Chụp X-quang thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ là phương pháp khá phổ biến giúp bác sĩ có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó tìm ra cách điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ đưa tới những thông tin và hình ảnh liên quan đến kỹ thuật này để mọi người cùng tham khảo.
Nội dung chính trong bài
X-quang thoái hóa cột sống thắt lưng
Tình trạng vùng cột sống lưng gặp vấn đề do thường xuyên phải chịu các áp lực nặng khiến người bệnh đau nhức, đồng thời các hoạt động sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong số nhiều phương pháp, kỹ thuật chụp X- quang thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ giúp bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán được ra bệnh với độ chuẩn xác tương đối cao.
Kỹ thuật này có nghĩa là sử dụng các tia X để chiếu, từ đó tạo ra những hình ảnh của cấu trúc xương khớp phía trong cơ thể. Theo đó, dựa vào tình trạng bệnh, vị trí bị đau… mà chụp X-quang khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ bao gồm 2 kiểu chụp chủ yếu sau đây:
- X-quang hướng nghiêng, theo đường thẳng đứng hoặc 2 bên trái phải của cột sống, đốt sống cụt: Thường dùng để phát hiện nhanh chóng triệu chứng thoái hóa.
- X-quang hướng nghiêng khoảng 45 độ vùng cột sống: Phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán được hiện tượng động mạch có bị chèn ép hay không.
Thông thường, hình ảnh X-quang thoái hóa cột sống thắt lưng của người bệnh sẽ có những dấu hiệu bao gồm:
- Vị trí cột sống bị vẹo, trượt hoặc cong bất thường.
- Thấy có hiện tượng kích thước của mỗi đốt sống nhỏ, thấp hơn thông thường.
- Phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra khỏi bao xơ, hẹp đĩa đệm.
- Tình trạng khô cứng các xương ở dưới sụn, bề mặt của xương dày đặc.
- Gai xương cột sống, thường phát triển xung quanh hoặc thậm chí là vươn ra ngoài vùng này.
Lý do mà X-quang thoái hóa cột sống lại phổ biến hơn so với việc áp dụng chụp MRI, chụp CT có thể giải thích như sau:
- Giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán thoái hóa với mức độ chuẩn xác khá cao, đồng thời phát hiện cả những tình trạng bất thường khác trên cột sống thắt lưng.
- Thời gian chiếu chụp nhanh chóng, chi phí thực hiện chỉ vào khoảng dưới 200.000đ/lần.
- Tia X được sử dụng chỉ có tỉ lệ bức xạ ở mức rất ít, do đó khá an toàn đối với người bệnh.
- X-quang có thể chụp với các tư thế ở nhiều hướng khác nhau, chính vì vậy hình ảnh phản ánh các tổn thương cũng trở nên rõ ràng. Bên cạnh đó, nếu người bệnh không may mắc phải một vấn đề nào đó ở xung quanh cột sống như bụng, dạ dày, ruột… cũng sẽ được thể hiện trên phim chụp.
X-quang thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài vị trí thắt lưng, chụp X-quang thoái hóa cột sống cổ cũng được áp dụng rất nhiều. Đây là bệnh lý đã không còn xa lạ gây nên tình trạng tê đau, nhức mỏi, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới chứng teo cơ hoặc nguy hiểm nhất là liệt cổ.
Về cơ bản, kỹ thuật này cũng không có nhiều khác biệt so với X-quang vùng lưng để nhận biết hiện tượng thoái hóa. Tuy nhiên về kiểu chụp sẽ có thêm 1 cách, đó là người bệnh nằm ngửa giúp dễ dàng chụp được đốt sống C1 và C2 hơn. Cần lưu ý rằng tình trạng thoái hóa có khả năng xảy ra trên tất cả 7 đốt sống vùng cổ.
X-quang thoái hóa cột sống cổ được thể hiện qua các biểu hiện sau:
- Xuất hiện tổn thương ở các vị trí, từ sụn khớp, dây chằng, đĩa liên đốt, màng: Vùng sụn khớp có hiện tượng bị mòn; Dây chằng trở nên giãn, có hiện tượng đóng vôi ngay sát viền đĩa đệm.
- Bên cạnh các khớp hình thành nhiều gai xương.
- Hẹp đốt sống cổ và các lỗ liên hợp.
- Đường cong của cột sống cổ trở nên bất thường.
- Phần đĩa đệm bị lồi ra, đồng thời căng phồng lên. Chiều cao của đĩa đệm giảm sút, xảy ra hiện tượng đặc xương ở dưới sụn.
Hình ảnh X-quang thoái hóa cột sống trên X-quang
Để thực hiện kỹ thuật này, người bệnh nên lựa chọn những địa chỉ, cơ sở lớn và uy tín để phòng ngừa các trường hợp xấu có thể xảy ra. Phương pháp chụp X-quang tuyệt đối không được áp dụng đối với phụ nữ đang mang thai. Bên cạnh đó, người bệnh hãy lưu ý khi chụp chiếu tránh mang những vật dụng bằng kim loại.
Dưới đây là một số hình ảnh thoái hóa cột sống trên X-quang mà bạn đọc có thể tham khảo:
Mặc dù chụp X-quang thoái hóa xương sống lưng và cổ có nhiều ưu điểm, tuy nhiên phương pháp này lại không có khả năng phát hiện ra nguy cơ bị bệnh. Hơn nữa, nhiều người bệnh còn phải sử dụng cả thuốc cản quang nhằm tăng cường chất lượng của hình ảnh, gây ra những ảnh hưởng như: Chóng mặt, buồn nôn, dạ dày co thắt, dị ứng da, sốc phản vệ…
Không chỉ vậy, sau khi được bác sĩ chụp X-quang đưa vào bệnh án thoái hóa cột sống và phác đồ điều trị, ngoài việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn thì người bệnh còn phải thay đổi những thói quen trong lối sống thường ngày:
- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món giàu omega 3, vitamin D, canxi… Tránh các món cay nóng, dầu mỡ, đồ hộp, đồ chế biến sẵn…
- Thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm tùy theo trường hợp thoái hóa lưng hay cổ. Không làm việc nặng, nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, bởi chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh.
- Kết hợp vận động, luyện tập nhẹ nhàng như: Yoga, đi bộ, một số trường hợp có thể cần tới vật lý trị liệu…
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây về kỹ thuật chụp X-quang thoái hóa cột sống sẽ hữu ích đối với người đọc. Ngay khi nhận thấy cơ thể có bất cứ triệu chứng bất thường nào của bệnh, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.