400g hoa quả tươi theo hình thức ăn sống, trộn salad để hạn chế sự “thất thoát” của hàm lượng vitamin. Riêng với người bệnh mệt mỏi, biếng ăn thì chế biến theo cách xay sinh tố, ép lấy nước uống hoặc nấu súp.
Viêm phổi kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm người bệnh nên dùng, còn có các loại thức ăn nằm trong diện khuyến cáo như sau:
- Tránh ăn đồ dầu mỡ: Các thức ăn chế biến chiên, xào có chứa nhiều dầu mỡ không những gây bất lợi cho người bị tim mạch, máu nhiễm mỡ, cholesterol cao mà còn là “kẻ thù” của viêm ở phổi. Do chúng có chứa chất béo bão hòa làm đờm dễ đông đặc, sinh đờm nhiều, làm tắc nghẽn đường hô hấp.
- Bị viêm phổi kiêng ăn đồ gây đầy hơi (pizza, hamburger,…): Thức uống có gas hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ là nguyên nhân làm “ắc tắc” hơi gây áp lực lên các cơ hoành, gây khó thở hơn và nguy hiểm cho người bệnh.
- Nói “không” với đồ ăn nhiều nitrat: Các thực phẩm chứa lượng lớn nitrat như đồ đóng hộp, đồ ăn sẵn, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,…gây ra các đợt viêm cấp và làm trầm trọng hơn những triệu chứng bệnh khiến người bệnh dễ nhập viện.
- Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng nên kiêng dùng: Bệnh nhân viêm phổi rất mẫn cảm với đồ lạnh vì điều này làm họ bị ho nhiều hơn, khiến niêm mạc phổi khó lành. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên ăn thức ăn quá nóng.
- Kiêng ăn thực phẩm có vị tanh (như tôm, cua, cá,..): Trong hải sản tanh có chứa các chất kích thích niêm mạc vùng họng và phế quản gây ra hiện tượng ho nhiều hơn, làm chậm đi quá trình hồi phục của phổi.
- Tránh xa lạc, vừng, đồ ngọt (như kẹo, bánh quy,..): Các sản phẩm này là tác nhân làm tăng tiết dịch ở phổi, tạo ra đờm đặc gây tắc nghẽn đường thở.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng được khuyến cáo tránh xa các loại chất kích thích, bia, rượu, cà phê, thuốc lá nếu không muốn tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí là ung thư phổi. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học thì người bệnhcần kết hợp việc luyện tập thể dục mỗi ngày để quá trình chữa trị đạt tiến triển tốt.
Viêm phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì là kiến thức sức khỏe hữu ích mọi người cần biết, nhất là khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây bệnh về phổi đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin cần thiết cho mọi người!